LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng Văn học là một bài ca về những tình cảm cao đẹp nhất của con người. Em hãy viết một bài văn nghị luận làm sáng tỏ ý kiến trên

4 trả lời
Hỏi chi tiết
5.024
9
15
Hà Thanh
09/01/2018 13:09:44
Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.”
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh như thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.”
Những năm tháng xa quê, giông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kênh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.” (Tản văn Mai Văn Tạo)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
20
8
Trịnh Quang Đức
09/01/2018 13:33:54
Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. Văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn con người, (là một trong những hương nhụy trong mát và thơm lành nhất của tâm hồn con người). Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự kiện, bao tâm trạng, bao thay đổi để có một cái gì của riêng tâm hồn mình, các nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những nỗi niềm rất riêng tư từ những cái rất chung vào các tác phẩm văn học. Và cũng chính từ tâm hồn con người bước ra, văn học đã trở lại xây đắp cho tâm hồn con người biết bao tình cảm, bao suy nghĩ, mơ ước. Sinh ra và lớn lên trong miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, đối với tôi, văn học sản sinh từ hiện thực cuộc sống đó là cả một dòng sông chảy nặng phù sa, chảy qua tâm hồn tôi và bồi đắp cho tâm hồn tôi những tình cảm, mơ ước cao đẹp. Trên lớp phù sa màu mỡ, cây đời mãi mãi xanh tươi.
Ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản rực rỡ như ánh mặt trời đã xua đi màn sương mờ mờ ảo ảo của giai cấp tư sản, xua đi nỗi buồn ai oán và bế tắc của văn học cũ, chỉ để lại trong chúng ta những kết tinh cao đẹp nhất của tâm hồn con người trong những áng văn thơ tiến bộ của dân tộc ta, của thế giới và nhất là nền văn học mới của chúng ta ngày nay - nền văn học của giai cấp vô sản.
Nền văn học tiến bộ ấy đã cho tôi một lí tưởng sống cao đẹp, lí tưởng của người cộng sản với nền móng vững vàng là tình yêu tha thiết. (Quê hương, đất nước và con người).
Tôi yêu quê hương, yêu đất nước thân yêu của chúng ta từ những câu ca dao rất xa xưa mà bà, mẹ tôi đã ru tôi. Tôi yêu quê hương từ những câu ca dao có hương bưởi dịu dàng, có bóng dáng con cò lặn lội bờ sông... Quê hương đất nước ta là xứ sở Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, của nỏ thần An Dương Vương, của những anh hùng Đăm San, Xinh Nhã. Những câu chuyện cổ tích, những anh hùng trong trường ca ấy đã mở ra trước mắt tuổi thơ biết bao nhiêu điều kì diệu, sống động vô cùng:
Hai cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Trong tâm hồn trẻ thơ, câu ca dao ấy đâu chỉ gợi lên hình ảnh một cô thôn nữ tát nước, mà đó là một cô tiên xinh đẹp dịu dàng đang múc lên những gầu ánh trăng vàng sóng sánh. Chao ôi con người quê ta sao đẹp vậy! Cho đến bây giờ, hai câu ca dao vẫn đọng mãi trong tâm hồn tôi hình ảnh tuyệt đẹp của con người và ánh trăng.
Quê hương với những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ đi vào bài thơ. Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, có sức rung động kỳ lạ trong tình yêu quê hương của tôi:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi sáng những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Con sông ấy không chỉ là con sông Trà Khúc, nó còn là con sông Thu Bồn, sông Thạch Hãn... nó còn là con sông quê hương của tuổi thơ.
“Nước gương trong soi sáng những hàng tre", soi cả những mây trời. Nhìn xuống dòng sông ta thấy quê hương làng xóm của ta, ta thấy bè bạn ta, ta thấy cả ta nữa. Tác giả hỏi sông:
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Có lẽ hỏi để mà hỏi thế thôi, chứ quê hương ta nhân hậu nặng nghĩa nặng tình có bao giờ trôi đi những kỉ niệm của ta. Và ta cũng có bao giờ quên những kỉ niệm ấy đâu:
Lòng tôi như mưa nguồn gió biển vẫn trở về lưu luyến bên sông
Lòng tôi bỗng dưng lên một nỗi niềm xúc động kì lạ. Quê hương ơi, tôi sẽ nguyện làm "mưa nguồn, gió biển ” ấy. Một tình yêu lớn lên thêm nhờ một tình yêu.
Quê hương ta rất đẹp và rất anh hùng. Trong thơ văn, hình ảnh đất nước quê hương hiện lên rất bình dị nhưng lòng ta quá đỗi yêu thương, tự hào.
Trong mỗi tin chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi đều nghe âm vang bài Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi ngày xưa. Lịch sử dân tộc đã ghi những trang chiến thắng rực rỡ từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, từ những ngày Lê Lợi “núi Lam Sơn dấy nghĩa”. Phải chăng mỗi thắng lợi hôm nay đều mang khí phách hào hùng thuở trước:
Gươm mùi đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh vài trận tan tác chim muông
Quá khứ của dân tộc ta là quá khứ anh hùng, là quá khứ vinh quang. Tôi yêu quê hương bởi quê hương là một bản hùng anh như vậy. Bài Cáo Bình Ngô là một tiếng kèn chiến thắng mạnh mẽ sôi nổi vượt qua bao thời gian đến với lòng ta và chúng ta một niềm tự hào về truyền thống dân tộc. Lòng yêu quê hương còn là tình yêu chủ nghĩa xã hội tươi đẹp với những con người mới đang phơi phới đi lên. Trong thơ văn của ta, hình ảnh con người mới ấy thật lớn lao, thật đáng yêu:
Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên
(Mùa thu mới - Tố Hữu)
Những con người ấy luôn hướng tới tương lai với một niềm tin mãnh liệt và một sức đi lên phơi phới. Hạ đạp bằng mọi khó khăn, tất cả không gì khuất phục được họ. “Hai cánh tay như hai cánh bay lên", câu thơ có một cái gì thần thoại nhưng cũng rất thật, rất sinh động, lạc vào lòng hình ảnh người lao động mới, đep và hùng dũng như một thiên thần, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đảng ta. Những con người ấy là Chấm, Trọng, Quyện (Cái sân gạch - Đào Vũ) hăng say, cùng nhau đi lên trên con đưừng hợp tác xã hội chủ nghĩa; là Biền (Tầm nhìn xa - Nguyễn Khải) thẳng thắn, cương trực, dám đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm của chế độ cũ còn rơi rớt lại. Những con người ấy tiếp cho tôi một sức sống, một niềm vui lớn lao. Họ rất thấu hiểu đất nước mình còn nghèo nên mỗi người phải xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cả tấm lòng:
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
Ta nâng niu vật nhỏ bé, gom góp chúng để dựng cơ đồ. “Nâng niu” câu thơ còn nhắc chúng ta rằng xây dựng xã hội chủ nghĩa không chỉ bằng bộ óc mà còn bằng cả trái tim. Tôi quí tôi yêu những trái tim của những con người mới ấy.
Còn xã hội chủ nghĩa là con người anh hùng, kiên cường bất khuất trước kẻ thù, quyết tiến công triệt để. Chị Út Tịch với ý sắt đá: “còn cái lai quần cũng đánh” từ cuộc đời đi vào tác phẩm Người Mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã trở thành một ánh sáng rực rỡ, cho tôi một niềm kiêu hãnh lớn lao. Người mẹ anh hùng, người vợ anh hùng, người chiến sĩ anh hùng trong chị út hòa làm một, hiện lên rất sinh động trên từng trang sách, hình ảnh ấy như một hướng sống trong mỗi lòng ta. Anh hùng Núp rất dân tộc mà cũng rất hiện đại trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc cũng là một hình ảnh tiêu biểu cho con người mới. Núp đánh giặc bằng truyền thuyết cây gươm ông Tú, bằng lòng căm thù giặc cao ngất - người ấy từ cuộc đời đi vào tác phẩm họ đi vào tâm hồn tôi, chói lọi như một cùng ánh sáng.
“Căm với vêu hai đợt sóng ào ào" (Xuận Diệu). Bởi yêu thương nên rất căm thù, đó là truyền thống của dân tộc ta.
Tôi không quện được hai câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Câu thơ gợi lên nỗi đau nhức nhối, nỗi căm hờn vô tận. Đâu phải đồng quê ta chảy máu, mà đó là da thịt đồng bào ta đang nát tan, dây thép gai đâu chỉ đâm nát trời quê ta mà đang đâm nát cuộc đời biết bao người thân của ta. Máu trong người ta bỗng dưng sôi lên, câu thơ có sức đẩy kì lạ. Lòng căm thù cháy lên từ câu thơ nghe bỏng rát tâm hồn. Ta căm thù bởi vì ta yêu thương. Ta căm thù kẻ nào phá nát những cái gì mà ta yêu thương.
Văn học cho tôi tình yêu mãnh liệt và cũng cho tôi lòng căm thù sâu sắc:
... Từng viên đạn MỸ
Bắn miền Nam, nát thịt da xương tủy
Của mẹ cha, đồng chí, vợ con
(Có thể nào yên? - Tố Hữu)
Câu thơ như một nỗi day dứt căm hờn có thể nào yên. Tôi cảm thấy cái đau của "từng viên đạn Mỹ bắn vào miền Nam" trong da thịt mình, tôi cảm thấy tiếng gọi trả thù vang lên từ tận đáy lòng. Có biết bao bài thơ văn gợi cho tôi cảm giác ấy.
Từ tình yêu cháy bỏng, lòng căm thù cao độ mà văn học đã truyền cho, tâm hồn tôi bỗng sáng ngời một lí tưởns sông chân chính, lí tưởng cống hiến cho cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước của Tổ quốc ta. Và cao cả hơn, rộng hơn, tôi mơ ước được sống, chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp cao quí trên đời: “Sự nghiệp giải phóng loài người” như Paven Corsaghin đã nghĩ. Văn học đã chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao và cũng cho tôi một đạo làm người chân chính.
Bác Hồ, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc ta đã viết nên một triết lí sống:
Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo)
Cuộc sống là sự đi lên, vấp ngã cũng để đi lên. Tôi hiểu rằng để thực hiện được lí tưởng sống cao đẹp của mình, cần phải rèn luyện trong gian khổ khó khăn, như hạt gạo kia “đem vào giã, bao đau đớn ”
Một con người chân chính không thể cúi đầu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào mà phải đi lên bằng trái tim yêu thương và nhiệt tình. Cuộc sống của chúng ta cần những trái tim của Đan Cô rực lửa, Lôicô (trong truyện ngắn của M. Goóc-ki) đã giúp tôi hiểu rằng hãy hiến dâng trọn đời cho lí tưởng cao quí mà mình đã chọn, có một hướng đi đúng đắn, nhất định ta sẽ tới đích, cho dù vượt muôn ngàn khó khăn gian khổ, bởi vì: “Không thể lấy máu mình dìm chân lí” (M. Goóc-ki). Đó là niềm tin mãnh liệt vào lí tưởng của mình.
Văn học tiến bộ đã cho tôi lí tưởng cộng sản cao đẹp và cũng cho tôi niềm tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng ấy. Bình minh hiện ra trước mắt Bác Hồ trong một lần "Giải đi sớm ” gian nan, vất vả thật tươi sáng, tuyệt đẹp:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tôi đêm tàn quét sạch không
Đó không chỉ là một qui luật của vũ trụ mà là sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. Lòng tôi bừng lên niềm tin vào lí tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Chiến đấu cho lí tưởng là một quá trình rèn luyện mình, rèn luyện ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, bên cạnh những người thanh niên cận vệ, hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi đã rực lên trong tâm hồn tôi một niềm kiêu hãnh một sự bình thản hiên ngang trước kẻ thù:
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết, anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
(Hãy nhớ lấy lời tôi - Tố Hữu)
Đôi mắt anh Trỗi cháy lên ngọn lửa căm thù, và bọn giặc bất lực “rùn lên, xông trói chặt anh hơn”, nhưng chúng làm sao có thể trói được ý chí bất khuất của anh.
Văn học đã xây đắp tâm hồn tôi, đã xây đắp cho tôi lí tưởng sống và cách sống chân chính. Đó là khả năng kì diệu của văn học, sở dĩ văn học có tác dụng lớn lao như vậy bởi vì các nhà văn, nhà thơ của chúng ta đã có ý thức rất rõ về chức năng giáo dục của văn học. Bằng nghệ thuật ngôn ngữ, văn học thường đi sâu vào lòng người hơn bất cứ hình thái nghệ thuật nào khác. Văn học phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ được chọn lọc, sắp xếp, được cách điệu hóa với âm nhạc điệu của mình nên có tác động rất sâu xa trong lòng người đọc, người đọc thường dễ chấp nhận những mảng hiện thực trong văn học, những chân lí trong văn học. Mà văn học mới - văn học của giai cấp vô sản - thì phản ánh trung thực và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới, không thể tô hồng, không thể bôi đen hiện thực, chính vì vậy văn học mới đã cho tôi những tình cầm lành mạnh, những suy nghĩ lớn lao.
Cảm ơn những nhà thơ, nhà văn, những con ong cần mẫn hút hương vị trăm hoa để sản sinh ra mật thơm và ngọt cho đời. Những áng thơ văn tuyệt đẹp của dân tộc ta và của thế giới đã cho tôi lí tưởng sống cao quí, cho tôi đạo làm người chân chính, chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao.
Mãi mãi văn học sẽ là một dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ, dòng sông ấy bất diệt trong thời gian và trong lòng tôi.
6
3
Bạch Ca
09/01/2018 16:39:28
Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. Văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn con người, (là một trong những hương nhụy trong mát và thơm lành nhất của tâm hồn con người). Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự kiện, bao tâm trạng, bao thay đổi để có một cái gì của riêng tâm hồn mình, các nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những nỗi niềm rất riêng tư từ những cái rất chung vào các tác phẩm văn học. Và cũng chính từ tâm hồn con người bước ra, văn học đã trở lại xây đắp cho tâm hồn con người biết bao tình cảm, bao suy nghĩ, mơ ước. Sinh ra và lớn lên trong miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, đối với tôi, văn học sản sinh từ hiện thực cuộc sống đó là cả một dòng sông chảy nặng phù sa, chảy qua tâm hồn tôi và bồi đắp cho tâm hồn tôi những tình cảm, mơ ước cao đẹp. Trên lớp phù sa màu mỡ, cây đời mãi mãi xanh tươi.
Ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản rực rỡ như ánh mặt trời đã xua đi màn sương mờ mờ ảo ảo của giai cấp tư sản, xua đi nỗi buồn ai oán và bế tắc của văn học cũ, chỉ để lại trong chúng ta những kết tinh cao đẹp nhất của tâm hồn con người trong những áng văn thơ tiến bộ của dân tộc ta, của thế giới và nhất là nền văn học mới của chúng ta ngày nay - nền văn học của giai cấp vô sản.
Nền văn học tiến bộ ấy đã cho tôi một lí tưởng sống cao đẹp, lí tưởng của người cộng sản với nền móng vững vàng là tình yêu tha thiết. (Quê hương, đất nước và con người).
Tôi yêu quê hương, yêu đất nước thân yêu của chúng ta từ những câu ca dao rất xa xưa mà bà, mẹ tôi đã ru tôi. Tôi yêu quê hương từ những câu ca dao có hương bưởi dịu dàng, có bóng dáng con cò lặn lội bờ sông... Quê hương đất nước ta là xứ sở Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, của nỏ thần An Dương Vương, của những anh hùng Đăm San, Xinh Nhã. Những câu chuyện cổ tích, những anh hùng trong trường ca ấy đã mở ra trước mắt tuổi thơ biết bao nhiêu điều kì diệu, sống động vô cùng:
Hai cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Trong tâm hồn trẻ thơ, câu ca dao ấy đâu chỉ gợi lên hình ảnh một cô thôn nữ tát nước, mà đó là một cô tiên xinh đẹp dịu dàng đang múc lên những gầu ánh trăng vàng sóng sánh. Chao ôi con người quê ta sao đẹp vậy! Cho đến bây giờ, hai câu ca dao vẫn đọng mãi trong tâm hồn tôi hình ảnh tuyệt đẹp của con người và ánh trăng.
Quê hương với những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ đi vào bài thơ. Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, có sức rung động kỳ lạ trong tình yêu quê hương của tôi:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi sáng những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Con sông ấy không chỉ là con sông Trà Khúc, nó còn là con sông Thu Bồn, sông Thạch Hãn... nó còn là con sông quê hương của tuổi thơ.
“Nước gương trong soi sáng những hàng tre", soi cả những mây trời. Nhìn xuống dòng sông ta thấy quê hương làng xóm của ta, ta thấy bè bạn ta, ta thấy cả ta nữa. Tác giả hỏi sông:
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Có lẽ hỏi để mà hỏi thế thôi, chứ quê hương ta nhân hậu nặng nghĩa nặng tình có bao giờ trôi đi những kỉ niệm của ta. Và ta cũng có bao giờ quên những kỉ niệm ấy đâu:
Lòng tôi như mưa nguồn gió biển vẫn trở về lưu luyến bên sông
Lòng tôi bỗng dưng lên một nỗi niềm xúc động kì lạ. Quê hương ơi, tôi sẽ nguyện làm "mưa nguồn, gió biển ” ấy. Một tình yêu lớn lên thêm nhờ một tình yêu.
Quê hương ta rất đẹp và rất anh hùng. Trong thơ văn, hình ảnh đất nước quê hương hiện lên rất bình dị nhưng lòng ta quá đỗi yêu thương, tự hào.
Trong mỗi tin chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi đều nghe âm vang bài Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi ngày xưa. Lịch sử dân tộc đã ghi những trang chiến thắng rực rỡ từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, từ những ngày Lê Lợi “núi Lam Sơn dấy nghĩa”. Phải chăng mỗi thắng lợi hôm nay đều mang khí phách hào hùng thuở trước:
Gươm mùi đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh vài trận tan tác chim muông
Quá khứ của dân tộc ta là quá khứ anh hùng, là quá khứ vinh quang. Tôi yêu quê hương bởi quê hương là một bản hùng anh như vậy. Bài Cáo Bình Ngô là một tiếng kèn chiến thắng mạnh mẽ sôi nổi vượt qua bao thời gian đến với lòng ta và chúng ta một niềm tự hào về truyền thống dân tộc. Lòng yêu quê hương còn là tình yêu chủ nghĩa xã hội tươi đẹp với những con người mới đang phơi phới đi lên. Trong thơ văn của ta, hình ảnh con người mới ấy thật lớn lao, thật đáng yêu:
Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên
(Mùa thu mới - Tố Hữu)
Những con người ấy luôn hướng tới tương lai với một niềm tin mãnh liệt và một sức đi lên phơi phới. Hạ đạp bằng mọi khó khăn, tất cả không gì khuất phục được họ. “Hai cánh tay như hai cánh bay lên", câu thơ có một cái gì thần thoại nhưng cũng rất thật, rất sinh động, lạc vào lòng hình ảnh người lao động mới, đep và hùng dũng như một thiên thần, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đảng ta. Những con người ấy là Chấm, Trọng, Quyện (Cái sân gạch - Đào Vũ) hăng say, cùng nhau đi lên trên con đưừng hợp tác xã hội chủ nghĩa; là Biền (Tầm nhìn xa - Nguyễn Khải) thẳng thắn, cương trực, dám đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm của chế độ cũ còn rơi rớt lại. Những con người ấy tiếp cho tôi một sức sống, một niềm vui lớn lao. Họ rất thấu hiểu đất nước mình còn nghèo nên mỗi người phải xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cả tấm lòng:
Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
Ta nâng niu vật nhỏ bé, gom góp chúng để dựng cơ đồ. “Nâng niu” câu thơ còn nhắc chúng ta rằng xây dựng xã hội chủ nghĩa không chỉ bằng bộ óc mà còn bằng cả trái tim. Tôi quí tôi yêu những trái tim của những con người mới ấy.
Còn xã hội chủ nghĩa là con người anh hùng, kiên cường bất khuất trước kẻ thù, quyết tiến công triệt để. Chị Út Tịch với ý sắt đá: “còn cái lai quần cũng đánh” từ cuộc đời đi vào tác phẩm Người Mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã trở thành một ánh sáng rực rỡ, cho tôi một niềm kiêu hãnh lớn lao. Người mẹ anh hùng, người vợ anh hùng, người chiến sĩ anh hùng trong chị út hòa làm một, hiện lên rất sinh động trên từng trang sách, hình ảnh ấy như một hướng sống trong mỗi lòng ta. Anh hùng Núp rất dân tộc mà cũng rất hiện đại trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc cũng là một hình ảnh tiêu biểu cho con người mới. Núp đánh giặc bằng truyền thuyết cây gươm ông Tú, bằng lòng căm thù giặc cao ngất - người ấy từ cuộc đời đi vào tác phẩm họ đi vào tâm hồn tôi, chói lọi như một cùng ánh sáng.
“Căm với vêu hai đợt sóng ào ào" (Xuận Diệu). Bởi yêu thương nên rất căm thù, đó là truyền thống của dân tộc ta.
Tôi không quện được hai câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Câu thơ gợi lên nỗi đau nhức nhối, nỗi căm hờn vô tận. Đâu phải đồng quê ta chảy máu, mà đó là da thịt đồng bào ta đang nát tan, dây thép gai đâu chỉ đâm nát trời quê ta mà đang đâm nát cuộc đời biết bao người thân của ta. Máu trong người ta bỗng dưng sôi lên, câu thơ có sức đẩy kì lạ. Lòng căm thù cháy lên từ câu thơ nghe bỏng rát tâm hồn. Ta căm thù bởi vì ta yêu thương. Ta căm thù kẻ nào phá nát những cái gì mà ta yêu thương.
Văn học cho tôi tình yêu mãnh liệt và cũng cho tôi lòng căm thù sâu sắc:
... Từng viên đạn MỸ
Bắn miền Nam, nát thịt da xương tủy
Của mẹ cha, đồng chí, vợ con
(Có thể nào yên? - Tố Hữu)
Câu thơ như một nỗi day dứt căm hờn có thể nào yên. Tôi cảm thấy cái đau của "từng viên đạn Mỹ bắn vào miền Nam" trong da thịt mình, tôi cảm thấy tiếng gọi trả thù vang lên từ tận đáy lòng. Có biết bao bài thơ văn gợi cho tôi cảm giác ấy.
Từ tình yêu cháy bỏng, lòng căm thù cao độ mà văn học đã truyền cho, tâm hồn tôi bỗng sáng ngời một lí tưởns sông chân chính, lí tưởng cống hiến cho cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước của Tổ quốc ta. Và cao cả hơn, rộng hơn, tôi mơ ước được sống, chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp cao quí trên đời: “Sự nghiệp giải phóng loài người” như Paven Corsaghin đã nghĩ. Văn học đã chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao và cũng cho tôi một đạo làm người chân chính.
Bác Hồ, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc ta đã viết nên một triết lí sống:
Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
(Nghe tiếng giã gạo)
Cuộc sống là sự đi lên, vấp ngã cũng để đi lên. Tôi hiểu rằng để thực hiện được lí tưởng sống cao đẹp của mình, cần phải rèn luyện trong gian khổ khó khăn, như hạt gạo kia “đem vào giã, bao đau đớn ”
Một con người chân chính không thể cúi đầu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào mà phải đi lên bằng trái tim yêu thương và nhiệt tình. Cuộc sống của chúng ta cần những trái tim của Đan Cô rực lửa, Lôicô (trong truyện ngắn của M. Goóc-ki) đã giúp tôi hiểu rằng hãy hiến dâng trọn đời cho lí tưởng cao quí mà mình đã chọn, có một hướng đi đúng đắn, nhất định ta sẽ tới đích, cho dù vượt muôn ngàn khó khăn gian khổ, bởi vì: “Không thể lấy máu mình dìm chân lí” (M. Goóc-ki). Đó là niềm tin mãnh liệt vào lí tưởng của mình.
Văn học tiến bộ đã cho tôi lí tưởng cộng sản cao đẹp và cũng cho tôi niềm tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng ấy. Bình minh hiện ra trước mắt Bác Hồ trong một lần "Giải đi sớm ” gian nan, vất vả thật tươi sáng, tuyệt đẹp:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tôi đêm tàn quét sạch không
Đó không chỉ là một qui luật của vũ trụ mà là sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. Lòng tôi bừng lên niềm tin vào lí tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Chiến đấu cho lí tưởng là một quá trình rèn luyện mình, rèn luyện ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, bên cạnh những người thanh niên cận vệ, hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi đã rực lên trong tâm hồn tôi một niềm kiêu hãnh một sự bình thản hiên ngang trước kẻ thù:
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết, anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
(Hãy nhớ lấy lời tôi - Tố Hữu)
Đôi mắt anh Trỗi cháy lên ngọn lửa căm thù, và bọn giặc bất lực “rùn lên, xông trói chặt anh hơn”, nhưng chúng làm sao có thể trói được ý chí bất khuất của anh.
Văn học đã xây đắp tâm hồn tôi, đã xây đắp cho tôi lí tưởng sống và cách sống chân chính. Đó là khả năng kì diệu của văn học, sở dĩ văn học có tác dụng lớn lao như vậy bởi vì các nhà văn, nhà thơ của chúng ta đã có ý thức rất rõ về chức năng giáo dục của văn học. Bằng nghệ thuật ngôn ngữ, văn học thường đi sâu vào lòng người hơn bất cứ hình thái nghệ thuật nào khác. Văn học phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ được chọn lọc, sắp xếp, được cách điệu hóa với âm nhạc điệu của mình nên có tác động rất sâu xa trong lòng người đọc, người đọc thường dễ chấp nhận những mảng hiện thực trong văn học, những chân lí trong văn học. Mà văn học mới - văn học của giai cấp vô sản - thì phản ánh trung thực và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới, không thể tô hồng, không thể bôi đen hiện thực, chính vì vậy văn học mới đã cho tôi những tình cầm lành mạnh, những suy nghĩ lớn lao.
Cảm ơn những nhà thơ, nhà văn, những con ong cần mẫn hút hương vị trăm hoa để sản sinh ra mật thơm và ngọt cho đời. Những áng thơ văn tuyệt đẹp của dân tộc ta và của thế giới đã cho tôi lí tưởng sống cao quí, cho tôi đạo làm người chân chính, chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao.
Mãi mãi văn học sẽ là một dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ, dòng sông ấy bất diệt trong thời gian và trong lòng tôi.
13
4
Quỳnh Anh Đỗ
09/01/2018 19:43:16
Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư