Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

04/09/2021 09:46:53

Suy nghĩ của em về triết lý sau trong truyện ngắn Lão Hạc

Suy nghĩ của em về triết lý sau trong truyện ngắn " Lão Hạc"
Chao ôi, đối với những người ở quanh ta nếu ta không tìm mà hiểu họ thì ta chjr thấy họ gàn dở, ngu ngốc ,bần tiện,xấu xa , bỉ ổi....Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương họ
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.504
2
1
Hiển
04/09/2021 09:47:11
+5đ tặng
Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

-------------------HẾT---------------------

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Nguyễn
04/09/2021 09:49:05
+4đ tặng
  Trong cuộc sống, muốn đánh giá một người thì phải nhìn bằng đôi mắt cảm thông và trân trọng, sống một cách đong đầy yêu thương bởi tình yêu thương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Và Nam Cao đã từng có nhân định như vậy về cách đánh giá con người trong tác phẩm Lão Hạc: “…Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”.

    Nam Cao là một tác giả có những tác phẩm rất hay và sâu sắc về đề tài người nông dân. Trong đó Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943. Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 con chó mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn. Con trai lão do không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão không còn đủ sức để đi làm thuê,  Lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương. Lão dùng bả chó để kiết liễu đời mình.

    Đoạn trích trên là lời của ông giáo khi vợ ông nói điều không tốt về Lão hạc. Thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người: Phải đem hết tấm lòng của mình, bằng con mắt của sự cảm thông hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chính xác. Từ đó nhận ra được những phẩm chất đáng quý của họ. 

    Nhận xét tren được chứng minh rất rõ nét qua suy nghĩ và lời nhận xét về lão Hạc. Lão Hạc là một người có những việc làm, hành động rất lẩm cẩm. ông bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Đến khi bán xong lại dằn vặt, đau khổ. Ông gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối… cũng như từ chối mọi sự giúp đỡ đến từ mọi người. Chinh vì những hành động như trên mà các nhân vật đã có cái nhìn không đúng về Lão Hạc khi chưa biết đến sự thật. Vợ ông giáo thì nhìn ở lão Hạc một người có tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”. Bà vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”. Bà không hiểu gì về Lão, lại thêm cái đói, cái khổ nên trở nên ích kỷ, không có một chút cảm thông, thương xót cho lão Hạc.  Binh Tư thì với bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. Hắn nhìn người khác cũng tưởng xấu xa giống như mình vậy. Và cuối cùng là ông Giáo. Ông Giáo là bạn thân nhất của lão Hạc, nhưng chính bản thân ông cũng không hiểu nổi bạn mình. Vì vậy chính ông ban đầu cũng có cái nhìn chưa đúng về lão Hạc : “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông còn chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa” rồi lại đưa ra kết luận: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…”. Nhưng rất may rằng ông giáo là người có tri thức, kinh nghiệm sống, cùng với cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu nên phát hiện ra được những điều sâu xa ẩn chứa của con người qua những biểu hiện bề ngoài. Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông còn chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người có tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài.  Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chóvà ông nhận ra tất cả hành động của Lão tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. Ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn cao cả và phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có phần dở hơi.  Ông chính là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyệnvà có những  kết luận hết sức đúng đắn và sâu sắc về con người.

     Tác giả Nam Cao đã  đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa đầy tinh thần nhân đạo về cuộc đời của con người.  Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ, định hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng cần phải đánh giá một con qua nhiều khía cạnh và bằng sự cảm thông, tình yêu thương.

    Tóm lại câu nói của ông Giáo rất đúng và sâu sắc, đây chính là lời nhắn nhủ của tác giả đến với tất cả mọi người trong việc nhận định, đánh giá con người. Quan điểm này của Nam Cao mãi mãi sáng ngời trong văn học dân tộc và tòn tại mãi với thời gian. Bản thân mỗi con người chúng ta cần vận dụng quan điểm này vào trong cuộc sống để xã hội ngày càng văn minh hơn.
1
1
Quỳnh Như
04/09/2021 10:08:59
+3đ tặng
Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.
1
0
Tâm Như
04/09/2021 13:45:18
+2đ tặng

Một nét độc đáo của bút pháp hiện thực trong văn Nam Cao là đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong đầy phong phú, phức tạp của tâm hồn con người. Để rồi từ đó đưa vào những triết lí nhân sinh sâu sắc. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm thấm đẫm những triết lí về con người, kiếp người khiến người đọc không thể dửng dưng, không thôi day dứt dù những trang sách cuối cùng đã khép lại.

Nam Cao không phải là người đầu tiên lấy thơ văn để triết lí về cuộc đời. Từ xa xưa, văn học đã coi trọng điều này. Ta bắt gặp ý nghĩa triết lí nhân sinh của dân gian về bản lĩnh của người quân tử: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, triết lí sống cao đẹp của nhân dân kí thác vào con cò khi gặp nạn: Có xáo thì xáo nước trong – Đừng xáo nước đục đau lòng cò con, quan điểm ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão trong các truyện cỗ tích Tấm Cám, Thạch Sanh…

Không phải là người khởi nguồn nhưng Nam Cao là người đã kế tục được truyền thống đó của văn chương và nâng nó lên một tầm cao mới, sâu sắc hơn và toàn diện hơn.

Đọc truyện ngắn Lão Hạc của ông, ta càng khẳng định một cách chắc chắn và thấm thìa điều đó.

Trong truyện ngắn Lão Hạc, triết lí nhân sinh của Nam Cao được biểu hiện ở hai phương diện: trực tiếp và gián tiếp, qua những ý nghĩ được phát ra thành lời của nhân vật ông giáo và qua suy nghĩ hành vi, việc làm của nhân vật lão Hạc.

Ở nhân vật lão Hạc, để biểu hiện được những triết lí của mình, Nam Cao đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc biệt: Nghèo khổ về vật chất, thiếu thốn về tình cảm, vừa phải vật lộn để mưu sinh, vừa phải đối mặt với những thách thức, giằng xé với bao trách nhiệm với bản thân, với con cái, với cuộc đời.

Trong hoàn cảnh như thế, lão Hạc đã xử trí thế nào?

Trở lại với nhân vật lão Hạc, hoàn cảnh nghiệt ngã đã không khuất phục được lão. Cuộc đời càng đầy lên những khó khăn và bất hạnh, thì tâm hồn lão càng được mài giũa sáng trong thêm, nhân cách của Lão càng toả rạng hơn. Đỉnh cao của lòng nhân ái, đức hi sinh, lòng tự trọng, sự cao thượng và vị tha, ý thức trách nhiệm, là hành động ứng xử đầy dũng cảm của nhân vật: chọn cái chết. Một cái chết bất thình lình và đau đớn do chính lão tự chọn. Nhưng từ cuộc đời và cái chết của lão Hạc, ta cảm nhận được bao ý nghĩa về cuộc đời.

Lão chết vì muốn làm một con người đích thực. Từ giã mạng sống để giữ lại nhân phẩm con người. Bởi vậy cái chết dữ dội ấy chưa hẳn đã đáng buồn hay ít ra là đáng buồn theo một nghĩa khác. Suy nghĩ và hành động của lão Hạc chính là những triết lí của Nam Cao về cuộc đời: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn. Nam Cao đã tạo dựng niềm tin cho mọi người về một cuộc đời sẽ có thể tốt đẹp lên nếu ai cũng biết sống đẹp như lão Hạc.

Nam Cao không chỉ đã tạo niềm tin cho mọi người về cuộc đời, ông còn tạo niềm tin cho mọi người về con người. Con người không thể buông xuôi đầu hàng hoàn cảnh để đánh mất lương tri và nhân phẩm. Triết lí của lão Hạc là sống nghèo còn hơn sống hèn, sống nhơ bẩn, thà chết trong còn hơn sống đục, thà chấp nhận một cuộc đời ngắn ngủi còn hơn sống mà để phiền luỵ đến mọi người, sống mà vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời, và cả với thế hệ sau. Đó là những triết lí sống đẹp.

Bên cạnh cách thể hiện triết lí qua việc xây dựng tính cách nhân vật, Nam Cao còn trực tiếp phát biểu ra những quan điểm, suy nghĩ của mình. Và nhà văn đã mượn lời ông giáo để nói hộ quan điểm của mình:

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương… Cái bàn tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.

Đây là một triết lí khá sâu sắc về con người, về cách nhìn nhận đánh giá về con người. Nam Cao đã có một phát hiện mới mẻ về con người. Theo Nam Cao không có con người hoàn toàn thánh thiện, cũng như không có con người hoàn toàn xâu; con người là tổng hoà của nhiều mặt đối lập: vừa đẹp đẽ, vừa xâu xa; vừa cao thượng, vừa tầm thường; vừa vị tha, vừa ích kỉ; vừa đáng thương, vừa đáng giận; vừa đáng yêu, vừa đáng ghét. Cũng theo quan điểm của Nam Cao, trong những con người tưởng chừng như chỉ là toàn những thói xấu như gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, nếu ta có sự cảm thông, chia sẻ ta vẫn tìm thấy ở họ ánh sáng của lương tri, ý thức của nhân phẩm, một nét đẹp nào đây của tâm hồn mà ta cần trân trọng. Triết lí này đã được Nam Cao khăng định qua rất nhiều nhân vật và sáng tác của ông đó là Chí Phèo, Thị Nở… Triết lí nhân sinh cao đẹp này của Nam Cao xuất phát từ lòng yêu thương và trân trọng con người.

Có thể nói truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm chứa đựng nhiều triết lí sống thật đẹp, nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc của Nam Cao. Đây chính là sự trăn trở của một trái tim yêu thương vĩ đại. ông tin tưởng vào thiện căn của con người, bởi thế những trang viết của ông bao giờ cũng thấm đượm, lan toả sự ấm áp của tình người, của niềm tin và hi vọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư