LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Từ cảm nhận một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn học trong chương trình ngữ văn 9, anh.chị hãy làm sáng tỏ quan điểm sáng tác được gửi gắm trong hai câu thơ trên

Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Từ cảm nhận một tác phẩm hoặc một đoạn trích văn học trong chương trình ngữ văn 9, anh.chị hãy làm sáng tỏ quan điểm sáng tác được gửi gắm trong hai câu thơ trên
2 trả lời
Hỏi chi tiết
894
1
1
Chou
11/08/2021 20:28:01
+5đ tặng

“Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Cụ đã đề cao tấm lòng của con người như thế, coi cái tâm là quý giá nhất của cuộc đời. Cách nghĩ ấy đúng chăng, và dẫu có đúng, thì có còn thích hợp trong thời đại ngày nay không?

Trước hết xin nói về vị trí của hai câu thơ trên trong Truyện Kiều, nhiều người đọc qua thường nghĩ rằng: đó là lời kết luận, là chân lý sống được rút ra từ ba ngàn hai trăm năm mươi câu thơ phía trên. Hoặc nhiều khi người đọc còn nghĩ rằng: hình như những gì người viết ra, về cảnh ngộ, cuộc đời và nhân cách của nàng Thúy Kiều tài hoa bạc mệnh, là để chứng tỏ cho hai câu gần cuối này. Xin nhắc lại với bạn đọc Truyện Kiều rằng: Nguyễn Du là một đại thi hào, và cũng là một con người từng trải, chiêm nghiệm ra bao nhiêu triết lý của cuộc sống, ông có sự tin tưởng kì lạ vào thuyết Tài mệnh tương đố mà ngay từ đầu chúng ta đã thấy được “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Nguyễn Du cũng đã có lần viết:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư.

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang,

Đọc Tiểu Thanh kí)

Thế ra, Nguyễn Du cho rằng người tài thì bạc mệnh. Văn chương của nàng Tiểu Thanh là vậy mà còn bị đốt bỏ, cái tài của con người tất không thể tồn tại lâu dài trong cõi vũ trụ này; và cũng như khi họ chết đi thì chẳng ai còn là tri kỉ, tri âm của họ. Đến một thời gian đủ dài thì chẳng ai còn vì mến mộ tài năng của họ mà khóc, mà thương. “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” câu thơ ấy như lời nhận định chung về chữ tài của Nguyễn Du, rằng cái tài dù giỏi giang mấy, thì cũng chỉ là một thời, chẳng thể là vĩnh cửu được; vì thế cái tài chỉ là thứ yếu và không quyết định cho tiếng thơm của một con người dài lâu.

Nhận định như thế về chữ tài, Nguyễn Du đã đề cao chữ tâm trong lòng con người, xem nó như viên ngọc lung linh vượt qua mọi thứ ganh ghét, đố kị của cuộc sống, giống như Nguyễn Tuân cũng ca ngợi cái thiên lương của con người như một thứ thanh âm trong trẻo chen vào một bản nhạc mà tất cả mọi nhạc luật đều hỗn tạp, xô bồ. Vì thế mà cũng là tự nhiên khi ta xem hai câu lục bát trên, đặc biệt là câu dưới “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là một tuyên ngôn về lẽ sống của nhân vật của toàn bộ tác phẩm.

Thế nhưng nhìn kĩ lại, đó là quan niệm của một con người bị ảnh hưởng nặng của thuyết “Tài mệnh tương đố”. Vậy thì để có cái nhìn khách quan hơn, chính xác hơn về hai chữ tâm, tài mà ta đang đi so sánh, hãy tìm ý kiến của những con người khác. Trước hết ta xét văn, thơ thời trung đại trước, đi tìm những quan niệm của những tác giả trước Nguyễn Du, cũng như sau Nguyễn Du. Tìm quan niệm của các tác giả, ta sẽ đi sâu vào văn thơ của họ, những minh chứng cụ thể nhất cho ý kiến của mỗi người.

Ngay từ thời Lý Trần mở đầu một nền văn minh Đại Việt, ta đã thấy sức mạnh của hào khí Đông A qua những dòng đầu tiên của bài thơ Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão). Phạm Ngũ Lão trước hết là một vị tướng, nên văn thơ mang đầy khí phách thời đại là chuyện tất nhiên. Nhưng độc giả đánh giá rằng: hai câu đầu không mang lại một dấu ấn sâu sắc như những câu sau:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

Điểm thắt của bài thơ là nỗi thẹn, mà thẹn phải xuất phát từ tâm. Vị tướng dũng mãnh đã dồi dào chữ tài, nhưng đặt chữ tài ra sau để bộc lộ tâm huyết của mình muốn cống hiến cho đất nước, cho quân vương. Như thế chẳng phải đã chứng tỏ rằng, từ buổi đầu của văn thơ nước nhà (Ta tạm lấy thời Lý - Trần là buổi đầu của văn học viết trung đại Việt Nam), chữ tâm đã có một chỗ đứng rất rõ trong lòng tác giả văn học hay sao?

Lại nhớ Nguyễn Trãi là một nhà thao lược, một quân sư, danh nhân kiệt xuất của dân tộc, đã phải ra đi oan ức trong thảm án Lệ Chi Viên. Hơn hai mươi năm sau, nhà vua Lê Thánh Tông, vị hiền quân của thời Lê sơ, đã xuống chiếu minh oan cho ông, và còn ứng tác một câu thơ rằng:

c Trai tám thương quang khuê tảo”

(Lòng ức Trai sáng như sao Khuê).

Vậy là điều mà nhà vua hướng đến, là minh oan cho cái tâm của Nguyễn Trãi, điều mà nhà vua cho là sáng lung linh như ánh tinh tú trên trời cao. Tài năng của Nguyễn Trãi, không còn bàn cãi, có thể cho là kiệt xuất của cả một thời đại, người người khó sánh. Nhưng đức độ và tâm hồn mới là những điều có thể cảm hóa được lòng người. Vị vua anh minh vào bậc nhất của nước ta thế kỉ mười lăm đã nhận thức rõ điều ấy, và điều đó càng khẳng định vị trí của chữ tâm trong quan niệm của người xưa.

Vì sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm phải “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ", mặc dù tài năng của cụ chưa cống hiến hết cho đời, chẳng phải vì cụ cần có một tâm hồn thanh tịnh, lánh xa chốn loạn lạc của cuộc đời sao? Vì sao Nguyễn Đình Chiểu viết Dương Từ Hà Mậu và Truyện Lục Vân Tiên dài hơn nghìn câu, đâu phải vì cụ muôn kể việc này chuyện kia đơn thuần, mà vì cụ muôn truyền cái lương thiện, cái phẩm giá của những nhân vật trong truyện cho người đương thời và người đời sau, chẳng hạn những điều cụ răn dạy người đời trong Truyện Lục Vân Tiên thực chỉ cần hai trong số những câu đầu tiên của tác phẩm:

“Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh làm câu trao mình”

Các bậc tiền nhân, những người được đương thời và muôn đời trọng vọng, đều có cốt cách trong sáng thanh cao, tâm hồn cao thượng thiện lương. Giả dụ có vị có tài mà không có tâm hồn trong sáng, làm việc hại dân hại nước, thì làm sao tài năng của các vị được ca ngợi đến bây giờ. Nhờ thế ta mới nhận ra, truyền thông xưa nay của dân tộc Việt Nam luôn coi trọng chữ tâm hơn chữ tài, con người có đức luôn được kính trọng hơn những kẻ văn nhiều võ giỏi mà tâm hồn không sáng.

Luận với ngày nay, chân lí đó còn đúng đắn chăng?

Bàn về câu hỏi ấy, bạn hãy tự trả lời vài câu hỏi sau. Trước tiên bạn hãy kể tên vài nhà khoa học vừa nhận giải Nô-ben, vài vận động viên vừa phá kỉ lục thế giới, vài diễn viên được trao thưởng tại giải Oscar. Sau đó bạn hãy thay đổi một chút bằng cách thử kể tên vài thầy cô giáo từng quan tâm đến bạn, vài người đã giúp đỡ bố mẹ bạn, hay một số người mà bạn từng cảm ơn họ một cách chân thành... Thế nào? Có phải những câu hỏi sau dễ trả lời hơn rất nhiều không. Thật đấy, tôi tin nếu bạn không thuộc chuyên ngành điện ảnh, thể thao hay khoa học, bạn chỉ kể được không quá mười người trong hệ câu hỏi đầu. Nhưng với câu hỏi sau thì có khi bạn sẽ nói được rất nhiều và không cần động não suy nghĩ gì thêm.

Bài học ở đây là gì: Bạn thấy những con người tài năng có ảnh hưởng đến bạn nhiều bằng những con người đã từng sẵn lòng giúp bạn, làm ơn với bạn và gia đình bạn không? Nếu câu trả lời là không, nghĩa là ngược lại mới đúng, thì bạn đã tự mình tìm ra một chân lí đơn giản này: con người ở thời đại nào cũng trọng những tấm lòng tốt đẹp cao cả hơn là những tài năng thiên phú khó ai sánh kịp. Nghĩa là thời đại nào cũng thế: Chữ tâm vẫn được trọng hơn chữ tài.

Ta có thể chứng tỏ được điều đó bằng nhiều biểu hiện trong cuộc sống.

Gần gũi nhất với ta có lẽ là trong trường học. Ta thường có hai tiêu chí đánh giá học sinh: Học lực và hạnh kiểm. Ở học lực, ta có thể học khá môn này và kém môn kia một chút, sao cho kết quả tổng hợp là đủ với yêu cầu của mình. Nhưng ở đạo đức, chỉ cần thiếu một chút bình tĩnh, một chút không giữ được hành vi, là những nỗ lực của ta có thể không còn đạt như mong muốn nữa. Nhà trường hiện nay vẫn coi trọng dạy người song song với dạy chữ, thậm chí quan trọng hơn nhiều. Cứ nhìn phương châm Tiên học lễ, hậu học văn là ta thấy rõ được quan niệm đó trong nhà trường.

Xa hơn một chút là trong các công sở, các nhà máy, xí nghiệp, công ty. Tôi được biết rằng hiện nay ở nước ngoài có vài biện pháp “thử” nhân viên rất độc đáo. Nhân viên sẽ làm trong một thời gian chung với các đồng nghiệp và trong đó có một thủ trưởng ẩn danh. Vị thủ trưởng này sẽ quan sát thái độ tận tâm của mọi người với công việc cũng như quan hệ đối với những người xung quanh. Sau một thời gian, vị thủ trưởng sẽ quyết định nên tuyển dụng ai và nên sa thải ai. Đó quả là một biện pháp hữu hiệu, và chứng tỏ việc làm nào cũng phải cần những con người không chỉ có tài, mà còn phải có tâm.

Thử xem khi tuyển rể, bố mẹ bên nhà gái sẽ thích một con rể giàu sang phú quý, học thức bằng cấp đầy đủ; hay một người làm việc chân chính, một công việc bình thường nhưng thực sự yêu thương và có trách nhiệm với con gái mình? Thử xem những bệnh nhân sẽ kính trọng những bác sĩ cực kì tài năng nhưng thiếu sự quan tâm đến họ; hay những người cũng có y thuật giỏi nhưng đầy tình thương và quan tâm đến họ. Thế mới biết, chữ tâm trong xã hội này còn được coi trọng đến mức nào.

Rất tiếc là xã hội chúng ta còn quá nhiều người chưa thực sự chú trọng vào phẩm chất, tâm hồn, đạo đức của họ. Ngược lại, với họ, cái tài lớn hơn cái tâm nhiều lần. Họ hết mình vùi đầu vào sách vở để vào một trường y danh tiếng nhưng vô cảm với bệnh nhân. Họ lao vào những ngành nghề quản lý dễ thở để rồi từ đó chỉ giao nhiệm vụ cho nhân viên, còn mình ăn không ngồi rồi. Họ cứ thiết kế, cứ xây dựng theo những mô hình độc đáo và tài năng của họ, mà không nghĩ gì đến tiết kiệm nguyên vật liệu, không nghĩ đến đời sống của những công dân dưới quyền của họ. Đó là những người hữu tài, nhưng thật vô tâm. Những con người ấy nếu không tự sửa mình, chắc chắn .rồi một ngày cũng sẽ gây những mối hại cho xã hội, hoặc bị mọi người xung quanh rẻ rúng, coi thường.

Lại có những người có ý thức rèn luyện một tâm hồn thật sáng nhưng vô tình quên mất tài năng cũng là một điều hết sức quan trọng. Nảy giờ chúng ta đã dẫn quá nhiều ví dụ để thấy rằng chữ tâm luôn được mọi người đánh giá ở vị trí cao nhất, nhưng không vì thế chúng ta phủ định chữ tài. Tài năng vẫn luôn song hành với đức độ, “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, Bác Hồ của chúng ta đã từng nói như vậy. Song nhiều người trong xã hội mặc dù hoài bão giúp người, giúp đời, giúp nước là lớn lao, nhưng vẫn chưa có chí tiến thủ trong học tập và lao động, nên ý tưởng cuối cùng chỉ là ý tưởng. Cuộc sống hiện đại ngày nay không thể chấp nhận con người hữu tài vô tâm, nhưng cũng không quá ưu đãi cho những ai hữu tâm mà bất tài.

Vậy thì làm gì là tốt nhất cho xã hội hôm nay. Xin chân thành khuyên các bạn trẻ ngày hôm nay: Hãy kết hợp song song giữa rèn luyện tâm hồn và trang bị kiến thức: nghĩa là đi đôi luyện đức với luyện tài.

Luyện tài là gì, xin không cần nhắc lại thêm nữa. Bạn yêu thích môn học nào và có khả năng trong môn học nào, hãy đi sâu vào môn học đó, khối học đó, phấn đấu hết mình chiếm lĩnh những tri thức và rèn luyện những kỹ năng liên quan, sau này giúp ích cho bản thân, cho xã hội, cho Tổ quốc.

Quan trọng hơn là luyện đức. Đến những dòng này của bài viết, tôi xin một lần nữa khẳng định chữ tâm của con người là quan trọng nhất ở mọi lúc mọi nơi. Để làm nên một tâm hồn trong sáng như một thanh âm trong trẻo trong cuộc đời, ta hãy biết học hỏi theo những tấm gương sáng mà ta yêu mến và kính phục: hãy xem họ đã quên mình như thế nào và làm được những gì cho đời. Các bạn trẻ ngày nay thường có thần tượng: thần tượng âm nhạc, thần tượng điện ảnh, thần tượng thời trang. Tại sao ta không có thêm một thần tượng nhân cách như một định hướng cho ta sống đẹp, sống có ích? Các bạn ngày nay hay xem phim hiện đại, nghe nhạc nhiều trường phái, vậy tại sao không dành chút thời gian đọc truyện ngắn, hay những mẩu chuyện Hạt giống tâm hồn trên báo, đài. Có như vậy, tâm hồn ta mới thanh thản hơn và được rèn luyện tốt hơn.

Cuối cùng, nhận thức luôn gắn liền với hành động, không gì rèn luyện tâm hồn tốt hơn là hãy thực hiện những việc làm có ý nghĩa ngay từ bây giờ. Sau này bạn sẽ là bác sĩ, vậy sao bạn không dành thời gian thăm các viện mồ côi nơi có những trẻ em bệnh tật, để hiểu chúng nghĩ gì và tưởng tượng bạn sẽ làm gì với cương vị một bác sĩ. Sau này bạn muốn làm nhà giáo, hãy dành thời gian quan tâm đến cách dạy dỗ của các thầy cô và noi gương trước hết bằng cách thử chỉ bảo cho em mình ở nhà, bằng chính tấm lòng và nhiệt thành của mình. Những việc làm đơn giản ấy không khó đâu bạn ạ.

Hi vọng bạn đã tìm được cho mình đâu là điều quan trọng hơn: chữ tâm hay chữ tài. Bản thân tôi, qua bài viết này, tôi mong các bạn hiểu đúng theo câu thơ của cụ Nguyễn Du “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Và thiết yếu hơn nữa, khi nhận ra điều đó rồi, hãy suy nghĩ và hành động ngay từ bây giờ để được một con người kết hợp hài hòa giữa đức và tài, sự kết hợp của một con người có ích trong xã hội hiện đại. Mong rằng xã hội ta trong hiện tại và tương lai sẽ gồm những con người có tài và lấp lánh ánh sáng của những trái tim lương thiện.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
dogfish ✔
11/08/2021 20:28:46
+4đ tặng

– Chữ tài : Tài năng, sở trường, trí tuệ, vốn hiểu biết sâu rộng về thế giới xung quanh.

– chữ tâm : Vẻ đẹp tâm hồn, sự lương thiện, cách nhìn đời bằng con mắt thấu hiểu và cảm thông, nhìn người bằng trái tim yêu thương khôn xiết.

        ” Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” : Nguyễn Du nhấn mạnh tầm quan trọng của cái tâm trong nhân cách con người. Người đời có giỏi giang đến đâu, tài năng xuất chúng đến đâu, nếu không có cái tâm lớn, cũng không thể trở thành người có ích.

=> Đề cao cái tâm lớn đặt chữ tâm lên trên chữ tài.

=> Đây chính là chủ nghĩa nhân đao sâu sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với trái tim của người nghệ sĩ chân chính, bằng ngòi bút của nhà nhân đạo từ trong cốt tủy, Nguyễn Du đã đem đến cho nền văn học trung đại Việt Nam một nàng Kiều vừa lí tưởng, vừa rất đời bằng ngòi bút phân tích tâm lý tinh tế. Để tạo hình nhân vật Thúy kiều, ông không chỉ sử dụng tài năng trong việc cầm bút, mà chủ yếu viết nên từ tấm lòng trắc ẩn, từ sự hòa nhập đến thấu suốt với đứa con tinh thần của mình.

  Thật đúng như Tiên phong Mộng Liên Đường chủ nhân đã nhận xét:” Lời văn tả như máu chảy ở đầu ngọn bút. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết ; nếu không phải có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy.”

   Chính giá trị nhân đạo ấy đã khiến cho Truyện Kiều trở thành kiệt tác không chỉ của nền văn học Việt Nam mà còn của cả Thế giới.

    ” NGUYỄN DU – một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn. ” 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư