Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy lập dàn ý bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

 hãy lập dàn ý bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu. 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
332
1
0
Toxic
22/08/2021 15:27:36
+5đ tặng
I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.


 
- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.

II. Thân bài

1. Ý nghĩa nhan đề

- Việt Bắc là một địa danh – là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

2. Lời của người ở lại (20 câu thơ đầu)

- Tám câu thơ đầu là tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay:

+ Bốn câu trên, sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình co nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.

+ Cách xưng hô “mình - ta” như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau khiến cuộc chia tay trở nên thân mật, giản dị. Cách xưng hô còn gợi nhớ đến những câu đối đáp trong điệu hát giao duyên khiến những câu thơ nói về cách mạng không khô khan mà trở nên đằm thắm, sâu lắng.

+ Bốn câu thơ tiếp là nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

- Mười hai câu tiếp theo, với việc sử dụng điệp từ “nhớ”, là lời nhắn nhủ dưới hình thức câu hỏi:

+ Nhớ đến thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi, măng mai.

+ Nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ: “miếng cơm chấm muối” nhưng vẫn “đậm đà lòng son”.

+ Nhớ đến quang thời gian hoạt động cách mạng: kháng Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái, ...

+ Đại từ xưng hô “mình” thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa kẻ ở, người đi. Nó giống như cách xưng hô tâm tình, thủ thỉ chân thành.

3. Lời của người ra đi

Video Player is loading.

Pause
Unmute
Remaining Time 7:54
- Bốn câu thơ tiếp khẳng định nghĩa tình thủy chung, mặn mà, “ta với mình, mình với ta”: thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu nhau giữ người đi, kẻ ở.

- Người đi bày tỏ nỗi nhớ đến thiên nhiên Việt Bắc: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, “bản khói cùng sương”, “rừng nứa bờ tre”,... thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

- Nhớ đến con người Việt Bắc:

+ Những con người dù gian khó, vất vả những vẫn có tâm lòng thủy chung, cùng chia sẻ mọi “đắng cay ngọt bùi” trong kháng chiến: “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.


 
+ Nhớ đến những kỉ niệm ấm áp giữa bộ đội và đồng bào Việt Bắc: “lớp họ i tờ”, “giờ liên hoan”, “ca vang núi đèo”.

+ Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.

- Nhớ hình ảnh quân dân Việt Bắc đoàn kết đánh giặc: “ta cùng đánh Tây”, “cả chiến khu một lòng”; khí thế hào hùng của quân dân ta trong các trận đánh: “rầm rập như là đất rung”, “quân đi điệp điệp trùng trùng”, “dân công đỏ đuốc từng đoàn”, ...

- Nhớ những chiến công, những niềm vui thắng trận: “tin vui thắng trận trăm miền ... núi Hồng”

- Nhận xét: nhịp thơ dồn dập như âm hưởng bước hành quân, hình ảnh kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của nhân dân anh hùng.

4. Niềm tự hào, niềm tin gửi gắm Việt Bắc Cách mạng (16 câu thơ cuối)

- Nhớ hình ảnh tươi sáng nơi nguồn cội của cuộc cách mạng: ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ.

- Đoạn thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh, khả năng lãnh đạo của Đảng trong các cuộc cách mạng, niềm tự hào vào những chiến công Việt Bắc.


III. Kết bài

- Khái quát giá trị nghệ thuật: sử dụng thể dân tộc: thể thơ lục bát để nói về tình cảm cách mạng, lối đối đáp, sử dụng đại từ xưng hô linh hoạt (mình – ta), ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…

- Khái quát giá trị nội dung: Bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, là bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/dan-y-phan-tich-bai-tho-viet-bac-van-mau-12

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Anh Daoo
22/08/2021 15:28:49
+4đ tặng

Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

+ Nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng với dòng thơ trữ tình, lãng mạn, mỗi sáng tác của ông đã để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc trong lối viết phóng khoáng trữ tình, những cảm xúc đặc biệt, chữ tình, sâu sắc đối với mỗi sáng tác của mình.

Thân bài: Lập dàn ý bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

+ Bài thơ gồm 3 ý chủ đạo đó là nổi nhớ, niềm hạnh phúc của người đi và kẻ ở

+ Mấy câu thơ đầu đã thể hiện những nỗi lòng lưu luyến, bịn rịn của những người lính cách mạng trước cuộc sống, tình cảm đó đã thể hiện sự sâu sắc trong biết bao nhiêu cảm xúc làm bồn chồn trái tim của những người lính cách mạng.

+ Sự bâng khuâng đó thể hiện nỗi nhớ, cảm xúc đặc biệt sâu sắc trong tâm hồn của con người, những từ ngữ mà tác giả thể hiện đã thể hiện những bâng khuâng, sự xao xuyến của người đi và người ở.

+ Nỗi nhớ còn được thể hiện qua hình ảnh của những sự kiện nổi bật, quan trọng trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều thể hiện sự gắn bó của những người chiến sĩ trên con đường sáng tác của mình.
 

+ Nỗi nhớ về không gian, thời gian của những người lính cách mạng cũng là nỗi niềm sâu sắc, biểu lộ trong những nỗi nhớ thương của con người, cảnh rừng núi Việt Bắc, nỗi nhớ mang tấm lòng thủy chung, son sắt trước những vấn đề của cuộc sống, tình cảm đó đã mang đến cho người đọc những xúc cảm sâu sắc trước cuộc sống, con người và núi rừng Việt Bắc, hình ảnh gợi mở những cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng cho người đọc.
 

+ Phần tiếp theo là tác giả đã nói lên những kỉ niệm nơi Việt Bắc: Kỉ niệm thời đánh tây, nó biểu hiện qua không gian, thời gian, nhẹ nhàng, những từ láy thể hiện sự nhẹ nhàng, những khí phách của người chiến sĩ cách trước con đường chiến đấu, với lối so sánh, các biên pháp nghệ thuật cường điệu đã sử dụng để làm tăng lên giá trị biểu hiện trong tác phẩm.

+ Cuối bài là niềm vui chiến thắng của người chiến sĩ, họ vui vẻ trước những chiến thắng, niềm vui đó cũng thể hiện sự biết ơn về Đảng và Chính Phủ, những nỗi nhớ về vùng miền núi Việt Bắc.

+ Cả bài thơ đã mang đến cho người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, sâu sắc trong tâm hồn của người đọc.

Kết Bài: Bài văn lập dàn ý bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bài thơ mang đến cho người đọc thấy được khung cảnh của vùng miền núi Việt Bắc, những gắn bó, tình cảm, nỗi nhớ đối với vùng miền núi xa xăm, ở đó có tình cảm của những người đồng chí đồng đội vì cách mạng, để đem đến chiến thắng vẻ vang cho dân tộc của mình.

Anh Daoo
chấm điểm nhaaaaaaaaaaaa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×