Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tính năng suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người của cả nước và hai vùng đồng bằng trên

mn lm hộ mk 2 câu với ah 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
809
0
0
danh
03/09/2021 13:48:20
+5đ tặng

Sản xuất lúa tháng 11 tập trung vào thu hoạch lúa mùa trên cả nước, thu hoạch lúa thu đông ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chuẩn bị gieo cấy sớm một số trà lúa đông xuân niên vụ 2021.

Diện tích gieo trồng lúa mùa cả nước năm nay đạt 1.584,6 nghìn ha, bằng 98,3% vụ mùa năm 2019. Trong đó, các địa phương phía Bắc gieo cấy 1.050,2 nghìn ha, bằng 98,1%, riêng các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt 484,4 nghìn ha, bằng 97,4%; các địa phương phía Nam gieo cấy 534,4 nghìn ha, bằng 98,8%.

Tính đến trung tuần tháng Mười Một, các địa phương trên cả nước đã cơ bản kết thúc sản xuất lúa vụ mùa. Diện tích thu hoạch cả nước đạt 1.424,7 nghìn ha, chiếm 89,9% diện tích gieo cấy và bằng 98,1% cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc thu hoạch 1.032,7 nghìn ha, chiếm 98,3% và bằng 97,7%; các địa phương phía Nam thu hoạch 392 nghìn ha, chiếm 73,4% diện tích gieo cấy và bằng 99,1%. Tiến độ thu hoạch lúa mùa năm nay chậm hơn cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, hạn hán nên thời gian xuống giống bị chậm từ 10-20 ngày so với thời vụ thông thường. Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và do ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng kéo dài, thiếu nước tưới hoặc đất bị nhiễm mặn nên diện tích gieo cấy lúa mùa 2020 giảm nhiều. Một số địa phương có diện tích lúa mùa giảm nhiều là: Ninh Thuận giảm 2,9 nghìn ha; Thanh Hóa giảm 4,7 nghìn ha; Hà Nội giảm 2,4 nghìn ha; Hải Phòng giảm 2,7 nghìn ha; Hưng Yên giảm 1,9 nghìn ha;…kéo theo sản lượng chung toàn vụ giảm. Mặc dù thời tiết đầu vụ không thuận lợi nhưng trong quá trình cây lúa sinh trưởng và phát triển, điều kiện thời tiết khá thuận lợi nên cây lúa đẻ nhánh nhanh và đồng đều, các loại sâu bệnh xuất hiện nhưng được phòng trừ kịp thời nên năng suất tăng so với vụ mùa năm trước. Năng suất lúa mùa của cả nước năm nay ước tính đạt 51 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với vụ mùa năm trước; sản lượng đạt 8,08 triệu tấn, giảm 20,7 nghìn tấn. Trong đó, năng suất tại các địa phương phía Bắc ước tính đạt 51,7 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng đạt 5,43 triệu tấn, tương đương vụ mùa năm trước. Riêng năng suất lúa mùa vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 56,6 tạ/ha, tăng 1,0 tạ/ha; sản lượng đạt 2,74 triệu tấn, giảm 25,2 nghìn tấn. Tại các địa phương phía Nam năng suất ước tính đạt 49,6 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt 2,65 triệu tấn, giảm 12,8 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2020 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 724 nghìn ha, giảm 0,2 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước. Diện tích gieo trồng lúa thu đông giảm ở một số địa phương do chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả và ảnh hưởng dây chuyền từ vụ hè thu sản xuất muộn. Một số tỉnh có diện tích gieo trồng lúa thu đông giảm so với năm trước do chuyển sang trồng cây ăn quả như Tiền Giang giảm 24,3 nghìn ha; Bến Tre giảm 14,5 nghìn ha; Trà Vinh giảm 10,1 nghìn ha. Bên cạnh đó, do vụ hè thu xuống giống muộn, một số địa phương có diện tích đất đủ thời vụ sản xuất đã tạm cho đất nghỉ, tuy nhiên một số địa phương khác tăng diện tích đất sản xuất trở lại tại một số tiểu vùng năm trước thực hiện xả lũ định kỳ và mở rộng diện tích ngoài vùng đê bao như An Giang tăng 14,3 nghìn ha; Kiên Giang tăng 11,4 nghìn ha; Sóc Trăng tăng 13 nghìn ha. Những nguyên nhân này đã dẫn đến diện tích gieo trồng toàn vụ  lúa thu đông năm 2020 không có nhiều biến động so với vụ thu đông năm trước. Tính đến ngày 15/11/2020, toàn vùng đã thu hoạch được 382,9 nghìn ha lúa, chiếm 52,9% diện tích gieo cấy và bằng 103,9% cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa thu đông ước tính đạt 55,1 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha; sản lượng đạt 3,99 triệu tấn, tương đương vụ thu đông năm trước. Hiện nay còn gần một nửa diện tích lúa thu đông chưa đến kỳ thu hoạch, ngành Nông nghiệp cần tăng cường hướng dẫn người dân theo dõi sát tình hình sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt trên trà lúa đã trổ đòng để tránh sâu bệnh gây hại.

Tính đến ngày 15/11/2020, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 237,9 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 68,1% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tiến độ gieo trồng lúa đông xuân chậm hơn cùng kỳ năm trước chủ yếu do 3 nguyên nhân: (1) Kế hoạch sản xuất lúa đông xuân năm trước được thực hiện sớm hơn lịch xuống giống; (2) do thời gian gần đây mưa nhiều, con nước 30/8 và 15/9 âm lịch dâng lên khá cao; (3) do tâm lý và kinh nghiệm của người dân, xuống giống vào con nước 10/10 âm lịch thường cho năng suất cao hơn nên người nông dân chờ đợi thời điểm này. Vụ đông xuân luôn là vụ sản xuất lớn và quan trọng nhất trong năm, ngành Nông nghiệp các địa phương cần chủ động tuyên truyền, hướng dẫn nông dân ngay từ đầu vụ, tránh tư tưởng chủ quan gieo sạ không tập trung, phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch né rầy, không nên gieo sạ trước khi rầy di trú đến, không nên để có nhiều trà lúa trên cùng một cánh đồng, thời gian xuống giống mỗi đợt cần tập trung 5-7 ngày. Mặt khác, cần vệ sinh đồng ruộng cẩn thận, coi trọng công tác lựa chọn giống lúa chất lượng, có khả năng phòng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo