Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian có phong cách nghệ thuật. Ca dao đã được dùng để thể hiện niềm thương cảm đối với những người lao động trong xã hội cũ. Tiêu biểu về chủ đề đó là bài ca dao:“Thương thay thân phận con tằmKiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơThương thay lũ kiến li tiKiếm ăn được mấy phải đi tìm mồiThương thay hạc lánh đường mâyChim bay mỏi cánh biết ngày nào thôiThương thay con cuốc giữa trờiDầu kêu ra máu có người nào nghe”Bài ca dao là lời than của người lao động tượng trưng cho những thân phận nhỏ bé và chính mình. Bài ca dao đã sử dụng điệp từ” thương thay” để nhấn mạnh nỗi thương cảm, xót xa cho những thân phận nhỏ bé. Những hình ảnh ẩn dụ trong bài là: con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc đã diễn tả nỗi khổ nhiều bề của người lao động. Con tằm tượng trưng cho những thân phận bị bòn rút sức lao động. Lũ kiến tượng trưng cho những thân phận nhỏ nhoi suốt ngày vất vả ngược xuôi, làm lụng mà” nghèo vẫn hoàn nghèo”. Con hạc tượng trưng cho những thân phận lang thang, phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động. Con cuốc tượng trưng cho những thân phận thấp cổ, bé họng, nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ. Bằng những biện pháp nghệ thuật, bài ca dao đã diễn tả niềm xót xa, thương cảm của người lao động với nỗi khổ nhiều bề của những thân phận nhỏ bé và chính mình. Qua bài ca dao, em cảm thấy thương cảm những người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ và xã hội ngày nay sẽ không còn loại người này nữa.