Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho một truyện ngắn.
Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình thường mà con người buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình. Trong tác phẩm tự sự, tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa đi vào thế giới nghệ thuật tác phẩm.
Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảnh khắc ấy thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương. Khoảnh khắc rất ngắn ngủi, chỉ trong thoáng chốc, đến và qua thật nhanh. Nó tựa như giọt nước giữa đại dương vô tận, như lát cắt của một thân cây. Nhưng thật kỳ diệu, từ những khoảnh khắc nhỏ ấy, người đọc khám phá được cái vĩnh viễn, cái chân lý của cuộc sống mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Văn học Việt Nam hiện đại, có không ít những cây bút truyện ngắn tài năng. Họ đã sáng tạo nên những khoảnh khắc độc đáo kỳ diệu, từ đó tạo ấn tượng đậm sâu trong trái tim người đọc về tác phẩm của mình. Tình huống truyện trong Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn lớp 11 (cơ bản) là những khoảnh khắc kỳ diệu.
Tình huống đợi tàu trong Hai đứa trẻ
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam dài hơn sáu trang sách, cảnh đợi tàu chỉ vẻn vẹn khoảng một trang nhưng giả sử nếu thiếu đi khoảnh khắc đó câu chuyện sẽ nhạt nhẽo và mất đi nhiều dư vị.
Tôi muốn nhắc đến tình huống đợi tàu, một khoảnh khắc ngắn ngủi trong ngày buồn lê thê nơi phố huyện nghèo. Cả phần đầu của truyện, ấn tượng bao trùm là cuộc sống lay lắt, buồn tẻ, tù đọng, bế tắc chìm nghỉm trong bóng tối dày đặc của những người dân nghèo nơi phố huyện. Cuộc sống dường như ngưng đọng, quẩn quanh, chừng ấy con người, chừng ấy sự việc cứ lặp đi lặp lại, thật nhàm chán.
Trong hoàn cảnh ấy, khoảnh khắc đợi tàu không đơn thuần chỉ là một thói quen mà còn thể hiện những ý nghĩa sâu xa. Mở đầu là ánh sáng của đèn ghi, rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, rồi đoàn tàu rầm rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng, tiếng ồn ào của hành khách... Tất cả chỉ trong một khoảnh khắc nhưng lại được nhà văn miêu tả trong sự chờ đợi háo hức, sự hân hoan vui mừng và cả sự hụt hẫng tiếc nuối của chị em Liên và An.
Con tàu là hình ảnh của quá khứ tuổi thơ tươi đẹp, hạnh phúc. Đợi tàu để được nhìn, được mơ tưởng, để nuôi dưỡng kỉ niệm đẹp. Đợi tàu để dõi theo và cũng để mơ tưởng về một thế giới khác hẳn, cái thế giới tràn ngập ánh sáng, âm thanh, cái thế giới của ngày mai vui hơn, sôi động hơn. Đối với chị em Liên, việc đợi tàu còn có ý nghĩa như một thú vui, một trò chơi tuổi nhỏ, một cách để giải tỏa nỗi buồn.
Viết về cảnh đợi tàu của chị em Liên, Thạch Lam bộc lộ miền đồng cảm xót thương đến vô hạn và quan trọng hơn, ông trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng đổi đời của những con người sống trong bóng tối vẫn luôn khát khao hướng đến ánh sáng. Cuộc sống cực khổ, tăm tối đến đâu nhưng khi người ta còn biết hy vọng, biết ước mơ thì vẫn còn rất đáng mến, đáng trọng xiết bao.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |