Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết mở bài và một đoạn thân bài cho đề văn: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

8 trả lời
Hỏi chi tiết
26.519
39
6
Trinh Le
03/03/2017 16:07:34
Dàn ý sơ lược

Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả.
- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật.

Thân bài:
- Giới thiệu khái quát cuộc đời, hoàn cảnh của lão Hạc. 
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận về những phẩm chất cao đẹp, đáng quý, tiêu biểu của nhân vật:
+ Lão Hạc - người nông dân hiền lành, chăm chỉ, lam lũ.
+ Lão Hạc — con người nhân hậu, luôn nghĩ cho những người xung quanh.
+ Lão Hạc - người cha hết lòng thương con.
+ Lão Hạc - con người giàu lòng tự trọng.
- Khái quát, nâng cao: Số phận đau khổ của lão Hạc — Số phận đau khổ của những người nông dân Việt Nam trong xã hội phong kiến.

Kết bài:
- Cảm thương trước sô phận đau khổ, cuộc đời bế tắc của những người nông dân trong xã hội cũ.
- Trân trọng, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của họ.

Dàn ý chi tiết

Mở bài:
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những tác phẩm viết về cuộc sống đói nghèo, cơ cực, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ.
- Lão Hạc là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.
- Trong tác phẩm này, Nam Cao đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật lão Hạc — một người nông dân không bị cái đói, cái nghèo làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn...

Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh của lão Hạc:
+ Vợ đã mất, con trai lão vì không đủ tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão sống một mình với con Vàng.
+ Lão ốm đau liên miên rồi mất mùa... Tất cả làm cho cuộc sống của lão ngày càng khó khăn, cùng quẫn.
+ Lão thường sang nhà ông giáo trò chuyện, chia sẻ... để vơi đi nỗi buồn và sự cô đơn.
- Lão Hạc là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ: cả đời lão quen với công việc đồng áng, tuổi đã cao nhưng lão vẫn đi làm thuê, làm mướn để sống cho qua ngày...
- Lão Hạc là một con người có trái tim nhân hậu, luôn nghĩ và sống vì người khác:
+ Lão không cho mình quyền được sở hữu bất cứ cái gì (ba đồng bạc: lão bảo của con trai, lão không tiêu; con chó Vàng cũng là của thằng con trai; mảnh vườn là mồ hôi, công sức của người vợ đã mất...). Lão trân trọng tất cả như những báu vật.
+ Lão yêu con chó Vàng như yêu quý một con người: lão trò chuyện, tâm sự với nó; lão vô cùng ân hận, đau khổ khi lừa bán nó đi... (dẫn chứng, phân tích).
- Lão Hạc là một người cha hết lòng yêu thương con:
+ Lão luôn nhớ con: Thằng con trai có mặt trong mọi cuộc trò chuyện của lão với ông giáo.
+ Lão ân hận, đau xót vì không mang lại hạnh phúc cho con, để nó phải đi đồn điền cao su.
+ Lão chắt chiu, dành dụm vì muốn để tiền cho con.
+ Lão hi sinh sự sống của mình vì con, đế hi vọng con trai lão sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn: lão gửi lại mảnh vườn cho con, lão tự kết thúc cuộc sống của mình (vì không muôn bán mảnh vườn để sống...).
- Lão Hạc là một con người giàu lòng tự trọng:
+ Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.
+ Lão tự vẫn bằng bả chó.
+ Lão gửi ông giáo tiền lo hậu sự.
- Khái quát, nâng cao vấn đề:
+ Cuộc đời của lão Hạc tiêu biểu cho cuộc đời, số phận đau khổ, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ.
+ Câu chuyện về cuộc đời của lão Hạc cho độc giả hiểu thêm về sự mục nát của xã hội phong kiến đương thời, xã hội ấy đã không thể mang lại một cuộc sống bình thường với những mong ước giản dị cho con người.

Kết bài:
- Cảm thông cho số phận đau khổ của lão Hạc nói riêng và những người nông dân nói chung trong xã hội cũ.
- Càng trân trọng hơn những vẻ đẹp tỏa sáng của những con người bình dị “thà chết trong còn hơn sông đục”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
35
19
Trinh Le
03/03/2017 16:10:08
"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.   Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.   Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.   Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
21
8
Trinh Le
03/03/2017 16:12:56
A.Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

B. Thân bài:
I. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Xuất hiện lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” năm 1943, “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bèo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, đồng thời hiểu được sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.

II. Tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng:
- Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng.

1. Lão Hạc:
- Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.

2. Con trai lão Hạc:
- Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn, anh con trai phẫn chí bỏ làng đi đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về” vì “Sống khổ, sống sở ở cái làng này nhục lắm!”. Nhưng, cái nơi anh đến lại là địa ngục trần gian: “Cao su đi dễ khó về/Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Nghèo đói, đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

3. Ông giáo:
- Ông giáo – con người nhiều chữ nghĩa ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về, quần áo bán gần hết, chỉ còn lại một va-li sách. Nếu lão Hạc yêu quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo yêu quí những quyền sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. “Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Quý sách là vậy mà ông giáo cứ phải bán sách dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 5 quyển với lời nguyền: “dù có phải chết cũng không bán”. Thế rồi, như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiệt lị gần kiệt sức, ông giáo phải bán nốt đi 5 quyển sách – gia tài cuối cùng của người trí thức nghèo. “Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?” Lời than ấy kêu lên nghe thật não ruột, thể hiện một nhân cách cao đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, dám hi sinh vì cuộc sống!
=> Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân,truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói. Họ sống trong đói nghèo và bị cái đói nghèo đe dọa.

II. Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân:
- Ý chuyển đoạn:
Đọc truyện “Lão Hạc” ta bắt gặp bao con người, bao số phân, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau lũy tre làng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa yêu thương.

1. Nhân vật Lão Hạc:
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.

a, Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
- Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường  khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

b, Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

c, Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

2. Nhân vật ông giáo:
- Bên cạnh lão Hạc, nhân vật ông giáo đã để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội. Không rõ họ tên là gì, nhưng hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận,người ta kiêng nể”. Ông giáo là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ. San sẻ nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên… Có lúc là điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang… Ông giáo đã đồng cảm, sẻ chia với lão Hạc với tất cả tình người. Ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ lão Hạc khi biết lão đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai,ăn củ ráy… trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói. Cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp làm sao! Ông giáo nghèo mà đức độ, là người để lão Hạc “chọn mặt gửi vàng”. Trước khi tìm đến với cái chết, lão Hạc đã tin cậy nhờ vả ông giáo :trông nom mảnh vườn cho con trai, cầm giúp 30 đồng bạc phòng khi lão chết “gọi là của lão có tí chút”… Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo xót xa, khe khẽ cất lời than khóc trước vong linh người láng giếng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Lời hứa của ông giáo và những giọt lệ xót xa là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, đáng trọng. Ông giáo đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia xẻ, sự đồng cảm, niềm tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp. Nhất là trong một xã hội mà vì nghèo khổ quá người ta nghi ngờ nhau, không thể đến được với nhau, không tin vào sự tốt đẹp của nhau.

III. Sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội phong kiến đương thời:
-Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác.

IV. Ý kiến đánh giá, bình luận:
-Truyện ngắn “Lão Hạc” đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn bày tỏ sự cảm thông với tình cảnh thống khổ của người nông dân và ca ngợi những phẩm chất quý báu ở họ; tố cáo, lên án xã hội cũ đã đẩy con người vào bi kịch đói khổ, bị tha hóa biến chất. Qua cái nhìn của ông giáo, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề về “đôi mắt” : “Than ôi!Nếu những người ở xung quanh, ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, toàn những lí do để ta không thương và không bao giờ ta thương”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất rõ nét được thể hiện qua những hành động, lời nói, nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Đặc biệt, để ông giáo vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa đan xen bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về lão Hạc, về người vợ, về chính bản thân mình, tác giả đã tạo nên chất triết lí sâu sắc cho tác phẩm – một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Cao.

C. Kết bài
- Những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.
8
7
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
03/03/2017 16:20:09
​A.Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

B. Thân bài:
​I. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Xuất hiện lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” năm 1943, “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bèo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, đồng thời hiểu được sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.

II. Tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng:
- Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng.

1. Lão Hạc:
- Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.

2. Con trai lão Hạc:
- Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn, anh con trai phẫn chí bỏ làng đi đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về” vì “Sống khổ, sống sở ở cái làng này nhục lắm!”. Nhưng, cái nơi anh đến lại là địa ngục trần gian: “Cao su đi dễ khó về/Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Nghèo đói, đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

3. Ông giáo:
- Ông giáo – con người nhiều chữ nghĩa ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về, quần áo bán gần hết, chỉ còn lại một va-li sách. Nếu lão Hạc yêu quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo yêu quí những quyền sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. “Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Quý sách là vậy mà ông giáo cứ phải bán sách dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 5 quyển với lời nguyền: “dù có phải chết cũng không bán”. Thế rồi, như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiệt lị gần kiệt sức, ông giáo phải bán nốt đi 5 quyển sách – gia tài cuối cùng của người trí thức nghèo. “Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?” Lời than ấy kêu lên nghe thật não ruột, thể hiện một nhân cách cao đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, dám hi sinh vì cuộc sống!
=> Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân,truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói. Họ sống trong đói nghèo và bị cái đói nghèo đe dọa.

II. Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân:
- Ý chuyển đoạn:
Đọc truyện “Lão Hạc” ta bắt gặp bao con người, bao số phân, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau lũy tre làng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa yêu thương.

1. Nhân vật Lão Hạc:
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.

a,Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
-Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

b, Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

c, Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

2. Nhân vật ông giáo:
- Bên cạnh lão Hạc, nhân vật ông giáo đã để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội. Không rõ họ tên là gì, nhưng hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận,người ta kiêng nể”. Ông giáo là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ. San sẻ nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên… Có lúc là điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang… Ông giáo đã đồng cảm, sẻ chia với lão Hạc với tất cả tình người. Ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ lão Hạc khi biết lão đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai,ăn củ ráy… trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói. Cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp làm sao! Ông giáo nghèo mà đức độ, là người để lão Hạc “chọn mặt gửi vàng”. Trước khi tìm đến với cái chết, lão Hạc đã tin cậy nhờ vả ông giáo :trông nom mảnh vườn cho con trai, cầm giúp 30 đồng bạc phòng khi lão chết “gọi là của lão có tí chút”… Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo xót xa, khe khẽ cất lời than khóc trước vong linh người láng giếng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Lời hứa của ông giáo và những giọt lệ xót xa là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, đáng trọng. Ông giáo đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia xẻ, sự đồng cảm, niềm tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp. Nhất là trong một xã hội mà vì nghèo khổ quá người ta nghi ngờ nhau, không thể đến được với nhau, không tin vào sự tốt đẹp của nhau.

III. Sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội phong kiến đương thời:
-Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác.

IV. Ý kiến đánh giá, bình luận:
-Truyện ngắn “Lão Hạc” đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn bày tỏ sự cảm thông với tình cảnh thống khổ của người nông dân và ca ngợi những phẩm chất quý báu ở họ; tố cáo, lên án xã hội cũ đã đẩy con người vào bi kịch đói khổ, bị tha hóa biến chất. Qua cái nhìn của ông giáo, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề về “đôi mắt” : “Than ôi!Nếu những người ở xung quanh, ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, toàn những lí do để ta không thương và không bao giờ ta thương”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất rõ nét được thể hiện qua những hành động, lời nói, nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Đặc biệt, để ông giáo vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa đan xen bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về lão Hạc, về người vợ, về chính bản thân mình, tác giả đã tạo nên chất triết lí sâu sắc cho tác phẩm – một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Cao.

C. Kết bài
- Những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.
9
6
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
03/03/2017 16:21:00
Nam Cao là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Truyện của Nam Cao nóng hổi chất hiện thực của thời đại và chan chứa tấm lòng yêu thương con người, đặc biệt là những người khốn khổ. Cùng với Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa,.... Lão Hạc là truyện ngắn đặc sắc. Nhân vật trung tâm của thiên truyện là Lão Hạc, một người nông dân gặp nhiều nỗi khổ tâm và bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con.

Đọc vài dòng đầu của truyện, chúng ta chợt chạnh lòng trước tình cảnh đau thương của Lão Hạc. Nhà nghèo, không có tiền cưới vợ cho đứa con trai duy nhất, Lão Hạc rất buồn bã, khố tâm, xót xa. Cậu con trai bi quan thất vọng trước cái xã hội mà người ta sống với nhau chỉ vì tiền, xem tình cảm chỉ là một món hàng nên xin vào miền Nam làm đồn điền cao su. Nguyện vọng của cậu ta là vào đấy, cố gắng làm ra nhiều tiền để lấy được người cậu yêu. Thật ra, cậu ta suy nghĩ hãy còn nông cạn mà quên những câu ca dao này:

"Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo".

Hay:

"Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân".

Lão Hạc là người gặp bất hạnh chồng chất bất hạnh. Trước đây, Lão Hạc bất hạnh vì vợ chết. Nay, lão rơi vào nỗi bất hạnh vì con ra đi biền biệt. Đối với lão "ngày củng như đêm chỉ thui thủi một mình'. Bây giờ lão đành làm bạn với con chó Vàng. Lão và chó Vàng vui buồn có nhau. Dù đứa con ở phương xa nhưng lúc nào lão cũng nghĩ

về con và locho con: "ta bán vườn của nó, củng nên để ra cho nó, đến lúc nó về, nếu 11Ó không đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng 11Ó để có chút vốn mà làm ăn".

Nhưng trên cõi đời này, không ai có thể dự đoán được tương lai của mình. Lão Hạc không phải là trường hợp ngoại lệ. Ôm đau do tuổi già đã cướp đi những ý nghĩ tốt. đẹp của lão. Dân gian có câu "giậu đổ bìm leo”- Lão chưa khỏe hẳn thì tai họa do thiên nhiên ập đến. Những cơn bão nặng nề, dữ dội tàn phá làng mạc, thôn xóm cũng như cướp sạch sành sanh hoa màu của lão. Giá gạo trở nên đắt đỏ. Bổi thế, đói nghèo chồng chất đói nghèo. Lão Hạc rơi vào bế tắc. Con chó Vàng mà lão thương yêu, xem như người thân bị bán đi. Đó là điều ngoài ý muốn đồng thời là nỗi day dứt, tiếc nuối, xót xa của lão. Lão cất tiếng khóc chan chứa nỗi khổ đau: "Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẻo về một bên và cái miệng móm mém của lão mêu như con nít, Lão hu hu khóc...". Tiếng khóc của Lão Hạc thế hiện trạng thái dồn nén đến cùng cực, cạn kiệt khiến chúng ta liên tương đến một quả chanh bị vắt kiệt nước, chỉ còn cái vỏ bèo nhèo. Nỗi đau của Lão Hạc không kém nỗi đau của lão Gôriô trong kiệt tác cùng tên của đại văn hào Balzac. Lão Gôriô và Lão Hạc có điểm chung là cả hai lão đều gặp nỗi đau trong đoạn cuối của cuộc đời. Điếm khác nhau là nguyên nhân của mỗi nỗi đau do những hoàn cảnh khác nhau gây ra. Lão Gôriô đau đớn, bất hạnh vì bị ba cô con gái ruồng rẫy, bạc đãi khi lão già yếu. Còn Lão Hạc có con trai hiếu thảo ở phương xa nhưng đau khố vì đói nghèo do hoàn cảnh xã hội gây ra. Tiếng khóc của Lão Hạc bơ vơ, lạc lõng giữa dòng người, dòng đời. May mắn thay, ông giáo chia sẻ với Lão nhưng ông giáo cũng nghèo.

Việc bán con chó Vàng đi khiến lương tâm của Lão ray rứt mãi: "Thì ra tôi già bàng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!". Tình thương yêu con vật có nghĩa khiến lão nghĩ mình là kẻ bạc bẽo, đánh lừa loài vật. Con người lừa dối con người đã xấu xa. Tàn tệ hơn khi con người lừa con vật. Vì Lão Hạc nghĩ như thế nên lão cảm thấy hổ thẹn. Những lời nói giữa Lão Hạc và ông giáo cho chúng ta thấy Lão Hạc đang trên đường đi đến đinh điếm cua nỗi khốn khổ và bất hạnh: "Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút... Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...". "Nếu kiếp

người củng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?" Chắc có lẽ, Lão Hạc là người tín ngưỡng Phật giáo nên gặp đau khổ, lão liên tưởng đến thuyết "nhân quả ba đời" của nhà Phật. Những lời Lão Hạc thốt ra thể hiện sự nhân từ lẫn mỉa mai, chua chát, thất vọng, bế tắc.

Tuy nghèo nhưng Lão Hạc vẫn luôn nghĩ đến con. Lão đặt niềm tin trọn vẹn vào ông giáo cùng khổ. Lão giữ tất cả ba sào vườn và 30 đồn£ bạc để khi lão chết đi con trai lão vẫn còn chút tài sản làm kế sinh nhai. Ôi! Lòng cha thương con đến thế là cùng! Chắc có lẽ, sau này cậu con trai nếu may mắn sống sót trỏ' về, khó có thể hiểu rằng, đế có được chút của cải ấy, cha của cậu ta phải dè sẻn, hôm ăn củ chuối, hôm ăn sung luộc, bữa ăn rau mạ, củ ráy, bữa trai, bữa ốc, cho đến ... bả chó! Ông giáo bất ngờ khi biết Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư. Có lần, Binh Tư nói với ông giáo trong cái "bĩu môi": "Lão làm bộ đẩy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng củng ra phết chứ chả vừa đâu!". Ông giáo suýt chút nữa đã hiểu lầm phẩm chất "đói cho sạch, rách cho thơm" của Lão Hạc nếu chỉ nghe lời của kẻ xấu như Binh Tư. Người ta thường nói rằng: kẻ bất lương luôn có những ý nghĩ xấu xa. Thật đúng như vậy, Binh Tử chuyên hành nghề ăn trộm nên nghĩ Lão Hạc xin bả chó là đế cùng chung bước đường của hắn. Không! Lão Hạc là một đóa hoa sen trong sạch giữa bùn nhơ. Lão tự kết liễu cuộc đời mình bằng bả chó vì quá khốn cùng, vì muốn bảo toàn danh dự và nhân phẩm. Nếu trong kiệt tác Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo tự kết liễu cuộc đời mình bằng nhát dao oan nghiệt thì Lão Hạc cũng tự tìm đến cái chết nhưng bằng bả chó. Chí Phèo đau đớn vì cả làng Vũ Đại ai cũng coi hắn là con quỷ dữ chứ không phải là con người. Còn Lão Hạc may mắn hơn Chí Phèo ỏ' chỗ Lão Hạc được mọi người quý mến, đồng thời lão cũng là người cao thượng. Lão Hạc không muốn sống những chuỗi ngày tăm tối để ăn hết phần tiền dành dụm cho con, để làm phiền lụy đến mọi người.

Nhưng xét cho cùng, Lão Hạc là người vì con. Có thể xem cái chết của lão như một sự hi sinh, ôi! Tình thương con của Lão Hạc vừa bao la, vừa toả sáng lung linh như viên ngọc trăm màu.

Tóm lại, cuộc đời Lão Hạc là những trang đầy bất hạnh, đau khổ. Nhưng chúng ta thấy, càng trong đau khổ, Lão Hạc càng đẹp lạ thường. Phải chăng, đó chính là vẻ đẹp chung của những người nông dân bé nhỏ ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?
7
4
Thiện Lê
03/03/2017 18:58:08
​A.Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

B. Thân bài:
I. Khái quát (Dẫn dắt vào bài):
- Xuất hiện lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” năm 1943, “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bèo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, đồng thời hiểu được sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.

II. Tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng:
- Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng.

1. Lão Hạc:
- Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.

2. Con trai lão Hạc:
- Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn, anh con trai phẫn chí bỏ làng đi đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về” vì “Sống khổ, sống sở ở cái làng này nhục lắm!”. Nhưng, cái nơi anh đến lại là địa ngục trần gian: “Cao su đi dễ khó về/Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Nghèo đói, đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

3. Ông giáo:
- Ông giáo – con người nhiều chữ nghĩa ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về, quần áo bán gần hết, chỉ còn lại một va-li sách. Nếu lão Hạc yêu quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo yêu quí những quyền sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. “Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Quý sách là vậy mà ông giáo cứ phải bán sách dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 5 quyển với lời nguyền: “dù có phải chết cũng không bán”. Thế rồi, như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiệt lị gần kiệt sức, ông giáo phải bán nốt đi 5 quyển sách – gia tài cuối cùng của người trí thức nghèo. “Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?” Lời than ấy kêu lên nghe thật não ruột, thể hiện một nhân cách cao đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, dám hi sinh vì cuộc sống!
=> Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân,truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói. Họ sống trong đói nghèo và bị cái đói nghèo đe dọa.

II. Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân:

- Ý chuyển đoạn:
Đọc truyện “Lão Hạc” ta bắt gặp bao con người, bao số phân, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau lũy tre làng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa yêu thương.

1. Nhân vật Lão Hạc:
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.

a, Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
-Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

b, Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

c, Lòng tự trọng:
- Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

2. Nhân vật ông giáo:
- Bên cạnh lão Hạc, nhân vật ông giáo đã để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội. Không rõ họ tên là gì, nhưng hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận,người ta kiêng nể”. Ông giáo là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ. San sẻ nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên… Có lúc là điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang… Ông giáo đã đồng cảm, sẻ chia với lão Hạc với tất cả tình người. Ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ lão Hạc khi biết lão đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai,ăn củ ráy… trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói. Cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp làm sao! Ông giáo nghèo mà đức độ, là người để lão Hạc “chọn mặt gửi vàng”. Trước khi tìm đến với cái chết, lão Hạc đã tin cậy nhờ vả ông giáo :trông nom mảnh vườn cho con trai, cầm giúp 30 đồng bạc phòng khi lão chết “gọi là của lão có tí chút”… Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo xót xa, khe khẽ cất lời than khóc trước vong linh người láng giếng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Lời hứa của ông giáo và những giọt lệ xót xa là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, đáng trọng. Ông giáo đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia xẻ, sự đồng cảm, niềm tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp. Nhất là trong một xã hội mà vì nghèo khổ quá người ta nghi ngờ nhau, không thể đến được với nhau, không tin vào sự tốt đẹp của nhau.

III. Sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội phong kiến đương thời:
-Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác.

IV. Ý kiến đánh giá, bình luận:
-Truyện ngắn “Lão Hạc” đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn bày tỏ sự cảm thông với tình cảnh thống khổ của người nông dân và ca ngợi những phẩm chất quý báu ở họ; tố cáo, lên án xã hội cũ đã đẩy con người vào bi kịch đói khổ, bị tha hóa biến chất. Qua cái nhìn của ông giáo, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề về “đôi mắt” : “Than ôi!Nếu những người ở xung quanh, ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, toàn những lí do để ta không thương và không bao giờ ta thương”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất rõ nét được thể hiện qua những hành động, lời nói, nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Đặc biệt, để ông giáo vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa đan xen bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về lão Hạc, về người vợ, về chính bản thân mình, tác giả đã tạo nên chất triết lí sâu sắc cho tác phẩm – một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Cao.

C. Kết bài
- Những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.
8
6
Giang Hương
05/03/2017 17:38:46
​A.Mở bài:
- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.

B. Thân bài:
I. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Xuất hiện lần đầu trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy” năm 1943, “Lão Hạc” của Nam Cao được đánh giá là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng. Đến với tác phẩm, người đọc bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống bèo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, đồng thời hiểu được sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.

II. Tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng:
- Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao giúp ta hiểu về tình cảnh thống khổ của người nông dân trước Cách mạng.
8
2
Giang Hương
05/03/2017 17:39:09
​1. Lão Hạc:
- Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay.Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”.Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỉ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai; rồi khoai cũng hết. Từ đó, lão chế tạo được món gì ăn món ấy. Cuối cùng, lão quyết định tự tử bằng bả chó. Lão chết vì không còn đường sống. Ông lão nông dân suốt đời lao động cần cù ấy không thể sống, dù là sống trong nghèo khổ. Cuộc sống khốn cùng và cái chết bi thương của lão Hạc đã nói lên thấm thía số phận thê thảm của người nông dân trong cái xã hội tăm tối đương thời. Phải cảm thông sâu sắc với người nông dân, phải thấu hiểu nỗi đau của họ, Nam Cao mới thấy được cái tình cảnh khốn cùng của người nông dân.

2. Con trai lão Hạc:
- Vì nghèo đói, không có được hạnh phúc bình dị như mình mong muốn, anh con trai phẫn chí bỏ làng đi đồn điền cao su. Anh ra đi với hi vọng “có bạc trăm” mới trở về” vì “Sống khổ, sống sở ở cái làng này nhục lắm!”. Nhưng, cái nơi anh đến lại là địa ngục trần gian: “Cao su đi dễ khó về/Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Nghèo đói, đã đẩy anh vào tấn bi kịch không có lối thoát.

3. Ông giáo:
- Ông giáo – con người nhiều chữ nghĩa ấy lại nghèo. Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn về, quần áo bán gần hết, chỉ còn lại một va-li sách. Nếu lão Hạc yêu quí cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo yêu quí những quyền sách của mình bấy nhiêu. Cái nghèo cứ đeo đẳng mãi. “Đời người ta không chỉ khổ một lần”. Quý sách là vậy mà ông giáo cứ phải bán sách dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 5 quyển với lời nguyền: “dù có phải chết cũng không bán”. Thế rồi, như một kẻ cùng đường phải bán máu. Đứa con thơ bị chứng kiệt lị gần kiệt sức, ông giáo phải bán nốt đi 5 quyển sách – gia tài cuối cùng của người trí thức nghèo. “Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?” Lời than ấy kêu lên nghe thật não ruột, thể hiện một nhân cách cao đẹp trước sự khốn cùng: biết sống, dám hi sinh vì cuộc sống!
=> Không chỉ giúp ta hiểu được nỗi đau trực tiếp của người nông dân,truyện còn giúp ta hiểu được căn nguyên sâu xa nỗi đau của họ. Đó chính là sự nghèo đói. Họ sống trong đói nghèo và bị cái đói nghèo đe dọa.

II. Vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người nông dân:

- Ý chuyển đoạn:
Đọc truyện “Lão Hạc” ta bắt gặp bao con người, bao số phân, bao mảnh đời đáng thương, bao tấm lòng đáng trọng. Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau lũy tre làng, ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu, chan chứa yêu thương.

1. Nhân vật Lão Hạc:
- Lão Hạc là một lão nông dân nghèo nhưng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng quý.

a, Lão Hạc có một tấm lòng vị tha, nhân hậu:
-Ở lão có một tấm lòng vị tha, nhân hậu.Tình cảm của lão với "cậu Vàng" được tác giả thể hiện thật cảm động. Lão gọi nó là "cậu Vàng" như “một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự". Lão bắt rận, cho nó ăn cơm trong một cái bát như nhà giàu.Lão ăn gì cũng không quên phần nó, gắp cho nó một miếng; lão ăn bao nhiêu, nó cũng ăn như thế, thậm chí còn hơn phần lão…Lão coi nó như một người bạn,ngày ngày lão tâm sự, trò chuyện với nó như thể nó cũng là con người.Tình thế cùng đường khiến lão phải bán nó thì trong lão diễn ra sự dằn vặt, đau khổ tột độ. Lão kể cho ông giáo nghe về việc bán "cậu Vàng" với tâm trạng vô cùng đau đớn: "lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước". Đến nỗi ông giáo thương quá, "muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc".Khi nhắc đến việc "cậu Vàng" bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không nén nổi đau dớn cứ dội lên "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó mà còn vì không thể tha thứ cho mình vì đã trót lừa một con chó. Ông lão quá lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi nhận thấy trong đôi mắt con chó có cái nhìn trách móc. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch thì mới bị giày vò lương tâm đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó như vậy!

b, Tình yêu thương con sâu sắc:
Đối với cậu Vàng, lão yêu quí như vậy, thì đối với anh con trai của lão, thì tình cảm ấy còn được nhân lên gấp vạn lần. Chỉ vì nhà nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con uất chí, bỏ đi đồn điền cao su mà lão tự dằn vặt mình mãi. Để cưới vợ, anh con trai đòi bán mảnh vườn, nhưng lão không cho không phải vì lão muốn giữ mảnh vườn cho lão, mà lão nghĩ nếu cưới vợ về, vườn bán rồi thì ở đâu mà làm ăn sinh sống, và rồi có bán thì cũng làm sao mà đủ tiền. Lão nghĩ thế, nhưng anh con trai có thấu cho lão?Anh bỏ đi đồn điền cao su, để lại lão ở nhà vò võ chờ con.Lão nghĩ tốt, lo cho tương lai con, nhưng khi con trai bỏ đi, lão lại tự dằn vặt mình, đày đọa tinh thần mình.Những câu nói lão nói với cậu Vàng, nhưng lại chất chưa biết bao nhiêu tình cảm nhớ thương cho anh con trai. Lão nói với cậu Vàng đấy, nhưng lại như nói với con mình.Lão làm việc gì, lão suy nghĩ gì cũng là hướng về con trai mình. Tiền bòn vườn lão để dành, không tiêu tới để khi con trai về, lão nhẩm tính sẽ có gần trăm đồng bạc, thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.Thế nhưng, lão lại ốm. Một cơn ốm kéo dài buộc lão phải tiêu tới số tiền đó.Chỉ vậy thôi mà lão đã thấy đau lòng.Lão ăn vào tiền của con trai lão – số tiền mà khi con trai về lão định trả con. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. Hành động của lão gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo giữ hộ cũng là để giữ hộ cho con lão : “của mẹ nó thì nó hưởng”. Mọi suy nghĩ, việc làm của lão đều hướng tới con trai. Thậm chí, cái chết của lão cũng là vì con.Lão chết để mở ra đường sống cho con lão, lão chết một cái chết trong sạch để lại tiếng thơm cho con vì lão sống ngày nào là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha, người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy. Tình yêu con của lão Hạc thật đặc biệt. Không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động hay lời nói, lão lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng, mọi hành động của con lão đều cho là do lão. Là do lão đẩy con tới những hành động ấy rồi tự dằn vặt mình, tự gánh lấy những suy nghĩ, hành động để chuộc lại lỗi lầm. Quả thật, tình yêu thương con của lão khiến chúng thật vô cùng cảm động.

c, Lòng tự trọng:
-Lão Hạc mang một tấm lòng tự trong cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ảnh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão chết cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị sa hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo.Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết còn hơn.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.

2. Nhân vật ông giáo:
- Bên cạnh lão Hạc, nhân vật ông giáo đã để lại bao ấn tượng đối với mỗi chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội. Không rõ họ tên là gì, nhưng hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận,người ta kiêng nể”. Ông giáo là người có trái tim nhân hậu đáng quý. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau, nỗi buồn. Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền. Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ. San sẻ nỗi đau buồn sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục, thằng Xiên… Có lúc là điếu thuốc lào, một bát nước chè xanh, một củ khoai lang… Ông giáo đã đồng cảm, sẻ chia với lão Hạc với tất cả tình người. Ông giáo còn ngấm ngầm giúp đỡ lão Hạc khi biết lão đã nhiều ngày ăn rau, ăn khoai,ăn củ ráy… trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói. Cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp làm sao! Ông giáo nghèo mà đức độ, là người để lão Hạc “chọn mặt gửi vàng”. Trước khi tìm đến với cái chết, lão Hạc đã tin cậy nhờ vả ông giáo :trông nom mảnh vườn cho con trai, cầm giúp 30 đồng bạc phòng khi lão chết “gọi là của lão có tí chút”… Trước cái chết của lão Hạc, ông giáo xót xa, khe khẽ cất lời than khóc trước vong linh người láng giếng hiền lành, tội nghiệp: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” Lời hứa của ông giáo và những giọt lệ xót xa là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, đáng trọng. Ông giáo đại diện tiêu biểu cho tình yêu thương, chia xẻ, sự đồng cảm, niềm tin ở vẻ đẹp con người và cũng chính là một vẻ đẹp. Nhất là trong một xã hội mà vì nghèo khổ quá người ta nghi ngờ nhau, không thể đến được với nhau, không tin vào sự tốt đẹp của nhau.

III. Sự tha hóa biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội phong kiến đương thời:
-Truyện giúp ta hiểu sự tha hoá biến chất của một bộ phận tầng lớp nông dân trong xã hội đương thời.Binh Tư vì miếng ăn mà sinh ra làm liều bản chất lưu manh đã chiến thắng nhân cách trong sạch của con người. Vợ ông giáo vì nghèo đói cùng quấn mà sinh ra ích kỷ nhỏ nhen, tàn nhẫn, vô cảm trước nỗi đau của người khác.

IV. Ý kiến đánh giá, bình luận:
-Truyện ngắn “Lão Hạc” đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Thông qua câu chuyện, Nam Cao muốn bày tỏ sự cảm thông với tình cảnh thống khổ của người nông dân và ca ngợi những phẩm chất quý báu ở họ; tố cáo, lên án xã hội cũ đã đẩy con người vào bi kịch đói khổ, bị tha hóa biến chất. Qua cái nhìn của ông giáo, Nam Cao đã gián tiếp thể hiện tấm lòng của mình với người nông dân và đặt ra vấn đề về “đôi mắt” : “Than ôi!Nếu những người ở xung quanh, ta không cố mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ bần tiện, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi, toàn những lí do để ta không thương và không bao giờ ta thương”. Tác giả cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất rõ nét được thể hiện qua những hành động, lời nói, nhiều đoạn đối thoại, độc thoại, sử dụng nhiều khẩu ngữ. Đặc biệt, để ông giáo vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa đan xen bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về lão Hạc, về người vợ, về chính bản thân mình, tác giả đã tạo nên chất triết lí sâu sắc cho tác phẩm – một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác của nhà văn Nam Cao.

C. Kết bài
- Những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K