Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
23/08/2021 16:06:47

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ, túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được được một cái gì đó của ông.
Câu 5: Dựa vào văn bản kết hợp với thực tế xã hội, lập dàn ý đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm sau: sự đồng cảm,sẻ chia ko hiện hữu như đồ vật nhưng có thể khiến cho mọi người ấm lòng
2 trả lời
Hỏi chi tiết
146
1
0
Anh Daoo
23/08/2021 16:07:58
+5đ tặng

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” (Trịnh Công Sơn). Nhưng hiện tại, cuộc sống với mỗi người thật quá ngắn ngủi bởi những lo toan, bộn bề, nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại mỗi ngày đã và đang cuốn con người vào vòng xoáy của nó. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đang ghì chúng ta sát đất, khiến chúng ta trở nên sống khép kín hơn, thậm chí nhiều khi là vô cảm, xã hội hiện nay dường như đang sống theo kiểu “ thân ai nấy lo”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng: không ai có thể sống cả đời trong cô đơn lạnh lẽo, chúng ta cần có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện chính là qua sự đồng cảm, chia sẻ mà con người dành cho nhau.

Đồng cảm là gì? Đồng cảm là đặt bản thân vào vị trí của người khác để vui với niềm vui và buồn cùng nỗi buồn của họ. Dùng tấm lòng và trái tim để cảm nhận ta sẽ thấy đồng cảm cũng không phải là điều gì đó xa vời, mà thực ra rất gần gũi đến mức ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Đó những cử chỉ, hành động đơn giản mà đôi khi chúng ta không để ý tới: đó là những giọt nước mắt cảm thông,là những cái xiết tay chia sẻ, là những nụ cười khích lệ. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nếu ta biết đau với nỗi đau của người khác, vui với niềm hạnh phúc của người khác. Đôi khi chỉ là một cái nắm tay, một ánh mắt, một lời an ủi nhẹ nhàng, kịp thời, ta đã giúp được một tâm hồn đang trên bờ vực của tuyệt vọng, cho họ niềm tin vào cuộc sống. Và đồng cảm sẽ có ý nghĩa hơn nếu người ta còn biết sẻ chia, đem suy nghĩ của mình chuyển thành hành động. Hãy dành chút tiền lẻ mà bạn có giúp người xin ăn bên đường, hãy nắm tay cụ bà đang lừng khừng bên lối đi và giúp cụ sang đường an toàn vì khi đó cụ đang sợ hãi, hãy dành chút thời gian ở bên người bạn đang buồn của mình bởi khi đó bạn ấy đang cần một người biết lắng nghe. Ai trong cuộc sống này cũng cần được sẻ chia, với người đang vui vẻ, hạnh phúc thì sự chia sẻ của chúng ta là những lời chúc chia vui cùng họ.

Vậy chia sẻ là gì? Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được, người xưa có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng được người khác trân trọng.

Đồng cảm và chia sẻ có mối quan hệ như mối quan hệ nhân quả vậy. Đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Đồng cảm xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.

Ngày nay, thời buổi kinh tế thị trường với nhịp phát triển như vũ bão, con người luôn tìm mọi cách để vươn lên, đẻ không bị tụt lại phía sau. Nhưng nước ta vẫn đang là nước phát triển bởi nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên bên cạnh bức tranh phát triển tươi sáng, đời sống nhân dân no đủ, tiện nghi thì vẫn còn đó bức tranh có nhiều mảng tối, đồng bào ta ở nhiều nơi vẫn còn cảnh ăn đói mặc rét, trẻ em không có điều kiện đến trường, thiên tai lũ lụt, mất mùa liên miên khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bệnh tật hoành hành. Chẳng hạn như trong cơn bão số 10 vừa qua Lũ lụt đã làm hơn 10 người chết, mất tích; hơn 200 người bị thương; hơn 200.000 ngôi nhà bị sập, tốc mái hư hại, trong đó có hơn 12.000 ngôi nhà bị sập, bị ngập; hàng chục vạn ha lúa, hoa màu bị ngập; nhiều tuyến đường, trường học, trạm xá và công trình công cộng bị hư hại nặng nề, tổng giá trị thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước ước tính hơn 11.000 tỷ đồng. Hàng chục nghìn người lâm vào cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ.Lúc này sự đồng cảm, chia sẻ thể hiện qua các hành động thiết thực như: nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cùng lực lượng vũ trang đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia phòng tránh thiên tai, kịp thời khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra. Nhiều nghĩa cử cao đẹp của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, dân quân tự vệ và thanh niên xung kích đã kịp thời sơ tán, cứu hộ, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước; thể hiện trách nhiệm, tình thương yêu, đùm bọc giúp đỡ đối với nhân dân vùng bị bão lũ tàn phá. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”; Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thiết tha kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài nước dành cho đồng bào vùng bị thiệt hại do bão lụt gây ra sự giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất để góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống của nhân dân. Như vậy, nhân dân cả nước đã không để người dân miền Trung phải gánh chịu khổ đau, mất mát một mình mà luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên họ bằng cả vật chất và tinh thần. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi buồn đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ có thêm niềm tin và nghị lực để vượt qua cơn khó khăn hoạn nạn.

Tuy nhiên bên cạnh những trái tim nhân ái, những tấm lòng thơm thảo một lòng muốn giúp đỡ, chia sẻ với đồng bào mình trong cơn khó khăn hoạn nạn hì vẫn còn không ít những kẻ cơ hội, lợi dụng tấm lòng, sự ủng hộ của nhân dân với đồng bào vùng thiên ttai, đồng bào nghèo để biển thủ tiền ủng hộ đút túi riêng, hoặc nhân dịp này mà tranh thủ đánh bóng tên tuổi của mình. Chúng ta phải lên án mạnh mẽ những con người và việc làm như vậy và cũng cần sáng suốt để tránh bị lợi dụng, để sự giúp đỡ của chúng ta đến được với những người cần giúp.

Trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao. Vì ở đời “người với người sống để yêu nhau”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Long
23/08/2021 16:08:42
+4đ tặng

Đối với mỗi cuộc đời con người sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ – dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.



Nguồn: https://vanmauvip.com/doan-van-nghi-luan-200-chu-ve-su-se-chia-trong-cuoc-song.html#ixzz74IpmRfrq
ngô kiên
bạn ơi mình chỉ cần giàn ý thôi
ngô kiên
nhầm bn ơi dàn ý
Long
B Đặt Vấn Đề: – Dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân ái. Đó là đạo lý sống cao cả của người Việt được truyền đến hôm nay. Trong đó lòng nhân ái bao gồm cả sự đồng cảm và sẻ chia. Đây là biểu hiện của một phẩm chất đạo đức cao quý. B, Thân bài: Giải Quyết Vấn Đề: 1, Giải Thích. – Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ, cùng chung một trạng thái tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng. – Chia sẻ là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia” khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt. 2, Bình luận, đánh giá – Biểu hiện của sự đồng cảm và chia sẻ. + Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh gian khổ của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua. + Từ sự đồng cảm sẽ dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất ( nhường cơm sẻ áo) lẫn chia sẻ về mặt tinh thần (động viên, thăm hỏi, lắng nghe…) – Dẫn chứng cụ thể: Ông bà ta vẫn còn lưu lại lối sống đồng cảm sẻ chia qua những câu ca dao tục ngữ như: “Lá lành đùm là rách”, “Thương người như thể thương thân”… Xem thêm: Dàn ý bài: Phân tích nhân vật người Vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân – Thời nay, đồng cảm sẻ chia lại càng được phát huy mạnh mẽ qua những chương trình thiện nguyện, hỗ trợ… ( Cơn sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 khiến thế giới chấn động và mọi người từ khắp nơi đều cầu nguyện lẫn giúp đỡ các nạn nhân để họ vượt qua ỗi mất mát lớn). 3, Tổng kết, bài học nhận thức và hành động Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất “người”, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ờ con người. – Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn…Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. – Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. – Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ. Bài Học: Biết sống đẹp, đồng cảm với gia đình, bạn bè, mọi người. C, Kết luận -Sự sẻ chia đã trở thành bài ca thành tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm của mỗi con người. Tôi đã nghe ở đâu đó câu nói” Dù là hạnh phúc hay bất hạnh thì cũng cần được sẻ chia, vì khi đó niềm vui sẽ nhân đôi còn nỗi buồn sẽ vợi nửa”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo