Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao chiến tranh lạnh kết thúc, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển của mình, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm?

Vì sao chiến tranh lạnh kết thúc , hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển của mình, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
317
2
0
Dương Nguyễn Đăng ...
15/08/2021 12:16:10
+5đ tặng
Những nước tư bản phương Tây được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ, một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang với hệ thống chính trị đa đảng, cũng như những quốc gia First-World (chỉ những quốc gia liên kết chung với NATO hoặc chống lại Liên Xô trong Chiến tranh lạnh). Đại đa số các quốc gia First-World là các nước cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến cũng với hệ thống chính trị đa đảng và những tổ chức độc lập, nhưng về mặt kinh tế và chính trị thì họ chi phối chặt chẽ một mạng lưới của những quốc gia cộng hòa kém phát triển và các chế độ độc tài khác, hầu hết trong số đó từng là các thuộc địa cũ của Khối phương Tây[1]. Liên Xô thì tuyên bố mình là một quốc gia theo Chủ nghĩa Marx-Lenin, áp dụng hệ thống chính trị độc đảng được lãnh đạo bởi một cấp lãnh đạo cao nhất là Xô viết tối cao và Bộ chính trị. Các Đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ quốc gia, báo chí, quân sự, kinh tế và những tổ chức địa phương khắp Second World (Second World chỉ những quốc gia vệ tinh hoặc đồng minh của Liên Xô), bao gồm những thành viên của Hiệp ước Warsaw và những quốc gia khác theo Hệ thống XHCN. Điện Kremlin đã tài trợ tiền của cho những đảng cộng sản hoặc cánh tả trên khắp thế giới, nhưng họ bị thách thức vị thế này bởi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông theo sau đó là sự chia rẽ Trung Quốc-Liên Xô vào khoảng những năm 1960. Gần như tất cả các quốc gia thuộc địa đã giành được độc lập trong khoảng thời gian 1945-1960, họ đã trở thành Third World (những quốc gia trung lập) trong Chiến tranh Lạnh.[1]

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
+4đ tặng

Thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao với nhiều sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, phức tạp, khó lường, vừa mang đến cho các quốc gia - dân tộc những thời cơ, vận hội và hy vọng vào tương lai; vừa đặt ra nguy cơ, thách thức và bất an. Thế giới, khu vực đứng trước nguy cơ đe dọa chưa từng có trong lịch sử làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, thương mại và mọi mặt đời sống xã hội cùng với tương quan lực lượng đang chuyển dần sang cục diện mới. Đơn cử, trung tâm kinh tế toàn cầu chuyển dịch mạnh về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kéo theo xu thế liên kết kinh tế - thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ tại khu vực.

Bên cạnh sự điều chỉnh chính sách, đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, làn sóng chống toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, xu hướng cường quyền, dân tộc cực đoan trỗi dậy, sự phát triển vượt bậc về khoa học - công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế giới với nhiều xu hướng mới. Điều này càng trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và đại dịch COVID-19 xảy ra gần đây.
Một là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên quyết liệt, đối đầu trực diện trên các lĩnh vực, tập trung vào khía cạnh kinh tế, trong đó chú ý đến thương mại quốc tế và vấn đề công nghệ. Từ đầu năm 2018 đến nay, ảnh hưởng của “cuộc chiến” thương mại Mỹ - Trung Quốc lan ra toàn cầu. Trước những tác động tiêu cực từ “cuộc chiến” này, lưu thông hàng hóa bị nghẽn, thương mại toàn cầu trở nên suy yếu, từ đó, kéo theo sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, cùng với “cuộc chiến” thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa có hồi kết, ngày càng phức tạp, khó lường, Liên minh châu Âu (EU) hướng nội, bị chia rẽ sâu sắc hơn sau tiến trình Brexit… làm môi trường địa - chính trị bị phá vỡ, xung đột hơn dẫn tới thương mại quốc tế ngày càng bị ảnh hưởng.

Cùng với nhiều động thái khác, như ưu tiên hợp tác song phương, rút khỏi một loạt cơ chế, thỏa thuận quốc tế đa phương, để đạt được mục đích “nước Mỹ trên hết”, “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Mỹ sẵn sàng đưa chủ nghĩa bảo hộ quay lại và phá vỡ trật tự thương mại quốc tế đã tồn tại từ lâu. Nhiều nước như EU, Nhật Bản,… đã điều chỉnh chính sách thương mại để thích ứng với sự thay đổi của Mỹ. Điều này sẽ tạo tiền lệ cho các cách thức ứng xử của các quốc gia khác trong tương lai và làm giảm vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như các cơ chế kinh tế, thương mại đa phương khác. Đồng thời, động thái thắt chặt các biện pháp bảo hộ nằm trong chiến dịch “nước Mỹ trên hết” có thể dẫn tới sự gia tăng về trả đũa thương mại, thậm chí châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại ở phạm vi toàn cầu. Nếu “cuộc chiến” thương mại Mỹ - Trung Quốc còn tiếp tục kéo dài thì sẽ làm gia tăng mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ thương mại với các chính sách can thiệp của nhà nước đối với kinh tế và toàn cầu hóa bị hạn chế.

Hai là, hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến mới chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra. Đại dịch COVID-19 đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, nhất là kinh tế, chính trị, xã hội của hầu hết các quốc gia. Đại dịch COVID-19 được coi là thách thức chưa từng có đối với nhân loại, bởi nó làm đình trệ đột ngột và gần như đồng thời toàn bộ nền kinh tế thế giới, gây ra cú sốc cung - cầu trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống con người. Nền kinh tế thế giới đã và đang trải qua một thời kỳ vô cùng khó khăn chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các biện pháp giãn cách xã hội làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu, các hợp đồng kinh tế bị phá vỡ, các cơ hội kinh doanh bị mất đi, dẫn tới giảm thu nhập của người lao động, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động xấu đến tăng trưởng… Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại và tác động mạnh mẽ, sâu rộng hơn gấp nhiều lần so với các c

Đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã tạo ra nhiều thay đổi trong thói quen mua sắm, tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến. Thói quen mua sắm thay đổi khiến các doanh nghiệp cũng phải thay đổi chiến lược kinh doanh, chú trọng hơn vào quảng cáo số, dịch vụ vận chuyển. Thương mại điện tử là một trong những điểm sáng trong bối cảnh có hàng nghìn doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu người thất nghiệp do đại dịch COVID-19. Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp thúc đẩy kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử, trở thành một trong các trụ cột của chiến lược khôi phục kinh tế do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Cũng chính từ đại dịch COVID-19, các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển nhìn thấy rõ hơn việc đang quá phụ thuộc vào nền sản xuất của Trung Quốc và cần tìm kiếm những nơi đầu tư và những đối tác mới.

Trước những tác động khó kiểm soát của đại dịch COVID-19, các quốc gia sẽ phải cố gắng cân bằng tốt hơn giữa việc tận dụng lợi thế của toàn cầu hóa và bảo đảm một mức độ tự lực cần thiết(1). Điều này dẫn đến việc cấu trúc lại vai trò của nhà nước và thị trường ở phạm vi toàn cầu nhằm đối phó với các nguy cơ đe dọa đến an ninh phi truyền thống, tác động nghiêm trọng đến các nền kinh tế, tương tự đại dịch COVID-19. Các quốc gia có thể đưa ra và thực hiện các chính sách mạnh mẽ đối với doanh nghiệp, công dân nhằm kiểm soát hoạt động và hành vi của họ để tránh sự lây lan của bệnh dịch, cũng như các tác động về kinh tế, an ninh khó lường kéo theo. Sức ép làm thay đổi chính sách có thể được tạo ra theo nhiều kênh, nhiều tầng khác nhau trong quá trình hội nhập quốc tế, như qua các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, các chính phủ nước ngoài, thậm chí qua mạng internet và những công cụ truyền thông hiện đại… sẽ tạo ra tác động nhiều chiều, khó đối phó, khó kiểm soát đối với các nền kinh tế. Dù thế nào đi nữa, toàn cầu hóa vẫn là xu hướng cơ bản, nhưng sẽ được các quốc gia tiến hành một cách thận trọng và có kiểm soát. Những nhân tố cấu thành “nền kinh tế chuỗi” của quá trình toàn cầu hóa, như đầu tư, sản xuất, thương mại, cung ứng, hậu cần, dịch vụ… sẽ có sự dịch chuyển, tổ chức lại ở mọi cấp độ và phạm vi.

uộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã từng xảy ra.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×