LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy chép chính xác khổ thơ thể hiện tình huống của câu chuyện, tình huống này có tác dụng gì

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian về mối quan hệ giữa con người với vầng trăng.

Câu 1(1,5 điểm) Em hãy chép chính xác khổ thơ thể hiện tình huống của câu chuyện. Tình huống này có tác dụng gì trong việc diễn tả mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 2 (1,0 điểm) Xuyên suốt toàn bài là hình ảnh của “vầng trăng”, “trăng”, nhưng kết thúc bài thơ tác giả lại viết là “ánh trăng” và lấy đó đặt làm nhan đề cho tác phẩm của mình. Hãy làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Câu 3 (3,5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Cuộc đối thoại không lời với vầng trăng – người bạn tri kỉ năm xưa đã khiến nhà thơ xúc động mãnh liệt. Con hãy làm rõ nhận định trên bằng một đoạn văn theo phép lập luận Tổng – phân – hợp (độ dài khoảng 12 câu). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép (gạch chân và chú thích)

Câu 4 (0,5 điểm) Cuộc gặp gỡ giữa người và trăng trong bài thơ đã đem đến nhiều cảm xúc sâu sắc cho người đọc. Trong chương trình Ngữ văn THCS mà em đã học cũng có một bài thơ viết về cuộc gặp gỡ giữa người và trăng thật ấn tượng. Theo em, đó là bài thơ nào? Nêu rõ tên tác giả.

Giải hết 4 câu giúp em

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.985
1
0
Anh Daoo
24/08/2021 16:22:16
+5đ tặng
Câu 3

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kiên cường, gian khổ của dân tộc. Nếu trước thời kì đổi mới, ông tập trung viết về chiến tranh với khuynh hướng sử thi thì sau đổi mới ông táo bạo và mạnh mẽ khi dám phơi bày những bất cập của xã hội đương thời. Và bài thơ "Ánh trăng", ra đời vào năm 1978 là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho thơ của Nguyễn Duy sau đổi mới. Đọc bài thơ, người đọc sẽ bị ám ảnh khôn nguôi bởi hình ảnh của vầng trăng - một hình ảnh giàu ý nghĩa và từ đó gợi lên nhiều suy ngẫm.

Trong hai khổ thơ mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Duy đã vẽ nên hình ảnh của vầng trăng trong quá khứ. Khổ thơ mở đầu bài thơ đã gợi nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ cùng tình cảm gắn bó giữa con người với vầng trăng.

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Những câu thơ ngắn, với giọng điệu tâm tình kết hợp với biện pháp liệt kê "đồng", "sông", "bể' cùng điệp ngữ "với" lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh sự gắn bó, thắm thiết bền chặt giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt, hình ảnh "hồi chiến tranh" ở rừng đã gợi lên những năm tháng chiến tranh vất vả, gian khổ, ác liệt. Và để rồi, trong chính hoàn cảnh ấy, vầng trăng trở thành người bạn, trở thành tri kỉ của con người. Trăng như một người bạn thân thiết, gắn bó cùng con người, luôn đồng cam cộng khổ và chia sẻ cùng họ mọi nỗi niềm trên chặng đường hành quân cũng như trong cuộc sống. Thêm vào đó, trong khổ thơ tiếp theo, tác giả đã tập trung làm bật nổi vẻ đẹp của vầng trăng yêu thương, "vầng trăng tình nghĩa".

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Với việc sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ "trần trụi với thiên nhiên', "hồn nhiên như cây cỏ", tác giả Nguyễn Duy đã gợi lên vẻ đẹp bình dị, trong sáng của vầng trăng và có lẽ đó cũng chính là vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ trong tâm hồn con người.

Như vậy, vầng trăng hiện diện như hình ảnh của quá khứ với những kí ức chan hòa, tình nghĩ và thủy chung. Trong những tháng ngày gian khổ, thiếu thốn và vất vả, vầng trăng ấy vẫn luôn đồng hành với con người, trở thành người bạn tri kỉ của họ, cùng họ trải qua và san sẻ bao nỗi niềm trong cuộc sống.

Nếu như trong quá khứ, vầng trăng là tri âm tri kỉ, thì trong cuộc sống hiện tại, trước bước chuyển của thời gian, sự biến đổi của hoàn cảnh đã khiến mọi thứ đổi thay.

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Tác giả đã khéo léo tạo nên sự đối lập trong hoàn cảnh sống của con người ở quá khứ và hiện tại với những tòa nhà cao tầng và ánh điện sáng chói. Sự thay đổi ấy của hoàn cảnh đã làm cho tình cảm của con người thay đổi. Hình ảnh ẩn dụ "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường" đã thể hiện rõ sự thay đổi đó. Giờ đây, dẫu vầng trăng thủy chung, tình nghĩa vẫn còn đó song nó không còn là tri âm tri kỉ nữa mà ngược lại đã bị con người lãng quên, thờ ơ. Câu thơ với hình ảnh ánh trăng đã mang đến một tầng nghĩa khái quát: khi hoàn cảnh sống thay đổi thì con người có thể quên đi những gian khổ, nhọc nhằn của quá khứ song sự lãng quên ấy lại là lẽ thường, bởi nó xuất phát từ những lo toan của cuộc sống hằng ngày.

Những tưởng, giữa cuộc sống phố thị tấp nập và đầy đủ tiện nghi, vầng trăng kia và con người sẽ chẳng còn có cơ hội để gặp lại nhau, song tác giả đã tạo ra một tình huống đầy bất ngờ để làm nên một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa.

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Hình ảnh "vầng trăng tròn" đột ngột xuất hiện, chiếu rọi ánh sáng vào căn phòng tối om đã khiến con người nhận ra vầng trăng tròn đầy, thủy chung, tình nghĩa với bao kỉ niệm tươi đẹp vẫn luôn còn đó, luôn sát cánh và đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh, chỉ có điều đôi lúc vì vô tình mà ta đã lãng quên chúng.

Và để rồi, từ tình huống bất ngờ với cuộc gặp gỡ "đột ngột" ấy với vầng trăng đã mở ra trong lòng nhân vật trữ tình những dòng cảm xúc, những triết lí mãnh liệt và sâu sắc.

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

Cuộc gặp gỡ, đối thoại không lời chỉ "ngửa mặt lên nhìn mặt" trong khoảnh khắc nhưng có lẽ đủ để cảm xúc dâng trào, đủ để lòng người thấy "rưng rưng" xúc động, nghẹn ngào và trước ánh trăng ấy, biết bao suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ đã ùa về. Hình ảnh "trăng cứ tròn vành vạnh" không chỉ diễn tả vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng giữa thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn mà qua đó còn tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, trọn vẹn dù lòng người có đổi thay. Thêm vào đó, với nghệ thuật nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc" đã gợi đến một cái nhìn nghiêm khắc nhưng cũng đầy bao dung, độ lượng. Sự im lặng ấy khiến cho con người phải "giật mình" thức tỉnh.

Tóm lại, hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là một hình ảnh giàu ý nghĩa. Nó không chỉ là vầng trăng của thiên nhiên mà còn là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng của quá khứ nghĩa tình. Đồng thời, từ hình ảnh vầng trăng cũng gợi lên trong chúng ta nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Long
24/08/2021 16:23:18
+4đ tặng
Câu 1: Thình lình đèn điện tắt... đột ngột vầng trăng tròn.
Câu 2:

 Tình huống đó đóng vai trò, ý nghĩa là tình huống nhận thức  giúp đẩy mạch cảm xúc của bài thơ lên cao trào. Đồng thời, tạo ra sự bất ngờ không báo trước làm nhân vật bị đẩy vào sự thụ động để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm. Đó cũng là tình huống cho người đọc thêm hiểu  về hoàn cảnh của con người sau chiến tranh với cuộc sống quen ánh điện cửa gương.

Lặp lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Đồng thời, còn giúp sự đối sánh giữa quá khứ, hiện tại thêm muôn phần rõ nét. Và nó cũng là tiền đề, cơ sở cho những đau đáu trong tâm trạng nhân vật trữ tình.

 
Câu 3: 

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

Câu 4:

Đồng chí- CHính Hữu, Ngắm Trăng - Bác Hồ.

khanggbinn
Bạn giỏi thật,Khen tật đấy
Long
hình như sai chính tả hả? câu trả lời sưu tầm
1
0
No Name
24/08/2021 16:23:52
+3đ tặng
Câu 1 : Chép chính xác khổ thơ thứ 4:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.”
- Tình huống bất ngờ đèn điện tắt, vầng trăng đột ngột xuất hiện.
- Ý nghĩa: làm thay đổi mạch cảm xúc và có tác dụng thức tỉnh con nguời (chuyển từ thái độ vô tình sang xúc động và suy ngẫm về lẽ sống thủy chung ân nghĩa).
Câu 2 : Không phải ngẫu nhiên mà trong bài thơ nhiều lần tác giả nói đến vầng trăng , trăng tròn , còn đến khổ cuối lại là ánh trăng .Vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung , vẹn nghĩa , còn ánh trăng là cái vầng hào quang của quá khứ , là ánh sáng của lương tâm , lương tri , của đạo đức , cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi , thức tỉnh , xua đi những khuất tối trong tâm hồn , làm bừng sáng tâm hồn con người.
Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý : Ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên , mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , là vẻ đẹp bình dị , trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống . Ánh trăng cứ lặng lẽ , biểu tượng cho sự trong sáng vô tư , không đòi hỏi.Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy , bất diệt . Vì thế , ánh trăng không chỉ là chuyện 1 người , 1 thế hệ _ đã từng một thời sống hào hùng, gian khổ, hy sinh _ mà có ý nghĩa với mọi người , mọi thời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư