1. Gấu Bắc Cực
Với chiều cao gần 2m và có trọng lượng từ 500-700kg, Gấu Bắc Cực trưởng thành là một loài động vật săn mồi đáng sợ nhất ở khu vực Bắc Cực. Nhờ vào bộ lông dày bao phủ cả bàn chân, chúng dễ dàng chống chịu được cái lạnh khắc nghiệt ở nơi đây để di chuyển trên những tảng băng lớn nhằm tìm kiếm thức ăn.
Được biết, con mồi chủ yếu của gấu Bắc Cực là hải cẩu, đôi khi chúng cũng săn cá. Đáng chú ý, loài động vật to lớn này có thể bơi hàng trăm km để tìm kiếm thức ăn cũng như nơi ở mới.
2. Hải mã
Hãi mã, hải tượng hay voi biển là một trong những loài động vật to lớn nhất sống ở khu vực Bắc Cực. Chúng thích sống thành đàn lớn với hàng ngàn cá thể và dành phần lớn thời gian nằm phơi mình trên các khối băng khổng lồ. Một con đực trưởng thành có thể đạt chiều dài hơn 1m, nặng khoảng 1.700kg.
Điểm đặc biệt của voi biển là chúng có đôi răng nanh rất dài và to lớn. Nhờ vào đôi răng nanh “cỡ bự” này, chúng có thể dễ dàng phá vỡ những lớp băng dày để tạo ra các lỗ nhằm lấy oxy trong không khi trong lúc kiếm ăn dưới đáy đại dương hoặc di chuyển trong khu vực có tuyết phủ dày.
3. Kỳ lân biển
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình, sống quanh năm ở vùng Bắc Cực. Điểm đặc biệt của loài động vật này là các con được có một chiếc sừng dài, thẳng, có rãnh xoắn ở phía trên hàm trái. Được biết, chiếc sừng “siêu độc” này có mục đích giúp kỳ lân biển chiến đấu với đối thủ cũng như gây ấn tượng với con cái trong mùa giao phối.
4. Cáo tuyết Bắc Cực
Cáo tuyết Bắc Cực hay cáo tuyết, cáo Bắc Cực là một loài cáo nhỏ sinh sống ở lãnh nguyên Bắc Cực. Nhờ vào bộ lông dày màu trắng, chúng dễ dàng hấp thu và giữ nhiệt để sinh tồn trong cái lạnh khắc nghiệt ở nơi đây.
Tuy nhiên, khi bước vào mùa hè, bộ lông trắng của chúng được thay thế bằng bộ lông màu xám. Điều này giúp cáo Bắc Cực có thể ngụy trang với điều kiện môi trường xung quanh nhằm săn các con mồi như thỏ rừng, chim…
5. Cá voi trắng
Cá voi trắng là một trong 2 thành viên nhỏ nhất trong họ cá voi, phân bố không liên tục ở quanh khu vực Bắc Cực và tiểu vùng biển Bắc Cực từ 50-80 độ Bắc, đặc biệt là dọc theo bờ biển của Alaska, Canada, Greenland và Nga. Màu trắng tuyệt đẹp và chiếc trán tròn trĩnh chính là đặc điểm phân biệt chúng với các loài cá voi khác.
Đáng chú ý, cá voi trắng là một trong những loài có đời sống xã hội cao nhất trong thiên nhiên hoang dã. Bởi vì, khi sống trong một quần thể, các cá thể có thể bày tỏ trạng thái cảm xúc với nhau bằng những cử chỉ kỳ lạ hoặc dùng âm thanh để giao tiếp.
6. Linh miêu Canada
Linh miêu Canada sinh sống ở vùng cực Bắc là loài linh miêu lớn thứ 2 trên thế giới (sau linh miêu Á-Âu) thuộc chi linh miêu trong họ nhà mèo. Nhờ vào những chiếc chân dài, chúng có thể dễ dàng di chuyển trong khu vực tuyết phủ dày để săn mồi.
Cũng giống như cáo Bắc Cực, linh miêu Canada cũng có thể thay đổi màu sắc lông (màu trắng vào mùa đông, nâu vào mùa hè) để dễ dàng ngụy trang khi đi săn mồi. Được biết, con mồi chủ yếu của loài động vậy này là thỏ rừng.
7. Bò xạ hương
Bò xạ hương sống trong vùng lãnh nguyên của Bắc Cực lạnh giá. Nhờ vào bộ lông dày có 2 lớp (lớp ngoài dài, lớp trong ngắn), chúng đã dễ dàng sinh sống và tìm kiếm thức ăn trong cái lạnh khắc nghiệt, bão tuyết ở nơi đây.
Được biết, thức ăn chủ yếu của bò xạ hương là cỏ và rêu. Thế nhưng, vào mùa đông, khi thức ăn bị chôn vùi trong tuyết, chúng phải dùng móng guốc để đào rễ cây, cỏ khô để duy trì sự sống cho tấm thân nặng hơn 370kg.
8. Nhạn Bắc Cực
Nhạn Bắc Cực là loài động vật nhìn thấy ánh sáng mặt trời nhiều nhất trong thiên nhiên hoang dã. Bởi vì, vào mùa đông hàng năm, chúng phải di cư đến Nam Cực, vượt qua quãng đường 70.900km để tránh rét. Khi đến mùa xuân, chúng lại bay từ Nam Cực về Bắc Cực để sinh sản.
9. Cú tuyết
Cú tuyết là một loài cú lớn thuộc họ Cú mèo, sinh sống chủ yếu ở vùng cực Bắc. Thị lực và thính giác cực tốt đã giúp loài chim lớn này có thể săn mồi trong các vùng tuyết phủ dày. Được biết, thức ăn của chúng là chuột, chim nhỏ, thỏ rừng.
10. Thỏ Bắc Cực
Nhờ vào bộ lông dày, thỏ rừng Bắc Cực mới có thể sinh sống được ở vùng Bắc Cực lạnh giá và khắc nghiệt. Vì luôn bị các loài săn mồi khác săn đuổi, nên chúng cũng có thể thay đổi màu lông (trắng vào mùa đông, xám vào mùa hè) để ẩn mình trong tuyết hoặc cỏ khô để ngụy trang.