Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Nguyễn Du tái hiện cảnh lễ hội trong tiết thanh minh và hoạt cảnh du xuân của con người. Con người trong tiết thanh minh đi sửa sang phần mộ tìm về bóng hình quá khứ. Đó là lễ hội truyền thống, Nguyễn Du chứng tỏ tài năng bậc thầy về ngôn ngữ ngay ở câu thơ tự xự ở hai hoạt cảnh này. Lễ là tảo mộ, thăm viếng, sửa sang quét tước phần mộ để tưởng nhớ người thân tổ tiên đã khuất. Hộ là đạp thanh: Lễ và hội trong tiết thanh minh là sự giao hoà độc đáo giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái đã qua và cái sắp tới. Chứng tỏ nhà thơ rất hiểu và trân trọng những giá trị truyền thống văn hoá dân tộc.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Bốn câu thơ sau là ngôn ngữ tự xự tả bức tranh của lễ hội. Một hệ thống danh từ, động từ, tích từ: Gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng. Các danh từ như: “yến anh”, “chị em”, “tài từ”, “giai nhân” gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội, các động từ “sắm sửa”, “dập dìu” gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội, các tính từ “gần xa”, “nô nức” làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội, đồng thời cách nói ẩn dụ nô nức, yến anh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân tất bật, nhộn nhịp nhất là những nam thanh nữ tú, tài tử, giai nhân. Thông qua việc du xuân của họ, tác giả khắc hoạ một truyền thống văn hoá thật đẹp và sống động.
CHẤM ĐIỂM VÀ TẶNG XU CHO MÌNH NẾU THẤY CÓ ÍCH NHÉ !