Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mùa mưa của các con sông của nước ta đến sớm mùa lũ không phải do nguyên nhân nào

Mùa mưa của các con sông của nước ta đến sớm mùa lũ không phải do nguyên nhân nào?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
137
2
2
Kim Mai
11/08/2021 18:05:50
+5đ tặng

Mùa mưa của các con sông của nước ta đến sớm mùa lũ không phải do nguyên nhân nào?

  do nguyên nhân về hồ thủy điện .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Nguyễn
11/08/2021 18:06:08
+4đ tặng
do nguyên nhân về hồ thủy điện .
2
2
Anh Daoo
11/08/2021 18:06:52
+3đ tặng

Nguyên nhân gây mưa sinh lũ

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền trung, có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, dòng chảy trong sông được hình thành chủ yếu từ mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12. Sự lệch nhau giữa thời điểm bắt đầu mùa mưa, mùa lũ là do lượng mưa đầu mùa phải bổ sung lượng ẩm cho đất, nên khả năng sinh dòng chảy từ mưa trong thời kỳ này nhỏ. Tháng 10, 11 là những tháng có lượng mưa lớn nhất năm đồng thời cũng là tháng thường xuyên xảy ra lũ lụt với tần suất và cường độ tương đối lớn.

Thừa Thiên Huế có mạng lưới sông suối phần lớn đều bắt đầu và kết thúc trọn vẹn trong lãnh thổ (trừ sông A Sáp đổ vào lãnh thổ của Lào và sông Ô Lâu, Ô Giang đổ vào lãnh thổ của tỉnh Quảng Trị) nên dòng chảy nói chung và lũ lụt nói riêng không chịu sự chi phối của dòng chảy ở bên ngoài lãnh thổ.

Các hình thế thời tiết thường gây mưa lớn, sinh lũ là:

* Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

Bão và áp thấp nhiệt đới là một trong những loại hình thời tiết nguy hiểm, thường ảnh hưởng vào tháng 9, 10, 11, đặc biệt là tháng 9, 10. Tuy nhiên, có năm bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng sớm hơn, có năm ảnh hưởng muộn và có năm không có cơn bão nào ảnh hưởng.

Khi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thường gây mưa lớn kéo dài trên diện rộng, có khả năng gây lũ lớn đều khắp ở các sông trong tỉnh. Đặc biệt, khi chúng đổ bộ trực tiếp vào địa phận của tỉnh, gió mạnh sẽ làm cho nước biển càng dâng cao, tăng mức độ lũ và ngập úng.

* Hội tụ nhiệt đới (HTNĐ)

Thường hoạt động ở Thừa Thiên Huế vào các tháng 9, 10. Có năm hình thế thời tiết này hoạt động vào tháng 5, 6, có thể gây mưa sinh lũ tiểu mãn. Lượng mưa do loại hình này gây ra cũng rất lớn, nhất là khi kết hợp với loại hình thời tiết khác. Có năm lượng mưa ngày lớn nhất lại rơi vào thời kỳ tiểu mãn, tuy nhiên vào thời kỳ này đang là mùa cạn, mưa bị tổn thất lớn nên thường sinh lũ nhỏ.

* Gió mùa đông bắc (GMĐB)

Gió mùa đông bắc thường xuất hiện vào tháng 10, 11, 12 có năm kéo dài đến tháng 3 năm sau. Khi khối không khí lạnh trong gió mùa mùa đông phát triển mạnh tràn về phía nam, kết hợp với khối không khí nhiệt đới nóng ẩm, sẽ gây nên hiệu ứng Front gây mưa khá lớn. Loại hình này khi hoạt động đơn lẻ thường cho mưa ít, nhưng khi kết hợp với loại hình thời tiết khác như HTNĐ, bão hoặc ATNĐ,... hoạt động ở phía nam sẽ gây mưa rất lớn.

Khi các hình thế thời tiết nguy hiểm kết hợp với nhau thường gây ra mưa rất lớn, diễn biến mưa lũ phức tạp, gây khó khăn cho công tác phòng chống.

b. Đặc điểm mưa sinh lũ

Thừa Thiên Huế là một trung tâm mưa lớn của cả nước. Lượng mưa TBNN trên 2600mm, có nơi trên 4000mm, như Bạch Mã, Lộc Tiến, Truồi,... nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian.

* Phân bố không đồng đều theo thời gian

Chỉ tính riêng 4 tháng mùa mưa (9-12) lượng mưa đạt từ 1800¬3200mm, chiếm 50-65% lượng mưa năm, trong đó 2 tháng mưa lớn nhất (10, 11) từ 1400-1900 mm chiếm tới 40-50% lượng mưa năm.

* Cường độ mưa

Mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 10, 11, tuy nhiên cũng có năm mưa lớn xuất hiện vào tháng 5, 6 nhưng tần suất xuất hiện rất nhỏ. Ở trong tỉnh mưa thường xảy ra trên diện rộng, mưa với cường độ lớn và tập trung trong một vài ngày nên rất dễ gây nên lũ quét và sạt lở đất vùng núi và xói lở bờ sông. Điển hình là đợt mưa lũ đầu tháng 11/1999, mưa toàn tỉnh phổ biến 1500-2300mm, mưa tập trung chủ yếu vào ngày 02-04/11/1999, đặc biệt tại Huế mưa trong 1 giờ đạt 120mm, A Lưới là 96mm; trong 24 giờ lượng mưa tại Huế đạt 1422mm (từ 6h ngày 02 đến 6h ngày 3) và tại A Lưới là 891mm (từ 11h ngày 01 đến 11h ngày 02). Đợt mưa này đã gây nên lũ lịch sử cho vùng trung và hạ lưu các sông thuộc Thừa Thiên Huế.

* Mưa sớm và mưa muộn sinh lũ

Mùa lũ được xác định là từ tháng 10-12, mưa lũ lớn tập trung chủ yếu vào tháng 10, 11. Tuy nhiên, thực tế có năm mưa lũ xảy cả vào tháng 9 hoặc tháng 1. Vào tháng 9, lưu vực vừa mới trải qua mùa khô nên mưa bị tổn thất nhiều và lượng trữ nước trong sông nhỏ, do đó để sinh lũ được trong các tháng này cần có lượng mưa lớn. Qua số liệu mưa tại các trạm cho thấy, nhìn chung lượng mưa tháng 9 vùng núi phổ biến 400-500mm, thường lớn hơn vùng trung du và đồng bằng. Vào tháng 1, lưu vực đã bão hòa về độ ẩm, dòng chảy trên các sông còn ở mức cao, nên dễ sinh lũ khi có mưa. Tổng lượng mưa tháng 1 phổ biến 120-150mm.

0
0
Miepham
12/08/2021 21:20:34
+2đ tặng
do nguyên nhân về hồ và thủy điện

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo