Nguyễn Dữ là một trong những tên tuổi lớn của văn đàn trung đại Việt Nam. Một trong những câu chuyện văn chương có độ phổ biến với công chúng bạn đọc sâu sắc nhất của ông chính là Chuyện người con gái Nam Xương nằm trong tác phẩm Truyền kì mạn lục. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Vũ Nương, một người phụ nữ hội tụ đầy đủ những phẩm chất đáng quý những tiêu chuẩn của một người phụ nữ nhưng trớ trêu thay số phận lại chịu nhiều nghịch cảnh.
Vũ Nương là người tính tình nết na thùy mị. Lấy chồng là Trương Sinh, chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về một người đàn ông đêm đêm vẫn đến nhà. Trương sẵn tính hay ghen, mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Thị Thiết chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.
Ngay từ đầu truyện, Vũ Nương đã được giới thiệu “tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Với vai trò làm vợ, Vũ Nương thể hiện phẩm chất chung thủy, đảm đang. Trương Sinh có tính hay ghen. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng bất hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu bình an trở về. Nàng xem trọng hạnh phúc gia đình hơn giàu sang tiền bạc. Sau khi Trương Sinh đi lính, nàng ở nhà sinh con và nuôi con một mình, chung thủy chờ chồng
Xem thêm: Sự biến đổi của đất trời sang thu (bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh) được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì? Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ như thế nào
Với mẹ chồng, Vũ Nương thể hiện người con dâu hiếu thảo. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.Khi bà cụ mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, thương con, Vũ Nương đêm đến chỉ bóng mình trên vách bảo với con là cha Đản, những mong được bù đắp tình cảm nhưng không ngờ đó là lưỡi dao oan nghiệt dẫn đến bi kịch của nàng.
Người thiếu phụ tận tuỵ , hiếu nghiã ấy còn là một người vợ thuỷ chung đối với chồng. Trong suốt ba năm chồng đi chinh chiến, người thiếu phụ trẻ trung xinh đẹp đó một lòng một dạ chờ chồng, nuôi con: “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ Nương được mọi người yêu mến bằng tính tình, phẩm hạnh của nàng. Trong cái nhìn nâng niu trân trọng của ông, Vũ Nương là con người của gia đình, đức hạnh của nàng là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cuộc sống gia đình và làm mọi việc để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc.
Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
Người phụ nữ dịu dàng, hiếu nghĩa , tận tuỵ và chung tình đó đáng ra phải được đền bù xứng đáng bằng một gia đình êm ấm, phúc lộc đề huề.Mặc dù sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Nương đã hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của người mẹ, người vợ,người con dâu. Vẻ đẹp tâm hồn nàng tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Lẽ ra, nàng phải được hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng, nhưng oan nghiệt thay…
Xem thêm: Suy nghĩ của em về lòng dũng cảm
Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ, Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu…..cách biệt ba năm giữ gìn một tiết…..” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trân trọng gia đình, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương. Vũ Nương không còn cách nào để rửa sạch nỗi oan, nhảy xuống bến Hoàng Giang tự tử những mong lấy dòng nước trong xanh để minh oan cho mình. Rồi những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con. Vừa gặp lại Phan Lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt xót thương. Mặc dù đã nặnglời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng controng giây lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, không bợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân của chế độ phụ quyền phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầmtrở thành nguyên nhân gây bất hạnh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đa nghi của Trương Sinh nảy nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương.
Xem thêm: Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn làng của Kim Lân
Tác phẩm ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả biết bao thời kì, biết bao thế hệ. Câu chuyện về Vũ Nương thật nhiều sự cảm động, đáng thương cảm và mến mộ vô cùng. Viết về nhân vật này, Nguyễn Dữ dành nhiều sự trân trọng, thương mến, tiếng nói của Nguyễn Dữ trong tác phẩm cũng thể hiện sự trân trọng sâu sắc với thân phận những người phụ nữ nói chung trong xã hội xưa.