Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương'

Suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong 'Chuyện người con gái Nam Xương'
ai có bài thì chụp gửi cho mình , mình ko cần bài đánh máy . Bài văn dài từ 3 trang trở lên
3 trả lời
Hỏi chi tiết
170
2
0
thảo
20/08/2021 09:25:01
+5đ tặng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
20/08/2021 09:25:47
+4đ tặng

Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh ở xã hội phong kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện ước mơ muôn thủa của con người, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.

Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh. Tác giả giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và để làm nổi bật vẻ đẹp này nhà văn đã đặt nhân vật vào các hoàn cảnh tình huống cụ thể. Khi mới lấy chồng Vũ Nương cư xử đúng mực, nhừng nhịn, giữ gìn khuôn phép lên chồng nàng có tính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá mức nhưng gia đình vẫn chưa từng phải đến bất hòa.

Khi chồng đi lính Vũ Nương giót chén rượu đầy giặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm thiets, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng được trở về bình yên. Cảm thông với những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. Những lời nói ân tình của nàng khiến mọi người đều xúc động.

Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận Vũ Nương càng tỏ rõ mình là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn – Cảnh vui mùa xuân hay mây che kín núi – Cảnh buồn mùa đông. Nàng lại chảy nỗi buồn thương, nhớ nhung da diết lại thổn thức tâm tình, tiết hạnh của nàng còn được khẳng định: Trong câu nói sau này của chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngỡ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

Khi chồng đi vắng nàng sinh con một mình, vừa nuôi con nhỏ vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng khi già yếu ốm đau hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên bảo. Phẩm hạnh của nàng được ghi nhận trong lời chăn chối của mẹ chồng. Đó là sự đánh khách quan. Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng lo việc ma chay, tế lễ lo liệu như cha mẹ đẻ.

Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về lẽ ra nàng được đón nhận một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vì lời nói vô tình ngây thơ của con, một sự hiểu nhầm bởi tính đa nghi quá mức. Phải kết thúc cuộc đời mình khi quá trẻ.

Vì người chồng thất học lại hay ghen, độc đoán truyền quyền đã không bộc bạch lời nói của con cho mình biết lại còn không chịu nghe lời rãi bầy phân trần, không chịu động lòng trước thái độ khổ đau của vợ. “Cách biệt 3 năm… cho thiếp”. Lời nói này của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng điều đó đâu có được Trương Sinh chấp nhận, khi họ hàng làng xóm bênh vực cho nàng nhưng Trương Sinh không tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình và được người khác làm chứng minh oan cũng không có, nàng đau đớn thất vọng mà than: “Thú vui nghi gia nghi thất… ngay cả ước nguyện cũng không được rãi bày”.

Mọi cố gắng của Vũ Nương đều không được chấp nhận. Tiết hạnh không được tỏ bày, thất vọng tột cùng nàng mượn dòng sông Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rửa sạch tiếng nhơ oan ức. “Kẻ bạc mệnh này… khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than vừa là lời rãi bày vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. Cái chết đau đớn của Vũ Nương cũng là sự đầu hàng của con người trước số phận. Nguyễn Dữ đã thốt lên:

“Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Qua câu truyện từ nhiều thế kỉ trước bằng năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật có chiều sâu hơn, các chi tiết kì ảo được mô tả vừa lung linh vừa hiện thực tạo lên vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh. Tác phẩm là lời tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đương thời nêu bật thân phận nỗi đau của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-nhan-vat-vu-nuong
1
0
Bngann
20/08/2021 09:26:37
+3đ tặng
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

 

 

 

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:

“Giá đây đổi phận làm trai được

 

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:

“ Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.

Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà

Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”

Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo