Trong cuộc sống, sự lạc quan đóng một vai trò vô cùng trong cuộc sống của mỗi con người.
Tôi vẫn nhớ đến câu chuyện kể về một cô gái bé nhỏ trên đường đi bộ tới trường. Mặc dù thời tiết hôm đó có vẻ rất tồi tệ do sức mạnh kèm theo sấm chớp kéo đến nhưng cô bé vẫn kiên tâm tới trường. Vì lo lắng cho cô con gái nhỏ nên người mẹ đã quyết định lái xe tới đón con. Và rồi bà đã bắt gặp một cảnh tượng thật ngạc nhiên, con gái của bà thản nhiên đi giữa cơn giông và cứ sau mỗi lần có tia chớp cô bé lại nhìn lên trời và mỉm cười rạng rỡ. Bà mẹ lại càng ngạc nhiên hơn khi lúc nhận được câu trả lời của con gái khi bà thắc mắc hỏi con: “Con muốn làm cho mình xinh đẹp hơn vì thượng đế cũng liên tục chụp ảnh cho con”.
Câu chuyện tưởng chừng đơn thuần chỉ đang thuật lại mọi chuyện về cô bé nhưng lại mang một ý nghĩa sâu xa và đầy tính giáo huấn. Những tia chớp như những nhát gươm sáng loáng, cắt ngang bầu trời chính là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thách thức mà ta phải trải qua trong cuộc sống, trước những giông tố cuộc đời ấy. Câu chuyện đưa ra cho chúng ta thấy thái độ khác nhau, cô bé nhìn lên trời và mỉm cười sau đó mỗi lần cô bé nhìn thấy tia chớp lóe lên thì lại tưởng tượng rằng thượng đế đang chụp ảnh cho mình là đại diện cho những con người lạc quan, có cái nhìn tích cực trước mọi trở ngại, luôn tìm ra cơ hội để vượt qua những gian nan đó. Ngược lại người mẹ lại lo lắng và ngạc nhiên trước hành động của con gái nhỏ, chính là thái độ của những người bi quan dễ thoái trí, chùn bước khi đối mặt với thách thức chông gai. Như vậy câu chuyện đã gợi cho ta một bài học về cách ứng xử của con người trước gian nan thử thách, sự kiên trì, bình tĩnh bản lĩnh nghị lực, sự chủ động biến khó khăn thành cơ hội. “Người lạc quan thấy cơ hội trong từng khó khăn, người bi quan thấy khó khăn trong từng cơ hội”. Chỉ bằng cách quyết tâm, kiên trì cố gắng khắc phục khó khăn thì ta mới có thể vượt qua những sóng gió gian nguy trước mặt.
Cuộc đời là một hành trình gian nan, nhiều khó khăn. Không ai trong cuộc đời là không phải giáp mặt với chúng vì thế ta không thể lẩn trốn, lùi bước mà phải giữ tâm đối mặt. Có một nhà văn người Mỹ đã từng nói rằng: “Nếu ai đó ban cho tôi một cuộc sống không có khó khăn, thử thách thì thú vị đấy. Nhưng tôi sẽ khước từ nó, vì khi ấy cuộc đời chẳng còn gì đáng sống”. Thách thức không phải là cái rào cản đường bạn mà ngược lại nó là một bậc thềm giúp bạn vượt qua họ, khó khăn có ý nghĩa là bạn đã tiến gần hơn một bước để chạm tới thành công. Vì vậy cứ mạnh dạn mà bước tiếp hãy cứ coi gian nan, hiểm trở là một bài học để rèn luyện bản thân.
Đứng giữa bao sóng gió cuộc đời, lạc quan chính là phương pháp hữu hiệu nhất để ta có dũng khí bước tiếp trước những gian khổ, trở ngại… Con người ta thường là bi quan tuyệt vọng và cảm thấy chán chường. Thế nên cách nhìn lạc quan luôn là cách tốt nhất giúp ta vượt qua tất cả, có lạc quan thì ta mới có thể suy nghĩ thấu đáo và sáng suốt để tìm ra giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống, nó vô hình giúp ta tìm thấy cơ hội dù là nhỏ nhoi. Trong quá trình thực hiện một việc nào đó là quan niệm sống lạc quan suy nghĩ giúp ta phát hiện ra nhiều phương diện, nhiều khía cạnh, nhiều chiều mà người người khác không thấy được. Ngược lại, bi quan chỉ khiến ta nhìn thấy khó khăn trong từng cơ hội. Và khi đã có cái nhìn bi quan, đầu óc ta sẽ không đủ sáng suốt để đưa ra suy nghĩ lý trí nhất cho mình. Nhiều sự thất bại trong cuộc sống cũng bắt nguồn từ chính cái nhìn bi quan không dám hành động mà ra vậy.
Cũng giống như cô bé trong câu chuyện luôn luôn nhìn về phía trước và mỉm cười khi mỗi lần có tia chớp lóe lên ở xung quanh mình, ta bắt gặp rất nhiều tấm gương có lối sống lạc quan như vậy. Đó không ai khác chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Từ khi thầy còn nhỏ đã phải chịu cảnh tật nguyền vì bị mất cả hai cánh tay, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vả vào người khác hay bằng chính đôi chân của mình. Ngay cả ước mơ được đi học đều không được, nhưng thầy không bằng lòng đầu hàng với số phận, thầy đã biến cái khó của mình thành cơ hội để phấn đấu bằng cách luyện viết bằng chân và mọi hoạt động đều làm bằng chân. Chính có cái nhìn lạc quan, sự kiên trì mà sau này Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành thầy giáo khuyết tật đầu tiên của Việt Nam. Đó còn là một câu chuyện rất thú vị về hai công ty giày dép của Việt Nam cùng đầu tư vào thị trường Châu Phi. Công ty thứ nhất cho rằng nơi đây người dân không có thói quen đi giày, đầu tư vào chắc chắn sẽ thua lỗ. Ngược lại công ty thứ hai rất phấn khởi và bắt tay ngay vào đầu tư. Bởi lẽ chính do cái khó khăn là người dân chưa từng đi giày lên đây sẽ là một thị trường rộng lớn để tiêu thụ giày dép, kết quả là công ty thứ hai thu được một dự án rất thành công về nguồn vốn đầu tư này. Như vậy sự lạc quan cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong dự định của mỗi con người.
Câu chuyện thật ý nghĩa và bổ ích khi đưa ra bài học về sự lạc quan của mỗi người, nhưng bên cạnh đó cũng nhằm phê phán những người có cái nhìn bi quan tiêu cực thấy khó khăn là ngại khổ trong cuộc sống. Tuy nhiên với lối sống ngày càng phát triển hiện đại như ngày nay, chúng ta không nên quá lạc quan. Bởi đôi khi, lạc quan quá mức sẽ biến ta thành con người tự phụ. Lạc quan là dựa vào chính khả năng của mình để giải quyết vấn đề, dựa trên cái nhìn tích cực những đôi lúc cũng cần phải dựa vào sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Đó sẽ là nguồn động lực dồi dào, để ta có thể bước tiếp. Nhiều khi đứng trước thách thức quá lớn, ta cũng có lúc bi quan và tìm cho mình một nơi bình yên để suy nghĩ. Cần hiểu được đó không phải là sự nhút nhát, chạy trốn, tiêu cực mà là khoảng dừng, điểm dừng chân tạm thời để mỗi người đều tịnh tâm trên con đường mà ta đã qua và con đường sẽ bước tiếp.
Mẩu chuyện giản dị ngắn gọn, nhưng đã đem tới cho chúng ta một bài học về cách ứng xử của con người trước gian nan, thử thách. Trong hành trang bước đi, bước tới đường đời hãy lạc quan trong mọi hoàn cảnh, có lạc quan thì mới có đủ quyết tâm, ý chí để vượt qua mọi thử thách. Đặc biệt đây là một bài học thực sự cần thiết cho thanh niên ngày nay, sống trong một xã hội phát triển đầy thách thức cần phải có đủ kiến thức nghị lực, ý chí để bước trên con đường gian nan. Khó khăn, thử thách không phải là rào cản, bước phát triển của mỗi chúng ta, cái khó là khó ở mỗi người. Đúng như Nguyễn Bá Học đã nói “Đường đi khó, không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Chỉ cần có sự lạc quan, tự tin, ý chí quyết tâm sắt đá luôn thường trực trong mỗi người thì dù sông có sâu tới mấy, núi có cao cỡ nào thì ta cũng có thể vượt qua để chạm tới đỉnh cao của vinh quang.