Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phương thức biểu đạt của đoạn văn

                                      Mẹ và quả

                    "... Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
                     Còn những bí và bầu thì lớn xuỗng
                     Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
                     Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
                     Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
                     Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
                     Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
                     Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?"
a. PTBĐ chính của đoạn thơ trên
b. Nêu nội dung đoạn thơ
c. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tác dụng các biện pháp đó

3 trả lời
Hỏi chi tiết
348
2
1
Nguyễn Nguyễn
12/08/2021 09:05:28
+5đ tặng
âu 1 :

PTBĐ : biểu cảm + tự sự + miêu tả

câu 2 :

Đoạn thơ tuy ngắn ngủi nhưng lại cô đọng, hàm súc, ẩn chứa một thông điệp sâu sắc. Bàn tay của mẹ, không chỉ nuôi lớn mỗi mình lũ con mà còn chăm sóc cho vườn cây, cho"những bí và bầu " "lớn xuống". Mẹ vất vả là vậy nhưng đột nhiên, con chợt nhận ra "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh", vẫn dại khờ, vẫn còn nông nổi lắm. Và khi ấy thì dù "tay mẹ mỏi" mẹ vẫn dõi bước theo con. Đoạn thơ muốn gửi gắm tới chúng ta một điều rằng, mẹ đã phải hi sinh, lao động vất vả để nuôi lớn chúng ta vì thế hãy biết cảm ơn, kính trọng mẹ mà cố gắng học tập, cố gắng rèn luyện mình trở thành người có ích để không phụ lòng mẹ cha.

câu 3 :

*chúng tôi _ một thứ quả trên đời


 so sánh "chúng tôi"( lũ con) như một thứ quả trên đời nhận được sự chăm sóc của người mẹ vĩ đại


 tác dụng :

- làm cho đoạn thơ trở nên sống động, phong phú mà gần với cuộc sống thường dân

- thể hiện sâu sắc tình cảm của người con với mẹ: trân trọng, kính mến, biết ơn,...

*một thứ quả non xanh _ người con vẫn dại khờ, bồng bột


 hình ảnh ẩn dụ của một thứ quả non xanh nói lên suy nghĩ của người con. Phải chăng cũng là lời tự trách bản thân khi mẹ đã tốn bao công sức để nuôi dưỡng con vậy mà cho đến tận khi "bàn tay mẹ đã mỏi" con vẫn chỉ là một thứ quả non xanh, vẫn dại khờ, nông nổi phạm nhiều sai lầm trên con đường đời mình đang đi, vẫn chưa làm gì để báo hiếu cho mẹ. Ngoài ra phép ẩn dụ trên cũng làm cho đoạn thơ thêm hấp dẫn, phong phú


 Qua đó, người con bày tỏ lòng thành kính với mẹ,

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tuấn Anh
12/08/2021 09:06:16
+4đ tặng
a/ Biểu cảm
b/ Nói về công ơn to lớn của mẹ
c/ So sánh:                       Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Ẩn dụ :                     Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?"
1
0
+3đ tặng
câu 3 :
 
*chúng tôi _ một thứ quả trên đời
 
 so sánh "chúng tôi"( lũ con) như một thứ quả trên đời nhận được sự chăm sóc của người mẹ vĩ đại
 
 tác dụng :
 
- làm cho đoạn thơ trở nên sống động, phong phú mà gần với cuộc sống thường dân
 
- thể hiện sâu sắc tình cảm của người con với mẹ: trân trọng, kính mến, biết ơn,...
 
*một thứ quả non xanh _ người con vẫn dại khờ, bồng bột
→hình ảnh ẩn dụ của một thứ quả non xanh nói lên suy nghĩ của người con. Phải chăng cũng là lời tự trách bản thân khi mẹ đã tốn bao công sức để nuôi dưỡng con vậy mà cho đến tận khi "bàn tay mẹ đã mỏi" con vẫn chỉ là một thứ quả non xanh, vẫn dại khờ, nông nổi phạm nhiều sai lầm trên con đường đời mình đang đi, vẫn chưa làm gì để báo hiếu cho mẹ. Ngoài ra phép ẩn dụ trên cũng làm cho đoạn thơ thêm hấp dẫn, phong phú
 
→ Qua đó, người con bày tỏ lòng thành kính với mẹ,

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo