Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cuộc sống là một vòng tuần hoàn luân chuyển không ngừng với những quy luật tự nhiên. Quy luật ấy đôi khi là sự rạch ròi giữa hai hạn định trái ngược nhau về lẽ sống nhưng cũng liên quan khăng khít với nhau. Đó là ranh giới giữa cho và nhận. Trong cuộc sống, nếu ta nhận được sự giúp đỡ từ người khác thì chắc hẳn cũng sẽ dành cho người đó sự tri ân, trân trọng. Nhưng có khi nào ta biết đến những con người đã hi sinh thầm lặng cho cuộc sống? Họ cũng mang đến cho chúng ta những thành quả lớn lao vậy, nhưng nó đâu phải là thứ gì xa xôi mà là những điều bình dị ta tưởng chừng như nhỏ bé. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy cho đi lòng biết ơn đối với những con người đã đóng góp, cống hiến trong thầm lặng. Lẽ sống đó luôn hiện hữu trong câu nói của R.Tago: “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm”.
Câu nói trên giản dị, ngắn gọn mà ẩn chứa một ý nghĩa triết lý sâu sắc. Ta có thể hiểu câu nói đó như một sự lý giải tự nhiên. Ánh sáng của ngọn đèn tỏa sáng mọi nơi, rọi sáng bóng đêm giúp ta soi rõ mọi vật và không bị lạc lõng trong màn đêm u tối. Nhưng ngọn đèn ấy, ánh sáng ấy không phải tự nhiên mà có. Nó là sản phẩm mà con người làm ra, là sự đóng góp thầm lặng của những “người cầm đèn kiên nhẫn đứng trong đêm”. Họ đều là những nguồn cội làm nên hạnh phúc trong cuộc đời ta, khiến ta không còn cái cảm giác sợ hãi trong đêm tối. Nhưng câu nói của R.Tago phải chăng còn muốn truyền cho ta một điều gì lớn lao hơn thế? Ngọn đèn kia không phải là ngọn đèn bình thường mà là nguồn sáng, nguồn sống của mỗi con người. Đó là thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng từ công lao của bao thế hệ trước. Có lẽ trong màn đêm che phủ thì chỉ một giọt sáng thôi cũng đủ để ta có một chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Nếu ánh sáng của ngọn đèn là thành quả tốt đẹp thì “người cầm đèn” lại tượng trưng cho những đóng góp, những hi sinh thầm lặng. Họ là người mang đến sự sống cho ta nhưng không hiện hữu trước mắt, họ ẩn mình trong bóng đêm – nơi mà ta không nhìn thấy, mà chỉ có thể cảm nhận bằng tâm hồn. Với ý nghĩa như vậy, phải chăng câu nói của R.Tago đã nêu lên một quan niệm nhân sinh đầy tình người? Nó đã đúc kết nên một nét đẹp về đạo lý, nhắc nhở ta về lẽ sống ân nghĩa, biết trân trọng thành quả, biết tri ân những người làm ra thành quả đó và những hi sinh thầm lặng.
Câu nói trên thực sự là một bài học đắt giá về lẽ sống và cách sống trong mỗi con người. Nó “rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi”, khiến ta chợt nhận ra ý nghĩa thực sự của lòng biết ơn và sự hi sinh thầm lặng . Câu nói của R.Tago từ những điều bình dị giản đơn mà nâng lên thành lẽ sống và trở thành đạo lý sống trong mỗi con người. Phải chăng đó là sự biết ơn, sự tri ân với những người đã đóng góp thầm lặng cho cuộc đời? Câu nói tuy ngắn gọi mà giàu tính nhân văn, nó hướng tâm hồn ta về một lẽ sống trọn vẹn đúng nghĩa – một lẽ sống ân nghĩa thủy chung. Đạo lý ấy đòi hỏi chúng ta phải nhớ tới cội nguồn, nhớ tới thế hệ đi trươc, đồng thời phải nghĩ đến những lớp người mai sau. Bởi vậy mà chúng ta đừng bao giờ quên đi cội nguồn hạnh phúc và cũng đừng bó hẹp trong phạm vi của cái “nhận” mà hãy cho đi lòng biết ơn – đó là cách tốt nhất để đáp trả sự giúp đỡ. Hãy cố gắng để trở thành “người cầm đèn” cho các thế hệ mai sau.
Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng đã từng nhận được sự giúp đỡ. Hãy cố gắng để trở thành “người cầm đèn” cho các thế hệ mai sau.
Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng đã từng nhận được sự giúp đỡ, đó đôi khi là sự xoa dịu trong tâm hồn hay những thành quả vật chất. Khi nhận sự giúp đỡ đó đòi hỏi con người phải biết ơn và tri ân với những người đã giúp đỡ mình. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta – tất cả điều đó thấm sâu trong lòng ta công ơn của bao người. Ngày nay, ta được sống trong một đất nước hòa bình phải chăng cũng là công lao của thế hệ cha anh đi trước? Nếu nhận thức được điều đó, ta đã bước cao hơn một bậc trong tâm hồn, đã khắc sâu được lòng biết ơn trong lẽ sống của mình. Nhưng trong cuộc sống mấy ai đã biết tri ân với những người tạo ra thành quả, tri ân với những hi sinh thầm lặng ấy? Họ là những người bội bạc, chưa phát triển trong nhận thức và chắc hẳn luôn có sự lung lay khi đứng trước ranh giới cho – nhận. Đến lúc đó chẳng phải mối quan hệ giữa con người với con người sẽ tồn tại một khoảng trống hay sao? Thế hệ mới biết lẽ sống ân tình thủy chung cũng như một hành trang quan trọng để ta bước vào đời và đi đến những nẻo đường thành công.
Câu nói của R.Tago quả thực như một hồi chuông thức tỉnh những con người chưa có lẽ sống đẹp. Bài học triết lý sâu nặng ấy là sự biết ơn, trân trọng những thành quả và tri ân những người làm ra nó – những con người đã đóng góp, đã hi sinh thầm lặng cho cuộc đời. Hãy sống như vậy để cuộc đời ta được trải dài trên những trang tình cảm cao đẹp, để ta có được một bến neo đậu trong tâm hồn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |