Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyễn du miêu tả Thúy Kiều, Thúy Vân qua bút pháp nghệ thuật gì? nhận biết

Nguyễn du miêu tả Thúy kiều, Thúy vân qua bút pháp nghệ thuật gì? nhận biết
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.388
5
2
Thời Phan Diễm Vi
03/09/2021 18:38:43
+5đ tặng

Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.

Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật: Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

=> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy Vân hài hòa với thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Nguyễn Nguyễn
03/09/2021 18:38:52
+4đ tặng

Nghệ thuật miêu nội tâm nhân vật: qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

* Thủ pháp tả cảnh ngụ tình

- Cảnh vật được nhìn qua con mắt của kẻ đang đau buồn như Thúy Kiều tràn ngập 1 màu ảm đạm, u ám, cô liêu: 8 câu thơ cuối bài, cảnh vật được nhìn bằng sự cô đơn, sợ hãi của Kiều, tác giả miêu tả tâm trạng Kiều thông qua những hình ảnh thiên nhiên như thuyền, cánh hoa trôi trên dòng nước, gió thét, sóng gào.

* Thủ pháp độc thoại nội tâm

- Tác giả tả tâm trạng nhớ thương của Kiều với Kim Trọng, với cha mẹ thông qua 8 câu độc thoại nội tâm của Kiều, từ nhớ thương người yêu đến thương xót cho phẩm hạnh, cho mối tình của hai người; từ lo lắng cho cha mẹ đến xót xa đau buồn nghĩ mình khó quay về gặp cha mẹ nữa.

c, Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật:

- Dùng cách gián tiếp để miêu tả nhân vật chính diện: dùng thiên nhiên tả vẻ đẹp, dùng thiên nhiên tả nội tâm; giọng thơ nhẹ nhàng, trang trọng, ưu ái, thương xót.

- Dùng cách trực tiếp để tả nhân vật phản diện: tả trực tiếp ngoại hình, tính cách, hành động, không sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong miêu tả; giọng thơ thể hiện thái độ tức giận, khinh ghét.

- Qua miêu tả dự đoán trước số phận nhân vật.

1
2
Tâm Như
03/09/2021 18:39:41
+3đ tặng

a, Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật:

* Thủ pháp ước lệ tượng trưng: Đây là thủ pháp miêu tả được sử dụng trong văn học Trung đại, lấy vẻ đẹp thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Thiên nhiên là trung tâm, là chuẩn mực của cái đẹp.

- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: Giới thiệu chị em Thúy Kiều: “đầu lòng hai ả tố nga”, “mai cốt cách tuyết tinh thần” – mĩ từ ca ngợi 2 cô gái đẹp người đẹp nết.

+ Tả Thúy Vân: dùng hình ảnh mây, tuyết, hoa, ngọc để nói về vẻ đẹp trong sáng, hiền hậu, đoan trang của Vân.

+ Tả Thúy Kiều: dùng hình ảnh “làn thu thủy, nét xuân sơn” để tả vẻ đẹp đôi mắt của Kiều, ca ngợi tài năng của Kiều “vốn tính trời”, “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”.

- Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, tác giả dùng hình ảnh hoa để tả Kiều: “lệ hoa mấy hàng”, “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”, vừa tả người đẹp, vừa thể hiện nỗi tủi nhục khi phải bán mình chuộc cha.

- Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân”: Tả nam thanh nữ tú đi hội đạp thanh là “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, vẻ đẹp của con người hòa với cảnh sắc thiên nhiên, khiến thiên nhiên thêm sinh động.

⇒ Nhận xét:

- Về ngôn ngữ: tác giả sử dụng ngôn từ trang trọng, mĩ miều, hình ảnh tươi đẹp, trong sáng.

- Hình ảnh: lựa chọn những hình ảnh đẹp trong tự nhiên.

- Qua miêu tả thấy được tuyến nhân vật chính diện, cho thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân vật.

* Thủ pháp tả thực: tả Mã Giám Sinh.

- Giới thiệu nhân vật: “Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh/ Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

- Ngoại hình, tuổi tác: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”.

- Cho thấy phẩm chất con người qua một chuỗi hành động:

+ Không có tôn ti trật tự, con người không có giáo dục: “Trước thầy sau tớ lao xao”, “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”.

+ Bản chất chợ búa, con buôn: “Đắn đo cân sắc cân tài” bắt Kiều đàn hát, làm thơ để xem tài, sau khi ưng ý mới “tùy cơ dặt dìu” hỏi giá, tiếp tục “Cò kè bớt một thêm hai”, coi Kiều như một món hàng và trả giá bốn trăm lượng.

⇒ Nhận xét:

- Tác giả sử dụng ngôn từ tả thực, chỉ dùng 2 câu để tả ngoại hình nhân vật, còn lại tả hành động để cho thấy bản chất con người nhân vật Mã Giám Sinh; sử dụng nhiều tính từ như “lao xao”, “sỗ sàng”, đặc biệt động từ “tót” cho thấy một hành động vô phép tắc, dáng ngồi xấu xí.

- Qua miêu tả thấy được nhân vật phản diện, thể hiện sự khinh ghét của tác giả

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư