câu 8:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích hay, nó đã lột tả được tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ tới người yêu và cha mẹ. Sau khi biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn rồi bị Tú bà lừa ngon ngọt đưa nàng ra lầu Ngưng bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống một mình ở lâu ngưng bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng, chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi. Động từ “gột rửa” đã diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng, mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục. Sau khi đã nhớ về Kim Trọng, nàng đã nhứo đến cha mẹ của mình. Nàng "xót" khi cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Sự tàn phá của thời gian qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phẩn nào đền đáp được công ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn. Tóm lại Kiều là người thủy chung, người con hiếu thảo, người có lòng vị tha đáng trọng.