LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn ( 7 - 9 câu) viết về vẻ đẹp của nàng Kiều qua những dòng đọc thoại nội tâm

Viết đoạn văn ngắn (7-9 câu) viết về vẻ đẹp của nàng Kiều qua những dòng đọc thoại nội tâm "Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới xa ,Hoa trôi mần mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. "
3 trả lời
Hỏi chi tiết
173
1
1
Hằng Nguyễn
28/08/2021 09:00:02
+5đ tặng

** Em tham khảo đoạn văn dưới đây nhé **

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với "Truyện Kiều". Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã nói lên tâm trạng cô đơn, xót xa, buồn tủi của Kiều, đặc biệt là ở 8 câu thơ cuối. Sau khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ người tình, Kiều lại nghĩ đến thân phận hẩm hiu, cô đơn của mình. Kiều đưa mắt nhìn ra xa, nơi có cửa bể mênh mang để kiếm tìm một bóng hình, một hơi thở nhân gian. Nhưng Kiều chỉ nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ bé như bị nhấn chìm giữa biển khơi vô tận. Có lẽ, con thuyền ấy cũng chính là cô Kiều cô độc lẻ loi nơi lầu Ngưng Bích. Không tìm kiếm được ở xa, Kiều lại đưa mắt về gần. Kiều nhìn thấy giữ ngọn nước chảy trôi ấy một bông hoa trôi bồng bềnh vô định. Bông hoa ấy cũng tượng trưng cho số phận bấp bênh chìm nổi của Thúy Kiều. Ngọn cỏ ngoài kia xanh tươi là thế nhưng nó vẫn nhuốm màu tâm trạng mang một vẻ rầu rầu. Chân mây, mặt đấy, cỏ cây đều xanh đấy nhưng nó chẳng đem lại sự tươi vui tràn đây sức sống. Đúng thật "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Nước biển ngoài kia bị gió cuốn trào, gió xô sóng, sóng va vào nhau tạo nên tiếng ầm ầm. Tiếng sóng biển thét gào phải chăng đang xót thương cho thân phận Thúy Kiều. hay chính lòng Kiều đang thét gào đau thương. Chỉ với 8 câu thơ ta thấy được tâm trạng xót xa đau đớn và cô độc của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích và qua đó cũng cảm nhận được giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
28/08/2021 09:00:17
+4đ tặng
Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.
1
0
htwu aezh
28/08/2021 09:01:51
+3đ tặng
Tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tranh tâm trạng. Trước hết là hình ảnh cánh buồn thấp thoáng nơi của bể chiều hôm, một ánh buồn nhỏ nhoi đơn độc giữa biển nước mênh mông gợi lên thân phận nhỏ bé, cô đơn, gợi nỗi nhớ nhà nhớ quê của Kiều. H/ả hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn về thân phận trôi nổi lênh đênh vô địch giữa sóng nước, cuộc đời của cô không biết sẽ trôi về đâu và bị vùi dập ra sao. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt. Nhưng cũng có trường hợp, màu xanh có khi trở thành màu sắc của bi kịch con người. Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực. Qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư