LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

lập dàn ý chi tiết câu tục ngữ "uống nước nhớ nguồn".
2 trả lời
Hỏi chi tiết
327
1
1
Phuong
27/08/2021 19:57:49
+5đ tặng
Dàn ý Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

1. Mở bài

Dẫn dắt vào câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn (Có 2 cách: dẫn dắt trực tiếp và gián tiếp):
+ Dẫn trực tiếp: Bàn về lối sống tình nghĩa, biết ơn của người Việt ta, ông cha ta có câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
+ Dẫn gián tiếp: Thông qua một câu chuyện, một câu nói về lòng biết ơn (Câu chuyện Con hổ có nghĩa, truyện cổ tích Cây khế...) để dẫn dắt đến câu tục ngữ.

 

2. Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ:
- "Uống nước": Thừa hưởng, sử dụng thành quả, giá trị mà thế hệ đi trước mang lại.
- "Nguồn" là nơi cung cấp nước, cũng là biểu tượng cho những người làm ra thành quả, gây dựng nên những giá trị tốt đẹp.
- "nhớ" là sự biết ơn, thái độ trân trọng đối với những người làm ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng thụ.
=> Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn với công lao của cha ông đi trước, những người mang đến cho chúng ta cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
- Mọi thành quả, giá trị đều được tạo dựng bởi sức lao động, mồ hôi, xương máu của con người.
- Biết ơn, trân trọng công lao của người đi trước là thái độ mà mỗi người cần có.
- Khi biết trân trọng, tri ân những người tạo ra "trái ngọt", chúng ta sẽ trở thành những con người sống nghĩa tình, phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Lòng biết ơn cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, sự biết ơn đối với những người đã dùng tâm sức để gây dựng thành quả.
- Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp giúp gắn kết giữa con người với con người, tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết.

* Bài học:
- Biết tự hào trước truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc
- Biết ơn những đóng góp, hi sinh của thế hệ đi trước để chúng ta có cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày nay.
- Có ý thức học tập, rèn luyện và đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước.

3. Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ
- Rút ra bài học cho bản thân

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chi
27/08/2021 19:58:42
+4đ tặng

1. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

  • “Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gì hết
  • “Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dùng để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

⇒ Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
b Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn
c. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

3. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ
Chi
Like và chấm điểm cho mình nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư