Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tái hiện bằng lời văn của em nội dung các đoạn của bài thơ Quê Hương theo các gợi ý

Mấy bạn ưi t.l giúp mk vs
Tái hiện bằng lời văn của em nội dung các đoạn của bài thơ Quê Hương theo các gợi ý sau
- đoạn 1 : giới thiệu chung về làng tôi
- đoạn 2 : cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá
- đoạn 3 : cảnh thuyền cài trở về bến
- đoạn4 : nỗi nhớ làng quê của tác giả
6 trả lời
Hỏi chi tiết
5.751
9
15
....^_^....
09/01/2018 18:59:58
Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.
“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.
Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.
Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.
Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
20
7
Nguyễn Khánh Linh
09/01/2018 19:03:28
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh. Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Kết lại, với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
15
3
Phạm Hòa
09/01/2018 19:23:04
Tái hiện bằng lời của em nội dung các đoạn của bài thơ quê hương theo gợi ý sau :
Đọan 1: giới thiệu chung về làng tôi(2 câu đầu)
Đoạn 2:cảnh thuyền chài ra khơi dánh cá (6 câu tiếp)
Đoạn 3:cảnh thuyền chài về bến(8 câu tiếp)
Đoạn 4 Nỗi nhớ làng quê của tác giả (4 câu cuối)
CÂU 2:
Chỉ ra những điểm nổi bật của hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn 2 và đoạn 3(qua những chi tiết về ngoại hình,tâm hồn,cuộc sống,...)
CÂU 3:
Tìm những câu thơ có sử sụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn 2 và chỉ ra hiệu qả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó .
CÂU 4:
Qua bài thơ,em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hạnh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?
17
3
Phạm Hòa
09/01/2018 19:23:05
Tái hiện bằng lời của em nội dung các đoạn của bài thơ quê hương theo gợi ý sau :
Đọan 1: giới thiệu chung về làng tôi(2 câu đầu)
Đoạn 2:cảnh thuyền chài ra khơi dánh cá (6 câu tiếp)
Đoạn 3:cảnh thuyền chài về bến(8 câu tiếp)
Đoạn 4 Nỗi nhớ làng quê của tác giả (4 câu cuối)
CÂU 2:
Chỉ ra những điểm nổi bật của hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn 2 và đoạn 3(qua những chi tiết về ngoại hình,tâm hồn,cuộc sống,...)
CÂU 3:
Tìm những câu thơ có sử sụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn 2 và chỉ ra hiệu qả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó .
CÂU 4:
Qua bài thơ,em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hạnh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?
14
4
Bạch Ca
09/01/2018 19:40:29
Tái hiện bằng lời của em nội dung các đoạn của bài thơ quê hương theo gợi ý sau
a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu (câu 3 - câu 8).
- Câu 3 - 4: Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi.
- Câu 5 - 6: Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mảnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh; một loạt từ ngữ diễn tả thế băng tới của con thuyền: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế lao động hăng say, sức mạnh khoẻ khoắn của người dân chài.
- Câu 7 - 8: Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn. Từ đó, hình ảnh cánh buồm căng gió biển quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng vừa thơ mộng vừa hùng tráng.
b. Cảnh đón thuyền cá về bến sau một ngày lao động (8 câu tiếp).
- Cảnh ồn ào, tấp nập trên bến khi đón thuyền về và niềm vui trước những thành quả lao động, gợi ra một sức sống, nhịp sống náo nhiệt.
- Hình ảnh người dân chài mang vẻ đẹp khỏa khoắn. Cuộc sống vất vả nhưng thi vị.
- Hình ảnh con thuyền: Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn "thấy" sự mệt mỏi say sưa của con thuyền => tình cảm đằm sâu, máu thịt của tác giả trong đó.
7
5
Moon' s Moon' s
09/01/2018 20:34:25
Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.
“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.
Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.
Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.
Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.
# Like Cho Mình Nha ~

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư