Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có mấy cái bóng xuất hiện trong tác phẩm. Nêu ý nghĩa của chi tiết cái bóng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
780
1
2
Hằngg Ỉnn
22/08/2021 20:44:34
+5đ tặng

Ý nghĩa chi tiết cái bóng:

• Cách kể chuyện:

 - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.

 - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.

• Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:

 - Bé Đản ngây thơ

 - Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.

 - Vũ Nương yêu thương chồng con.

• Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Th Vinh
22/08/2021 20:44:39
+4đ tặng

*Có 2 cái bóng:

Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha, từ đó nhận ra mình đã nghi oan cho Vũ Nương. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.

Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:

“Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
“Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.

1
2
Unnie
22/08/2021 20:44:49
+3đ tặng
- Có 1 cái bóng xuất hiện trong tác phẩm

Chi tiết cái bóng là đầu mối câu chuyện lại xuất hiện duy nhất một lần ở cuối truyện tạo nên sự bất ngờ, bàng hoàng cho người đọc và tăng tính bi kịch trong truyện.

- Trước hết, đó là chi tiết mở nút và thắt nút cho câu truyện. Thắt nút ở chỗ vì lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông đêm nào cũng đến đã dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương, đồng thời cũng chính chi tiết này mở nút cho câu chuyện, giải tỏa mọi oan khuất của Vũ Nương.

- Chi tiết cái bóng góp phần làm rõ tính cách của nhân vật.

Thứ nhất, với bé Đản là một em bé, chưa hiểu sự đời nên rất hồn nhiên, ngây thơ, nên mới tin cái bóng của Vũ Nương là cha của mình, dẫn đến nỗi oan khuất của mẹ.

Thứ hai: Đối với Trương Sinh: Đây là một người đa nghi, hay ghen, cư xử hồ đồ, phũ phàng, không biết phân biệt phải trái, những điều vô lí trong lời con trẻ.

Thứ ba là đối với Vũ Nương, qua chi tiết cái bóng, ta thấy nàng là một người mẹ thương con, nàng muốn bù đắp cho con phải thiếu vắng tình cha nên chỉ cái bóng trên vách là cha của bé Đản. Đồng thời, nàng là một người chung thủy, yêu thương chồng, luôn khao khát tình yêu và hạnh phúc.

- Làm rõ hơn, tô đậm hơn số phận bi kịch của Vũ Nương  

0
0
Amanda Helen
22/08/2021 22:03:33
+2đ tặng
Ý nghĩa của chi tiết cái bóng :
Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k