Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đóng vai lão hạc xưng tôi. Kể 1 kết thúc mới cho câu chuyện

Đóng vai lão hạc xưng tôi. Kể 1 kết thúc mới cho câu chuyện. (kể lão hạc dc cứu sống)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
124
2
0
Nguyễn Nguyễn
02/09/2021 20:52:49
+5đ tặng

Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Chúng tôi đều nhẹ người hẳn lại.

Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, nói chuyện với thầy tôi, để tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo và bác để khi khác vậy?...

Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng vì câu nói của lão. Hình như lão có chuyện gì chăng???

- Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại cụ ơi. Cụ cứ ngồi xuống đây đi ạ! Tôi làm nhanh lắm!

- Ðã biết thế, cảm ơn bác, nhưng tôi còn muốn nhờ ông giáo một việc...

Rồi tự dưng mặt lão nghiêm trang lại...

- Việc gì thế, cụ? – Ông giáo nhẹ nhàng hỏi.

- Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ!

Tôi cũng thôi nấu khoai, ngồi xuống cùng ông giáo nghe lão Hạc kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Thầy của tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ thầy cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho thầy tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên thầy tôi cũng được,... Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào : con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt. Lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi thầy để lỡ có chết thì thầy đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả... Ôi lão Hạc quả thật xứng đáng để người ta kính trọng và yêu quý. Sau đó, lão về. Chúng tôi nhìn theo dáng gầy gò của lão mà không cầm được nước mắt. Rồi lão sẽ sống ra sao những ngày tháng sau này?... Cuộc đời sao mà thật đáng buồn!!!

Nhìn đời sống hạnh phúc ấm no và khá đầy đủ của người nông dân thời bây giờ, tôi chợt chạnh lòng xót xa cho số phận cùng cực khổ đau mà người nông dân trong xã hội cũ âm thầm gánh chịu. Câu chuyện tôi chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó mãi mãi in sâu vào trong tâm trí cũng như làm sao tôi có thể quên hình ảnh người nông dân nghèo nhưng giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, yêu thương con – Lão Hạc!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
^-^
02/09/2021 20:53:59
+4đ tặng

Tôi là bạn thân của lão Hạc được mọi người gọi với cái tên là " ông giáo". Tôi chỉ là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc - một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ” - Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Tôi hơi giật mình hỏi lại: - Cụ bán rồi? Lão gật gật: - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không đành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi: - Thế nó cho bắt à? Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Giọng lão méo mó, tội nghiệp: - Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô"n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi: - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo: - Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...
1
0
Chou
02/09/2021 20:54:19
+3đ tặng

Vì không có tiền cưới vợ, chứng kiến người con gái mình yêu đi lấy người khác, tôi phẫn chí quyết tâm vào tận Nam Kỳ làm phu ở đồn điền cao su đất đỏ. Biền biệt suốt mấy năm trời, tích cóp được ít tiền, nay tôi mới trở về quê, cũng là để chăm sóc cho người cha tuổi già của mình.

Về tới đầu làng, cảnh vật của làng mình không thay đổi nhiều, tuy có phần xơ xác, tiêu điều hơn xưa. Có lẽ là do cách mạng về nàng, người dân cũng sôi nổi hơn. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền.

Chẳng mấy chốc, khu vườn quen thuộc đã hiện ra trước mắt, nhưng lạ thay, sao cả vườn đều ngập trong cỏ dại, ngôi nhà tranh thì cũ kĩ, siêu vẹo, im lìm. Tôi cất tiếng gọi cha, không một lời đáp lại. Nhấc chiếc cửa liếp ra, tôi ngó vào trong: mạng nhện chăng đầy; nắng chiếu qua lỗ thủng trên mái. Không khí lạnh lẽo và mùi ẩm mốc xông lên khiến tôi bất chợt rùng mình. Một cảm giác lo sợ xuất hiện. Tôi vội chạy sang nhà ông giáo để hỏi thăm tin về cha.

Ông giáo nhìn thấy tôi thì nhận ra ngay, ông bảo tôi ngồi xuống rồi từ từ ông kể cho nghe, ông rót chén nước rồi bảo tôi phải bình tĩnh, rồi ông từ từ kể về những ngày cuối đời của người cha tội nghiệp:

- Từ hôm anh đi, ông cụ buồn lắm! Sớm tối chỉ có cậu Vàng quanh quẩn bên cạnh. Cả tổng đói, cả làng đói. Ông cụ đứt bữa thường xuyên. Lúc thì kiếm được cái gì ăn cho qua ngày. Thỉnh thoảng sang bên tôi chơi, ông cụ cứ tự trách mình vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, để con phải lưu lạc tha phương kiếm sống. Một buổi chiều, ông cụ nhờ tôi trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này anh về thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Ông cụ còn gửi tôi giữ giùm ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán hoa lợi thu được từ mảnh vườn suốt mấy năm qua và tiền bán cậu Vàng. Khốn khổ! Nhắc đến chuyện phải buộc lòng bán nó vì không nuôi nổi nữa, ông cụ cứ khóc vì ân hận là đã nỡ lừa nó. Ông cụ bảo thà chết chứ không bán mảnh vườn của mẹ anh để lại cho anh.

Tôi không ngờ rằng ngày mình trở về lại nghe một tin sét đánh như vậy, cha tôi mất rồi. Ông lại chọn cái chết đau đớn nhất, bi thảm nhất. Bởi chính tay ông tự tay xin Binh Tư ít bả chó để kết thúc cuộc sống này. Để cố giữ cho tôi mảnh vườn và ba mươi đồng bạc, những ngày cuối cùng của cuộc đời ông chẳng dám ăn. Ông giáo còn nói rằng cha tôi chọn cái chết như vậy vì sự ân hận khi bán cậu Vàng luôn giày xéo trong tâm trí, ra đi như vậy thì ông mới thanh thản được

Nghe xong cả câu chuyện thì tôi lặng cả người, nước mắt rơi từ bao giờ không hay. Tôi run run cầm lấy tờ văn tự mà ông giáo đưa cho, vội nói:

- Ông ơi, ông đưa con đi thăm mộ cha với!

Thắp mấy nén nhang cắm lên nấm mộ chưa xanh cỏ, tôi thổn thức tâm sự với người cha hằng yêu quý: “Cha ơi! Con là đứa con bất hiếu, con không nên vì một lúc phẫn chí mà rời bỏ cha, lúc cha cần con nhất con chẳng thể ở bên! Con mong cha tha thứ cho con! Con lầm tưởng là đi kiếm thật nhiều tiền, cho cha những ngày tháng tuổi già đầy đủ, trọn vẹn, giờ thì còn ý nghĩa gì nữa đâu cha ơi!”.

Sự mất mát tột cùng đến quá vội vàng khiến tôi chẳng thể nào nguôi. Tôi ân hận quá! Tôi quyết định lập nghiệp trên chính mảnh đất mà người cha đã dành cả mạng sống của mình để bảo vệ. Tôi nghĩ ở đâu đó, cha sẽ nhìn thấy những việc tôi sẽ làm và được an nghỉ.

 



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×