Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhân vật bà cô được khắc họa rõ nét trong cuộc đối thoại giữa hai cô cháu qua những chi tiết miêu tả về giọng điệu, lời nói, vẻ mặt, cử chỉ, thái độ,…
Cười hỏi đứa cháu bằng giọng điệu bỡn cợt : “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không?”
Khi thấy cháu trả lời bằng nét mặt buồn rầu thì bà cô vẫn tiếp tục cái giọng ngọt xớt : “Sao lại không vào…. Có như dạo trước đâu.”, mắt long lanh chằm chặp nhìn đứa cháu tội nghiệp như thỏa thuê, sung sướng.
Thấy cháu khóc, bà không những không thương mà còn cố khắc sâu nỗi đau trong cháu : “Vào mà bắt mợ mày sắm sửa cho và thăm em bé chứ”, cố ý ngân hai tiếng “em bé” để mong bé Hồng ghét bỏ mẹ mình.
Mặc dù thấy cháu khóc ròng trong tiếng nấc nhưng bà cô vẫn chưa thôi cái thủ đoạn của mình mà vẫn tươi cười kể các chuyện về người mẹ tội nghiệp kia.
Vờ đổi giọng nghiêm nghị, vỗ vai an ủi cháu, tỏ sự ngậm ngùi, thương tiếc người anh vừa mới mất.
Bà cô bé Hồng là người có tâm địa đen tối. Bà không hề quan tâm, lo lắng cho cháu mà chỉ muốn kéo đứa cháu đáng thương, tội nghiệp vào một trò đùa độc ác đã dàn tính sẵn để khoét sâu nỗi đau, nỗi bất hạnh của bé Hồng. Bà cô là một người phụ nữ lạnh lùng , ác độc , giả dối, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình máu mủ, ruột già.
Bà cô cũng là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo những hạng người sống tàn nhẫn, không có tình thương trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |