Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của việc con người không nghiêm khắc với bản thân

Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của việc con người không nghiêm khắc với bản thân.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.245
4
1
Hà Vy
20/08/2021 09:01:35
+5đ tặng
Con người chúng ta, ai cũng muốn được sống một cuộc sống thoải mái, được hưởng thụ, thảnh thơi, không bị bó buộc vào bất cứ khuôn mẫu nào. Chính những suy nghĩ và lối sống này đã ăn sâu vào máu của mỗi chúng ta, tạo thành một thói quen không tốt cho bản thân, sống phóng túng và dễ dãi với bản thân khiến cuộc đời của chúng ta ngày càng xa đọa, tụt dốc không phanh.Vô vàn mục tiêu mà chúng ta thường đặt ra cho năm mới để có thể thực hiện. Tuy nhiên, bạn đã bảo giờ hoàn thành hết những kế hoạch mà bạn đã đề ra cho bản thân vào năm mới chưa? Hay kế hoạch lập ra mỗi năm lại thường bị bỏ qua vì nhiều lý do khác nhau. Mỗi năm, bảng kế hoạch đề ra lại là những điều mà năm cũ chưa từng thực hiện.Hầu hết chúng ta ai cũng khó có thể thực hiện hết những dự định ban đầu. Một ví dụ như, năm 2014, một loạt những kế hoạch được đề ra; năm 2015 lại tiếp tục là kế hoạch của năm trước; năm 2016 tự nói với mình rằng nhất định phải thực hiện; năm 2017, lại tiếp tục là những điều này, vòng vo qua lại, rồi cuối cùng lại trở thành kế hoạch cho năm mới.Cứ như thế, những mục tiêu cứ quay vòng, năm mới lại thực hiện mục tiêu năm cũ, làm bạn cảm thấy chán nản và ghét bản thân vì không thể hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.Nếu như chúng ta không thể kiểm soát được chính bản thân mình, thì chắc chắn những ước mơ, mong muốn mà các bạn đã đề ra trước đó không bao giờ được thực hiện. Thời gian trôi qua trong thoáng chốc không chờ đợi một ai, rất nhiều công việc, dự định chúng ta muốn làm lại nhưng cứ chần chừ rồi kéo dài mãi năm này đến năm kia, đến cuối cùng lại trở về con số không.Cuộc đời chúng ta luôn thất bại, những dự định không đạt được thì làm sao có thể vui vẻ? Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân, tự vấn lương tâm mình rằng vì sao những dự định đó lại không thành hiện thực? Suy cho cùng thì tất cả nằm ở chữ “tự kỷ luật mình”.Ở đây xin kể một chuyện. Tiểu thuyết gia Haruki Murakami, trong khi sáng tác ông đều đặt ra yêu cầu rất nghiêm khắc cho mình. Mỗi sáng ông dậy từ rất sớm, làm việc liên tục 5 – 6 giờ và duy trì nó như một thói quen không bao giờ thay đổi.Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Paris Review mùa hè năm 2004, ông viết: “Khi đang viết dở một cuốn tiểu thuyết, tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc liên tục từ 5 – 6 giờ. Buổi chiều, tôi chạy bộ khoảng 10 km, bơi 1.500m. Sau đó tôi đọc một chút và nghe nhạc. Tôi đi ngủ vào lúc 21 giờ.Tôi giữ thói quen này mỗi ngày mà không cần thay đổi. Sự lặp lại của nó là một điều vô cùng quan trọng, như một thuật thôi miên. Tôi thôi miên bản thân mình để đạt được một trạng thái sâu sắc hơn về tâm trí.Tuy nhiên, để lặp đi lặp lại thói quen này trong thời gian 6 tháng đến 1 năm, đòi hỏi một sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt. Và như vậy, viết một cuốn tiểu thuyết dài giống như một bài luyện tập sống, sức mạnh thể chất cũng cần thiết như sự nhạy cảm về nghệ thuật”.Dậy sớm và đi ngủ trước 10 giờ tối, không ăn khuya, thường xuyên đi dạo và đặt ra kỷ luật viết lách nghiêm túc, Murakami đã có được thành công nhờ tài năng và cả sự khổ luyện.Tự nghiêm khắc với mình, nó có thể là một điều nhàm chán, nhưng nó không bao giờ là vô ích. Tự kỷ luật mình, có thể mang đến cho bạn một cuộc đời “cao cấp”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Chou
20/08/2021 09:03:22
+4đ tặng
Vận động viên thể thao phải luyện tập chăm chỉ mới có thể đạt huy chương trong cuộc thi đấu. Nhà khoa học phải vùi đầu vào các thí nghiệm mới mong đưa ra những phát minh mới. Học sinh muốn đỗ đạt phải dày công đèn sách, dùi mài kinh sử. Nhìn chung, thành công chỉ đến với những ai chịu khó lao động chăm chỉ, miệt mài. Chân Phước Richard Rolle cho rằng: “Muốn lên thiên đàng, chúng ta phải vượt qua một chặng đường đầy cố gắng, phải tập tành các nhân đức, cầu nguyện liên lĩ, những tư tưởng tốt lành, những việc làm phúc đức…”. Cũng vậy, Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Chúng ta cùng xem xét điều Lỗ Tấn nói có đúng không?Thành công là đạt được những điều mong ước. Mà để đạt được điều mong ước đó, người ta không có cách nào khác là bỏ công sức ra lao động miệt mài. Thomas Alva Edison bỏ ra mỗi ngày hai mươi giờ để làm việc, nên ông mới có hơn hai ngàn năm trăm bằng phát minh. Để đưa ra các định luật nổi tiếng đánh đổ nhiều quan niệm lâu đời, Newton hiếm khi đi ngủ trước hai giờ khuya. Ngoài ra, ông còn nhiều lần quên ăn quên ngủ. Còn ông bà Curie phải vất vả nấu hàng tấn quặng thô để tinh chiết ra chất radium trong bốn mươi lăm tháng trời. Chính Franklin đã nói: “Siêng năng cày cấy đúng thời – Tới mùa lúa chín của Trời đầy kho”. Do đó, thành công được đánh đổi bởi công lao khó nhọc làm việc vất vả, nên người lười biếng sẽ không thể có được thành công đích thực trong cuộc sống.Sống trên đời, con người ta phải lao động để có cái ăn cái mặc. Đó là một nghĩa vụ, như ca dao Việt Nam có câu: “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Tục ngữ Việt Nam thì nói: “Tay làm, hàm nhai”. Còn Franklin thì cho rằng: “cáo ngủ không bắt được gà”. Chính Thánh Phaolô cũng nói rất cương quyết: “Ai không làm thì đừng có ăn”. Khi ở giữa các giáo đoàn, Thánh Phaolô không muốn thành gánh nặng cho các tín hữu, ngài làm nghề dệt bao bố để sinh sống. Còn những kẻ lười biếng là những kẻ chỉ thích ở không, sợ vất vả khó nhọc, sợ làm việc thì thật đáng chê trách, đáng bị lên án. Như thế thì làm sao kẻ lười biếng có được thành công? Một anh nhân viên lười biếng, sợ công việc, nên đi muộn, về sớm, trốn tránh công việc nếu không bị đuổi việc sớm thì cũng chỉ là một nhân viên quèn mà thôi, chứ không mong chi được thăng chức, được tăng lương.Để đạt được thành công, người ta không chỉ chịu khó làm việc, mà còn phải ham thích công việc, phải làm việc một cách tích cực đến mức không muốn nghỉ ngơi. Thánh Tôma Aquinô cho rằng: “không làm việc, không có niềm vui”. Còn Thánh Don Bosco thì trả lời khi các con cái ngài khuyên ngài nghỉ ngơi rằng: “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Một mẫu gương ham thích công việc là ông Heinrich Schlieman. Ông say mê công việc khảo cổ đến nỗi đã bỏ ra bốn chục năm đào bới khắp các hòn đảo mới tìm ra thành Troy và nhiều di thành quách khác đã được nhắc trong các truyện thần thoại cổ. Trong khi đó, người lười biếng còn là người trễ nãi, lừng khừng, không yêu thích, không tha thiết với công việc. Do đó, người lười biếng không thể có được thành công. Một anh sinh viên chẳng có một tí ham thích chuyện học hành, thường xuyên đi học muộn, trốn học, không mấy khi lên thư viện nghiên cứu, mãi la cà ở quán café, quán nhậu…đến cuối năm nếu thi cử nghiêm túc thì cơ may đậu của anh ta rất thấp. Nếu may mắn ra trường được, và tiếp tục thói lười biếng đó, cuộc đời của anh ta không có gì là sáng sủa.Công việc luôn đòi hỏi người ta làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, làm đến nơi đến chốn được. Như thế mới hoàn thành tốt công việc và đạt được yêu cầu của công việc. Hay nói cách khác là thành công trong công việc. Người kế toán phải tính toán kĩ lưỡng, chi tiết từng con số trong sổ sách, thì mới có được sự chính xác. Để tổng kết nên những định luật đặt nền móng cho ngành di truyền học, ông tổ ngành di truyền là Menden đã phải trồng, theo dõi, kiểm tra và tính toán tổng kết về sự khác nhau giữa các hạt đậu Hà Lan mà ông làm thí nghiệm. Ông phải quan sát nhiều đến mức cuối đời ông bị mù cả hai mắt. Trong khi đó, những kẻ lười biếng là kẻ làm việc cẩu thả, làm cho có làm, làm cho xong công việc thì không thể đạt kết quả cao trong công việc được. Một bác sĩ lười biếng, làm việc thiếu cẩn thận tỉ mỉ, thì rất dễ dàng gây ra những điều đáng tiếc cho bệnh nhân và tai họa cho chính bản thân. Một anh thợ xây mà thiếu cẩn thận, công trình anh ta làm mau chóng xuống cấp, mau chóng hư hại, để rồi anh ta sớm muộn cũng bị truy cứu. Những kẻ lười biếng như thế nhanh chóng bị xã hội loại thải, chứ không mong chi thành công.Tóm lại, thành công luôn đòi hỏi con người ta nhiều sự cố gắng nổ lực hết mình. Do đó, không thể có thành công nếu cứ mãi sống một cách buông thả, lười biếng được. Những kẻ lười biếng chỉ có thể bước vào con đường của thất bại, hoặc may mắn là con đường tầm thường thôi. Hơn nữa, những kẻ lười biếng thường bị xã hội chê ghét, xem thường, khinh bỉ, như ca dao có câu: “giàu chi những kẻ ngủ trưa, sang chi những kẻ say sưa tối ngày”. Và ông bà thường khuyên con cháu:

“Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người

Những kẻ lêu lỏng chơi bời

Cũng là lười biếng ta thời tránh xa”.

Do vậy, bàn chân của những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ có thể bước vào con đường thành công được
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×