Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích các từ phong cách, truân chuyên, uyên thâm, thầm đức, danh nho, di dưỡng tinh thần

câu 2 . giải thích các từ : phong cách , truân chuyên , uyên thâm , thầm đức , danh nho , di dưỡng tinh thần
câu 3 . hãy cho bt vốn tri thức văn hóa sâu rộng của hồ chí minh sâu rộng ntn?tại sao người lại có vốn sâu rộng ấy?
câu 4 . tìm những chi tiết trg văn bản phong cách hồ chí minh để chứng minh lối sống của bác rất giản dị và thanh cao

MN GIÚP E Ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.324
3
0
Chou
12/08/2021 10:32:54
+5đ tặng
  • Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng của Hồ Chí Minh được thể hiện: Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
  • Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng như vậy, Người đã có quá trình tự học, tự nghiên cứu:
    • Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …
    • Đi nhiều nơi trên thế giới, làm nhiều nghề khác nhau, từ những công việc chân tay cực nhọc –  đó là quá trình học hỏi từ thực tiễn và lao động.
    • Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nước đó, vùng đất đó. Sự tiếp xúc, tìm hiểu, học hỏi về văn hoá của Người rất sâu sắc. Người luôn có ý thức chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và không bị ảnh hưởng một cách thụ động.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thần địa ngục
12/08/2021 10:33:20
+4đ tặng

Sinh thời nhà thơ Tố Hữu đã dùng những vần thơ của mình để nổi bật lối sống đầy giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:

“Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta từ già đến trẻ, dù bất cứ ai cũng đều gọi Người một tiếng thân thương - Bác Hồ. Hai tiếng gọi trìu mến đó đã phần nào để thể hiện sự gần gũi của đồng bào ta dành cho Bác. Đó chính là tình cảm kính trọng và tin yêu nhất dành cho Người - vị cha già dân tộc.

Nói về Bác có lẽ chúng ta sẽ phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy bao nhiêu câu chữ để miêu tả hết về một con người, một nhân cách vĩ đại của cả dân tộc. Trong thời chiến lẫn khi đất nước hòa bình Người cũng chưa bao giờ bỏ đi thói quen tiết kiệm, lối sống giản dị khiêm nhường. Thậm chí nó còn trở thành một trong những điều đầu tiên mà Người dạy lại cho con cháu sau này.

Những năm tháng kháng chiến cần lao đầy gian khổ Bác một vị lãnh đạo tối cao của dân tộc nắm trong tay cả vận mệnh tổ quốc thế nhưng cuộc sống của Người vẫn rất bình dị. Hồi còn ở chiến khu Việt Bắc, Người sống trong hang Pác Bó, ăn cháo bẹ rau măng và tinh thần vẫn luôn “sẵn sàng”. Chắc hẳn sẽ chẳng ai quên những vần thơ Người đã viết trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sớm ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.

Trong những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đó, Người vẫn thể hiện một tâm hồn lạc quan phơi phới. Bữa ăn của Người chỉ vài món rau dưa đơn giản, và Người tuyệt đối không bao giờ để lãng phí cả một hạt cơm nhỏ. Không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà trang phục của Người cũng vô cùng đơn sơ. Tủ quần áo chỉ vài chiếc áo sờn vai, chiếc dép lốp đã bao lần sửa đi vá lại,…

Con người của Bác giản dị không chỉ thể hiện ở cách sống mà còn cả thái độ sống. Bác không hề muốn cầu cạnh hay làm phiền ai. Ăn xong, bát đũa luôn được xếp ngay ngắn vào trong khay thức ăn, đồ ăn thừa xếp lại tươm tất. Điều đáng trân trọng ở vị lãnh tụ này đó chính là Bác luôn chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ rồi gắp riêng không bao giờ có ý nghĩ “để người khác dùng thức ăn thừa của mình”. Chỉ một việc làm tưởng chừng nhỏ bé đó thôi nhưng nó thể hiện tấm lòng sự trân trọng công lao của người dân lao động sản xuất.

Trong thời chiến đã vậy đến khi hòa bình lặp lại Bác trở về thủ đô trong sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào cả nước. Bác đã từ chối căn nhà sang trọng dành cho Chủ tịch nước mà thay vào đó Người chọn cho mình một căn nhà sàn cũ của anh thợ điện làm chỗ nghỉ ngơi. Ngôi nhà sàn ấy chỉ vỏn vẹn có 3 phòng, chiếc giường ngủ khiêm tốn nằm trong góc bàn. Tuy nhiên dưới bàn tay khéo léo sắp xếp của Người, ngôi nhà ấy lúc nào cũng thoáng gió mát mẻ và gọn gàng.

Nhà thơ Tố Hữu có dịp đến thăm nhà Bác đã có những vần thơ sau:

“Nhà bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”

Phía trước ngôi nhà sàn chính là áo cá, là vườn cây trái do chính tay Bác vun trồng. Những cây bưởi, cây vú sữa là tình cảm mà đồng bào khắp nơi gửi tặng đến Người. Ở cương vị một chủ tịch nước, một người nắm quyền lực tối cao thế nhưng bước đến nơi đây ta mới cảm nhận hình như đó là không gian sống của một lão nông tri thức gắn bó chan hòa cùng với thiên nhiên vườn tược.

Tuy được nhận lương cao nhất thời bấy giờ thế nhưng có bao giờ Bác sử dụng những đồng lương ấy cho chính mình đâu. Bác dùng nó để giúp đỡ dân nghèo, gửi đi để chăm sóc chiến sĩ biên phòng, chiếc chổi lông gà mà Bác dùng cũng được Người ghi lại để trừ vào tiền lương hàng tháng.

Chính cuộc sống giản dị đó đã khiến Người tìm được niềm vui sự thanh bạch và an nhiên giữa cuộc đời. Người đã từng có những vần thơ để miêu tả niềm vui cuộc sống của mình: “Sống quen thanh đạm nhẹ người/Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.

Ôi đến đây ta không còn thấy một vị lãnh tụ vĩ đại đứng trên vạn người nữa mà trở về đúng nghĩa một thi nhân ẩn dật, cuộc sống an nhàn mà đầy ý vị. Đó phải chăng chính là cách Người tìm được niềm vui trong những năm tháng đầy cam go quyết liệt của cả dân tộc?

Nói về Bác, nhân cách của Bác có lẽ sẽ chẳng còn từ nào diễn tả hết. Chỉ biết đó là một tấm gương sáng đời đời để biết bao con cháu soi vào. Tình yêu thương, đức tính giản dị của Người chính là những động lực để các con noi theo và hãnh diện.

“Ôi cuộc đời Bác cứ thương ta
Thương một đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông đỏ nặng phù sa”

Vương Kì Thanh_bin ...
hình như ns k liên quan lắm á bn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×