Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong giáo dục? Nêu suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập? Nêu suy nghĩ của em về tính giản dị trong cuộc sống?

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
27.200
80
21
Trinh Le
09/03/2017 13:24:29
1. Vai trò của người thầy trong giáo dục
Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn,chuân truyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo-những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế at có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục,truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Thầy cô-những bậc đàn anh đi trước,những người có trình độ hiểu biết cao,là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú,bao điều hay lẽ phải,hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn : Không chỉ cung cấp kiến thức,thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la,một học sinh không thể nào tự nắm bắt,chọn loc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn,họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm,chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh,khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn.Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình.Dạy cho học sinh biết tự học,tự đọc sách,tìm tòi,tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ,sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả.Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy,tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến.Chính vì nhờ thầy cô ,những đam mê,năng khiếu tìm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh,tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh,khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm.Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy,người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt,tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.

Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa.Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta.Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô : học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất.Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp,tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.

Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh,gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta,giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người.Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý.”. Tóm lại,ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
10
Trinh Le
09/03/2017 13:35:18
2. Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu:
Thời gian gần đây, dư luận xã hội và báo chí đã có không ít phản ứng trước một thực trạng trong đời sống xã hội: đó là tình trạng bằng cấp giả, ngồi nhầm lớp, tiêu cực trong thi cử… Sự tồn tại của hiện tượng này vừa gây mất niềm tin, vừa tạo đà cho sự xuống cấp của chất lượng giáo dục. Vấn đề trung thực trong học tập và thi cử không chỉ còn là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng.
2. Triển khai
a. Cắt nghĩa Trung thực: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật, không làm sai lạc sự thật
Trung thực trong học tập và thi cử:
+ Hướng tới tiếp thu, nắm vững kiến thức tạo thực lực cho bản thân (học thật)
+ Làm bài thi bằng những kiến thức mình có, không gian lận hòng đạt kết quả cao hơn khả năng thật (thi thật).
b. Lí giải
b.1. Vì sao cần học thật?
Học thật là con đường duy nhất dể tiếp thu kiến thức, là giàu vốn tri thức cho bản thân
Học thật là cách duy nhất để có kiến thức thật – những kiến thức có thể vận dụng một cách có ích trong mọi hoạt động sống cũng như lao động, nghiên cứu.
Học thật cũng là cơ sở tạo nên ý nghĩa chân chính của các hoạt động học tập và thi cử.
b.2. Vì sao cần thi thật?
Để đánh giá chính xác kết quả học tập, năng lực của bản thân người học. Trên cơ sở đó, ngưòi học mới có thể xác định chính xác mục tiêu, hướng đi cho tương lai.
Đe tạo sự công bằng giữa các cá nhân tham gia các hoạt động học tập và thi cử.
Là động lực thúc đẩy hoạt động học để học là học thật chứ không phải là học giả.
b.3. Làm thế nào để trung thực trong học tập và thi cử?
Trong học tập: người học phải có năng lực tiếp thu kiến thức và bản lĩnh để đổi mặt với những khó khăn trở ngại (cũng có nghĩa là không nên ngồi nhầm lớp); có định hướng về mục tiêu phấn đấu và tự biết mình, dám nhìn thẳng vào sự thật để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. T
rong thi cử: có trình độ kiến thức thật sự, có ý thức nghiêm túc về ý nghĩa kỳ thi, sẵn sàng đón nhận thành công song cũng dám đốì mặt với thất bại, biết vượt qua những áp lực không có ý nghĩa tích cực.
3. Đề xuất ý kiến
Phê phán căn bệnh thành tích và tình trạng học giả, thi giả, bằng cấp hiện nay.
Điều kiện để tính trung thực trong học tập và thi cử được đảm bảo: sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Trung thực trong học tập và thi cử không phải là câu chuyện riêng của ngành giáo dục mà là câu chuyện của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cả cộng đồng.
Chừng nào áp lực về bằng cấp, về chuyện đỗ – trượt giảm đi, chừng ấy tính trung thực trong học tập và thi cử mới được đảm bảo.
4. Kết luận Kể vắn tắt câu chuyện vê thái độ của người cha đối với việc đỗ – trượt  trong văn bản Cha tôi của Đặng Huy Trứ. Cần xây dựng tính trung thực trong các hoạt động học tập và thi cử như một biểu hiện của hành vi văn hóa ở con người.
Đặt vấn đề: – Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người – Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu. – Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử. – Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc. Giải quyết vấn đề:
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ? Kết thúc vấn đề
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh. Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau” Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,… Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài
–>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác… Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”. “Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ” Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng. Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh. Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn. “Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc! Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”
⇒ Cái vòng luẩn quẩn của tình trạng thi cử thiếu nghiêm túc cứ thế tiếp diễn hàng năm mà không có lối thoát.
9
8
Trinh Le
09/03/2017 13:41:35
3. Suy nghĩ về tính giản dị trong cuộc sống
Ẩn chứa trong mỗi người đều có những phẩm chất quý giá khác nhau như người có lòng nhân ái, người giàu lòng dũng cảm, có lòng tự trọng, có một ý chí nghị lực cao, có niềm tin và lối sống giản dị,….Nhưng trong đó có lẽ đức tính quý báu của con người đó chính là lối sống giản dị. Bởi vậy, mà Đảng và nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn cố gắng học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức giản dị của Hồ Chí Minh. Đây chính là một nếp sống văn minh, hiện đại.

Lối sống giản dị là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người luôn đặt ra, tìm câu trả lời, để có thể học tập theo. Theo từ điển Việt Nam, “lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh, theo những chuẩn mực nhất định cho mọi người. Sống phù hợp với những hoàn cảnh của bản thân và toàn xã hội.

Lối sống giản dị chưa trong đó nhiều ý nghĩa thiết thực. Giản dị cả về vẻ đẹp bên ngoài và sâu tận bên trong tâm hồn. Lối sống giản dị được chúng ta thể hiện ra ở cả sự chuẩn mực trong lời nói, trong tác phong hay cách ăn mặc. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy lối sống này qua hình ảnh của Người-vị lãnh tụ vĩ đại của toàn dân tộc. Cũng có thể bắt gặp qua cuộc sống hằng ngày của vị tổng thống Jumjca ở Urugoay, ông đã chọn một ngôi nhà nông trang siêu vẹo ở trên đường đất thay vì được sống trong một dinh thự xa hoa sang trọng mà nhà nước đã cấp cho ông, tự tay ông canh tác, sống như một người dân nào trong đất nước mình. Và số tiền của ông, ông dành phần lớn cho hoạt động từ thiện. Lối sống giản dị này chính là chúng ta không nghĩ nhiều cho bản thân, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. Chúng ta cần biết cách chấp nhận cuộc hiện tại nhưng vẫn phải có ước mơ. Ước mơ giản dị, đơn giản từ những khả năng mà chúng ta làm được. Và người có lối sống giản dị sẽ luôn được mọi người yêu mến và nể phục. Thể hiện ở việc, chúng ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người từ phong cách và lối sống. Không có thái độ kiêu ngạo, khinh thường hay đố kị với những người khác, cũng như không sống xa hoa đua đòi những vật chất vô nghĩa.

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ cơm áo gạo tiền. Nên, nếu chúng ta sống mà không biết tính toán những chi tiêu thì sẽ dễ rơi vào những cảnh thiếu thốn, vậy hãy sống sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn lối sống phung phí, xa hoa đùa đòi. Đặc biệt là với giới trẻ. Dù bản thân chưa kiếm ra tiền, vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của bố mẹ, nhưng họ cảm nhận cách thể hiện được bản thân cần phải sống thời thượng, sống sành điệu Mà không biết rằng đồng tiền rất đáng quý. Hay ở xã hội chúng ta bây giờ, tình trạng quan lưu rất phổ biến, ăn chơi, đua đòi, lấy đồng tiền nhân dân để phục vụ cho những cuộc ăn nhậu, phục vụ cho cuộc sống hưởng lạc của họ. Đây là một điều đáng phải lên án, phê bình.

Lối sống giản dị là điều chúng ta cần học hỏi và noi theo. Đây là một lối sống lành mạnh, chuẩn mực. Nhưng chúng ta cũng cần phải phân biệt rõ giữa những hành vi thể hiện lối sống giản dị với những hành vi khác. Như việc sống luộm thuộm, cẩu thả hay sơ sài, chúng ta không thể coi đó là sống giản dị được. Hay việc nói cộc lốc, trống không đây là những hành vi trái ngược với lối sống giản dị. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện để tạo dựng cho mình một lối sống tiết kiệm, thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó phải lên án, phê phán những hành vi sống không lành mạnh, xa hoa, lãng phí. Cần lắm những hành động sống và làm việc theo Bác Hồ. Một vị lãnh tụ không chỉ giản dị trong cách sống mà còn giản dị cả trong lời nói. Chúng ta sẽ mãi không quên những hình ảnh chiếc áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su mòn vẹt nhưng vẫn đi khắp các chiến trường, các con núi, con sông. Bữa ăn chỉ là cháo be, với rau măng, bữa cơm quá đổi thanh đạm. Một cuộc đời của vị lãnh tụ chính là một bài học cho chúng ta về đức tính giản dị.

Ngay từ bây giờ, mỗi người học sinh hãy rèn luyện cho mình một lối sống giản dị. Cần phải ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị. Chúng ta sẽ cảm thấy đẹp hơn, thanh thoát hơn, giúp cho xã hội giàu hơn, bản thân có được sự hòa đồng, sự tin yêu của mọi người. Hãy chọn cho mình một lối sống giản dị thực chất và chân thành.
8
9
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
09/03/2017 14:23:54
Vai trò của người thầy trong giáo dục
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đội ngũ trí thức, người ví tri thức như là “tài sản quý hiếm của dân tộc”. Trong đó Người đặc biệt đề cao vai trò của các thầy cô giáo – những người tham gia chủ yếu và trực tiếp vào sự nghiệp trồng người.

Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Còn gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang, ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”

Tuy vậy, không phải ai học trường Sư phạm ra cũng có thể trở thành giáo viên tốt, không phải cứ có kiến thức hơn người khác là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ được Nhà nước xét tuyển và trả lương theo mã ngành là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ đứng trên bục giảng là có thể làm giáo viên tốt…

Làm giáo viên là nghề rất “dễ” theo quan niệm của một số người, bởi họ chỉ cần đứng trên bục ‘chém gió”, hoặc ngồi vào bàn giáo viên đọc giáo trình cho học trò nghe, hết giờ thì về, không cần quan tâm đến học trò có nghe không, có nghe được gì không, có hiểu gì không, những điều nghe được có bổ ích không, có đúng không. Bởi vì học trò có em không biết thật, có em biết thầy, cô nói sai, nói dở mà không dám phản đối, vì tôn trọng thầy cô, vì sợ bị trù dập, vì muốn yên thân…Thậm chí có những người đọc nguyên những lời trong sách cho học trò nghe rồi đệm vài từ ậm à cửa miệng theo thói quen, hoặc kể những câu chuyện tào lao để gây cười là chủ yếu, còn chính họ cũng không hiểu về điều mình vừa đọc để có thể giảng dạy cho học trò hiểu. Có người rất “dũng cảm” có thể giảng bài bất cứ khi nào, môn nào. Hễ có người nhờ lên lớp thay vì bận là họ nhận lời liền, làm liền. Họ không biết hoặc cố tình không biết một điều hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng là: những hành động của mình đã góp phần không nhỏ, hoặc trực tiếp xóa đi niềm tin, sự hào hứng nhiệt thành – một trong những thứ quý giá nhất của những người trẻ tuổi - những người họ gọi là “học trò” trên con đường khám phá muôn màu của cuộc sống, tìm kiếm tri thức của nhân loại.

Thật sự, nếu làm đúng yêu cầu, trách nhiệm mà xã hội giao phó thì nghề giáo là một nghề không hề đơn giản. Bởi vì nó đòi hỏi người giáo viên phải có cả đức và tài, thật sự giỏi cả về chuyên môn cũng như có năng lực sư phạm, đồng thời phải luôn luôn gương mẫu về đạo đức và có tình thương yêu học trò, tận tâm tận lực với nghề. Không những thế, giáo viên để làm tốt công việc của mình đòi hỏi phải luôn rèn luyện, cập nhật, bổ sung thêm tri thức để có thể hướng cho học trò của mình khi vào đời không trở nên lạc lõng, xa lạ với xã hội, để giúp các em tiến lên bắt kịp với thời đại và luôn luôn giữ được niềm tin, tạo dựng lại niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống.

Trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành Giáo dục ngày 21-2-1956, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Các cô, các chú là những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu”. Trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Người cũng nhắc nhở: “giáo viên ngày nay không phải là "gõ đầu trẻ kiếm cơm", mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày càng tiến bộ, nếu không thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con em. Nên Người căn dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức.

“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, lời Hồ Chủ tịch dạy chúng ta như một chân lý của thời đại. Nhưng muốn giúp cho các thế hệ học sinh có thể góp công để xây dựng đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”, ngoài sự nỗ lực của các em còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của cả các thầy cô giáo. Đừng chỉ biết trách thế hệ trẻ bây giờ thế này thế nọ, trước hết các thầy cô cũng cần phải nhìn lại chính mình, soi xét chính mình để sống, lao động và học tập sao cho xứng với danh hiệu cao quý mà xã hội đã tôn vinh, để xứng đáng là “nhà giáo”, là thầy cô yêu kính của học trò.
6
5
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
09/03/2017 14:25:07
Vai trò của người thầy trong giáo dục
Người thầy, với loại hình lao động đặc thù, giữ một vị thế quan trọng có tính quyết định chất lượng của giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực.

Theo những tổng kết mới đây, các nhà khoa học đã cho rằng: lịch sử phát triển của giáo dục nhân loại gắn liền với sự thay đổi vai trò, vị thế của người thầy; và nền giáo dục của thế giới đang phát triển ở thời kỳ thứ tư. Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ chuyển giao trực tiếp tri thức (người thầy cần có khả năng truyền đạt lại những tri thức mà mình đã thu nhận được đến với học trò).

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ cải tiến phương thức truyền đạt (ứng với sự ra đời của kĩ thuật ấn loát) để học trò dễ tiếp thu hơn. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ soạn thảo những sách học chuyên biệt và thời kỳ thứ tư là thời kỳ của việc học tập có hướng dẫn. Nếu như ở thời kỳ thứ nhất, yêu cầu đối với người thầy là khả năng đọc rộng và truyền đạt tốt; thì ở thời kỳ thứ hai, năng lực đó sẽ là lựa chọn và sắp xếp các bài học và truyền đạt theo lối thử nghiệm mò mẫm; ở thời kỳ thứ ba sẽ là việc truyền đạt kết hợp với sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập. Như vậy từ “ống dẫn thông tin” đến “chất xúc tác của quá trình hướng dẫn thông tin” hiện nay, vai trò và vị thế của người thầy đã có những thay đổi khá khác biệt.

Từ những năm gần giữa thế kỉ XX, John Dewey (1859-1952) - nhà giáo dục nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ đề ra tư tưởng: dạy học là giao việc cho học sinh “làm” chứ không phải giao vấn đề cho học sinh “học”; còn Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944) - nhà cải cách giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản cũng cho rằng: truyền đạt tri thức - không phải và không bao giờ là mục đích của giáo dục. Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh.

Giáo dục được xem như là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhận thức để “tự phát triển”. Vì thế, một trong những mối quan tâm hàng đầu của ông là đào tạo những giáo viên có thể làm những người hướng dẫn có hiệu quả cho học sinh khi học tập chứ không phải là những người truyền thụ "những mảnh tri thức chết". Ông cảnh báo: "người thầy phải thôi nhồi nhét tri thức cho học sinh và phải hướng dẫn họ tự nỗ lực khai tâm cho mình".

Người thầy phải tự quyết định xem mình có phải là người chuyên tổ chức việc truyền đạt tri thức hay là người thức tỉnh mỗi sự quan tâm và sự tò mò của bản thân học sinh. Người thầy quyết định như thế nào về vấn đề này - Tsunesaburo Makiguchi quả quyết - đó sẽ là "tác nhân quan trọng nhất" trong cải cách giáo dục, và hơn thế nữa, trong công cuộc thay đổi toàn bộ quan niệm và phương pháp giáo dục(1). Đây là quan niệm từng gây được sự chú ý của các nhà giáo dục, các nhà lãnh đạo tư tưởng vốn quan tâm đến sự cải cách và hồi sinh nền giáo dục ở nhiều nơi trên thế giới - trong đó có Nhật Bản.

Theo đó, vị trí của người thầy không phải đứng giữa môn học và học sinh mà ở cạnh học sinh như một hướng dẫn viên, kích thích và duy trì hứng thú học tập của học sinh.
Xuất phát từ yêu cầu của chiến lược phát triển con người và những đòi hỏi bức bách của công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta cách đây hơn một phần ba thế kỉ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó đã phát biểu: "Phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình, và diễn tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất"(2).

Dạy học nhằm tạo ra sự tác động trong nhận thức và tình cảm, sự tích cực suy nghĩ, niềm đam mê ham thích sáng tạo, tìm tòi của học sinh chứ không phải tạo ra thói quen trông chờ và bắt chước - đó là một tư tưởng quan trọng, kiên quyết và mạnh mẽ; một khát vọng cách mạng cho khoa học nghiên cứu phát triển giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay.

Lý thuyết dạy học "lấy người học làm trung tâm" có nguồn gốc từ John Dewey với tư tưởng "Học sinh là mặt trời quy tụ xung quanh nó mọi phương tiện giáo dục" từng được các nhà khoa học sư phạm nước ta thảo luận sôi nổi cũng là một vấn đề đáng chú ý, nó cũng từng được đề cao ở phương Tây và Nhật Bản - nhưng hiện nay, ngay cả các nước đang phát triển, để thực hiện điều đó cũng cần có những chỉ dẫn linh hoạt thông qua việc thiết kế các phương án dạy học đồng kiến tạo (Learner-centered instruction: constructivist approaches to teaching).

Điều này cho thấy, một tư tưởng lý thuyết khi ứng dụng vào thực tế rất cần có cách nhìn nhận, nghiên cứu và phát triển nó theo những bình diện khoa học và điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, bởi tư tưởng giải phóng tiềm năng sáng tạo của học sinh là cực kỳ quan trọng - nhưng cũng có điều quan trọng là không ai thay thế được ông thầy trong nhà trường như V. I. Lênin đã có lần lưu ý. Về vấn đề vai trò của giáo viên, đã từng có ý kiến nhấn mạnh: "đã là một nhà trường, bất cứ ở điều kiện thế nào, cho dù thô sơ nhất thì cũng phải có hai yếu tố: người thầy - người dạy, và học trò - cái trung tâm, cái đối tượng.

Không có hai yếu tố này thì không thành trường. Một bên phải giảng dạy, một bên cần tiếp thu, nên trong bất cứ điều kiện như thế nào cũng cần đến phương pháp". Như vậy, trong những vấn đề cốt yếu cần được tiếp tục ưu tiên nhấn mạnh trong nhà trường phải chăng còn là vấn đề vị thế của người dẫn dắt, tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức cho học sinh và đặc biệt là vấn đề vai trò của phương pháp dạy học mang tính đặc thù bộ môn - chứ không hẳn là xu hướng chỉ đề cao đến mức tuyệt đối hoá vai trò của học sinh một cách chung chung và hình thức.

Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14- 6-2005, Điều 5: Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục cũng nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Như vậy, thêm một lần vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được khẳng định cả ở phương diện bản chất và mục tiêu thực hiện.

Nghị quyết số 29-NQ/TƯ Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 04-11-2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Đảng ta đã xác định quan điểm chỉ đạo: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học". Theo đó, phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: "Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;...

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực". Như vậy, hoạt động dạy học trong nhà trường không phải là cung cấp kiến thức một chiều, ghi nhớ máy móc; mà nhằm huấn luyện cho học sinh cách học. Có thể nói: quan điểm chỉ đạo và các giải pháp này đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng không chỉ trước những thử thách của tài năng và lương tâm nghề nghiệp, mà còn có ý nghĩa khuyến khích và yêu cầu cao đối với sự sáng tạo của mỗi người thầy.

Giáo dục (tiếng Anh: Education) thường được hiểu theo nghĩa chung là phương cách học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Theo đó, các yếu tố tương tác trong quá trình giáo dục là người dạy - người học - mục tiêu - nội dung - phương pháp - môi trường dạy học, trong đó mục tiêu của chương trình giáo dục chi phối đến toàn bộ các yếu tố khác.

Chương trình dạy học truyền thống được các nhà khoa học gọi là “chương trình giáo dục định hướng nội dung” - trong đó, nội dung các môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa thành tựu của các ngành khoa học tương ứng. Ưu điểm của chương trình này là kiến thức cần hình thành cho học sinh được trình bày theo hệ thống lớp học và cấp học một cách bài bản. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của thực tiễn và sự tăng tốc như vũ bão của công nghệ thông tin trên thế giới hiện nay, chương trình giáo dục định hướng nội dung đã tỏ ra không còn ưu thế.

Các nước có nền giáo dục tiên tiến đã nhanh chóng chuyển sang “chương trình giáo dục định hướng năng lực” - tức thay vì trả lời câu hỏi “học sinh học được kiến thức gì” nay chuyển sang trả lời câu hỏi “học sinh học để làm được gì”? Như vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng có thể được hiểu là thông qua quá trình dạy học, học sinh có khả năng vận dụng được một cách thuần thục các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất/thái độ đã được học vào các tình huống thực tiễn, luôn luôn chủ động và thành công trong công việc của mình. Quá trình phát triển năng lực là quá trình liên tục trải nghiệm, vì vậy, quá trình giáo dục theo định hướng năng lực cũng chính là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh vừa hình thành năng lực phổ thông (literacy) vừa hình thành năng lực học tập suốt đời (lifelong learning).

Nhiều năm qua, đội ngũ giáo viên đã quen thuộc với việc chú trọng giúp cho học sinh tiếp thu được một hệ thống kiến thức theo các môn học được quy định trong chương trình giáo dục. Trên thực tế, nói như Galileo Galilei: Người ta không thể dạy một người nào đó, mà chỉ có thể giúp đỡ để người đó tự mình khám phá. Câu nói đó có phần thiên về khẳng định vai trò phát triển tự thân của người học nhưng không phải phủ nhận vai trò định hướng, tổ chức của giáo viên trong quá trình giáo dục. J.A.Cômenxki - một nhà giáo dục vĩ đại, đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân văn, nhà hoạt động xã hội lớn của Séc trong những năm giữa thế kỉ XVII gọi giáo viên là người “chuyển giao ngọn đuốc của nền văn minh” - đó cũng là một cách vinh danh vị thế cao cả của người thầy trong quá trình thắp lửa, khơi nguồn và định hướng tương lai cho các thế hệ người học.

Bác Hồ từng khẳng định: "Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang". Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng ghi nhận: "Nghề dạy học là nghề cao quí trong các nghề cao quí"; đồng thời chỉ rõ trách nhiệm giảng dạy của đội ngũ nhà giáo: "Học sinh học nhiều, nhớ nhiều là điều đáng khuyến khích, nhưng quyết đó không phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là dạy suy nghĩ, dạy sáng tạo... Vấn đề là: Dạy cái gì? Học cái gì? Luyện tập cho học sinh cái gì là chủ yếu: bộ óc hay chỉ là trí nhớ?... Phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất.

Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên, dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức, phương pháp vận dụng tốt nhất bộ óc của mình. Bởi vì bộ óc của con người có thể phát huy được tất cả cái hay, cái mới và phát huy mãi mãi.

Chúng ta phải làm thế nào, bằng giáo dục phổ thông, qua giáo dục phổ thông, mà rèn luyện cho học sinh có bộ óc để suy nghĩ, để tiếp thụ cái gì có giá trị, sau đó, tự học và vận dụng, sáng tạo". Về vấn đề này, Antoine De La Garanderie - tiến sĩ triết học, giám đốc trung tâm nghiên cứu tại trường Đại học Tổng hợp Lyon II - một trong những nhà sư phạm Pháp nổi tiếng từ những năm 80 của thế kỷ XX đã nhận xét rằng: nếu hiểu được cách thức hoạt động trí óc của mỗi học sinh thì giáo viên hoàn toàn có thể giúp học sinh đó tiến bộ.

Như thế, việc mỗi giáo viên đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc hoạt động tư duy sáng tạo của học sinh trong giờ dạy học một cách thấu đáo sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tiếp nhận của các em - nói như nhà giáo dục Nga S. A. Amonasvili: “cải tổ phương pháp - đó không phải là hệ thống các thủ tục hướng tới (ví dụ như: phân chia lại các phương pháp, cách thức, phương tiện dạy học) mà nhà giáo tự cải tổ mình, cải tổ quan điểm, cách nhìn, cách hình dung”.

Đó là một thử thách, cũng là một gợi ý thú vị đối với các nhà giáo - những tấm gương sáng về tự học và sáng tạo, tràn đầy tâm huyết với nghề nghiệp trong thời kì bùng nổ thông tin, kinh tế thị trường và những thế hệ học sinh đang khao khát tự tin bước vào kỉ nguyên mới của thế giới hiện đại.
3
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
09/03/2017 14:40:16
2.
Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hon và hơn nữa.
3
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
09/03/2017 14:46:06
3.
Xã hội là một môi trường để con người rèn luyện các đức tính rốt đẹp của con người. Trong đó đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng.

Vậy giản di là gì?Trong cuộc sống thì mỗi con người có một tính cách ,một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang ,sang trọng thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vây vẫn có nhưng người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản di dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng và được xem là một đức tính mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa nó để đạt được đức tính cao đẹp ấy.

Đức tính giản dị là một đức tính tốt đẹp chính là một cách tự nhiên trong lối sống không cầu kì phô trương. Đó là cách sống sử dụng các điều kiện vật chất phù hợp với điều kiện riêng của cá nhân điều kiện chung của xã hội và điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp. Lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những  ước mơ. Ước mơ  đó là những điều kiện mà khả năng chúng ta làm được. Trong cuộc sống ta luôn khiêm nhường hòa đồng với mọi người về phong cách sống và lối sống. Không kiêu ngạo bon chen hay tỵ hay sống xa hoa đau đòi nhưng thứ vạt chất vô nghĩa . Lối sống giản dị là không nghĩ nhiều cho bản thân và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Trong cuộc đời vẫn còn những người còn đang có những cuộc sống rất khó khăn có người không có đủ cơm no áo ấm. Vì vậy trong chi tiêu cúng ta cần phải biết tính toán sao cho không rơi vào cảnh thiếu thốn  và sao cho phù hợp nhất với điều kiện của  mình. Có người nói cái giản dị tiết kiệm ấy chỉ có thể là của giai cấp công nhân nhưng thật ra không phải thế. Không phải chi r những giai cấp bần cùng của xã hội mới phải tôi luyện đức tính này mà tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều phải rèn luyện nó. Nhưng ta cung thấy rằng không phải cứ lộng lẫy xa hoa là xa hoa và kiết kiệm là giản dị . Ta cũng thấy rằng trong cuộc sống rất nhiều lúc ta không thể giản dị được. Ví như khi ta được tham dự các bữa tiệc quốc tế thì không thể ăn mặc giản dị được. Tuy nước ta còn nghèo còn nhiều hạn chế thế nhưng khi tham dự tiệc hay lễ hôi quốc tế ta cũng cần phải ăn mặc cho đúng cách.

Và không phải cứ tiết kiệm là giản dị. Chắc chúng ta vẫn chứa quên câu chuyện về một anh chàng có tính hà tiện. Khi đi thuyền trên sông anh tiết kiệm đủ đường rồi cuối cùng ngã xuống sông. Để cầu cưu người khác giúp đỡ anh đã mặc cả số tiền mà anh sẽ cho họ ,Và chính sự tiết kiệm ấy đã khiến cho anh mất mạng bởi chẳng ai hà tiện đến mức mặc cả sự sống của mình. Nếu chúng ta qua hà tiên thì sẽ trở thành hà tiện và đó không được coi là giản dị. Nhưng theo quan điểm của tôi, sống giản dị không phải là lối sống theo kiểu lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu do ai đó đặt ra. Bạn cũng như mọi người, không phải cứ nhốt mình vào một cái khuôn để rồi làm theo nó như một chú rô bốt. Trong khi chúng ta là con người, có cảm xúc và biết suy nghĩ cần làm gì và nên làm gì để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Cũng như mọi cái trong tự nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ từ. Mỗi chúng ta, đầu tiên phải giản dị ở cách ăn mặc. Bởi cái đập vào mắt của người đối diện bao giờ cũng là cách ăn mặc. Tiếp đến là lời nói, tác phong làm việc và mọi quan hệ xung quanh. Giản dị phải bắt nguồn từ tấm lòng, từ lối sống quen thuộc của mình mà ra. không nên giản dị theo cách giả tạo để rồi chỉ để lại một chút f\gì đó thoáng qua và vội bay đi khi nó chưa kịp đọng lạ.

Có rất nhiểu tấm gương sáng mà chúng ta cần phải học tập về đức tính giản dị. Đầu tiên ta phải kể đến Bác Hồ đức tính dản dị của Bác được cả thế giới ngợi ca và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. đó là những đức tính của Bác mà ta khó tìm được một người như thế . Đó con là một tỷ phú mang tên  Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đa trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện è Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Dù điều kiện nhưng ông cũng không bao giờ sống trong một cuộc sống xa hoa hào nhoáng mà rất bình thường khiến ta cảm thấy rất khâm phục. Đó là những tấm gương về lối sống giản dị không xa hoa mà chúng ta rất cần phải học tập tôi luyện.

Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tích kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc. Có những bạn mặc váy ngắn đi chùa, không mặc đồng phục khi đi học theo quy định của nhà trường vì chê “vừa xấu, vừa nóng, vừa nhà quê”… Như vậy là không nên. Giản dị giúp mỗi con người đẹp hơn, thanh thoát hơn, tích lũy được của cải làm giàu cho xã hội, tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, thân ái. Xây dựng lối sống giản dị là điều cần thiết đối với mọi người.
0
4
nam
22/09/2017 21:02:07
Vai trò của người thầy trong giáo dục
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đội ngũ trí thức, người ví tri thức như là “tài sản quý hiếm của dân tộc”. Trong đó Người đặc biệt đề cao vai trò của các thầy cô giáo – những người tham gia chủ yếu và trực tiếp vào sự nghiệp trồng người.

Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Còn gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang, ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”

Tuy vậy, không phải ai học trường Sư phạm ra cũng có thể trở thành giáo viên tốt, không phải cứ có kiến thức hơn người khác là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ được Nhà nước xét tuyển và trả lương theo mã ngành là có thể làm giáo viên tốt, không phải cứ đứng trên bục giảng là có thể làm giáo viên tốt…

Làm giáo viên là nghề rất “dễ” theo quan niệm của một số người, bởi họ chỉ cần đứng trên bục ‘chém gió”, hoặc ngồi vào bàn giáo viên đọc giáo trình cho học trò nghe, hết giờ thì về, không cần quan tâm đến học trò có nghe không, có nghe được gì không, có hiểu gì không, những điều nghe được có bổ ích không, có đúng không. Bởi vì học trò có em không biết thật, có em biết thầy, cô nói sai, nói dở mà không dám phản đối, vì tôn trọng thầy cô, vì sợ bị trù dập, vì muốn yên thân…Thậm chí có những người đọc nguyên những lời trong sách cho học trò nghe rồi đệm vài từ ậm à cửa miệng theo thói quen, hoặc kể những câu chuyện tào lao để gây cười là chủ yếu, còn chính họ cũng không hiểu về điều mình vừa đọc để có thể giảng dạy cho học trò hiểu. Có người rất “dũng cảm” có thể giảng bài bất cứ khi nào, môn nào. Hễ có người nhờ lên lớp thay vì bận là họ nhận lời liền, làm liền. Họ không biết hoặc cố tình không biết một điều hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng là: những hành động của mình đã góp phần không nhỏ, hoặc trực tiếp xóa đi niềm tin, sự hào hứng nhiệt thành – một trong những thứ quý giá nhất của những người trẻ tuổi - những người họ gọi là “học trò” trên con đường khám phá muôn màu của cuộc sống, tìm kiếm tri thức của nhân loại.

Thật sự, nếu làm đúng yêu cầu, trách nhiệm mà xã hội giao phó thì nghề giáo là một nghề không hề đơn giản. Bởi vì nó đòi hỏi người giáo viên phải có cả đức và tài, thật sự giỏi cả về chuyên môn cũng như có năng lực sư phạm, đồng thời phải luôn luôn gương mẫu về đạo đức và có tình thương yêu học trò, tận tâm tận lực với nghề. Không những thế, giáo viên để làm tốt công việc của mình đòi hỏi phải luôn rèn luyện, cập nhật, bổ sung thêm tri thức để có thể hướng cho học trò của mình khi vào đời không trở nên lạc lõng, xa lạ với xã hội, để giúp các em tiến lên bắt kịp với thời đại và luôn luôn giữ được niềm tin, tạo dựng lại niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống.

Trong Đại hội chiến sĩ thi đua toàn ngành Giáo dục ngày 21-2-1956, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: “Các cô, các chú là những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu”. Trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Người cũng nhắc nhở: “giáo viên ngày nay không phải là "gõ đầu trẻ kiếm cơm", mà là người phụ trách đào tạo những công dân tiến bộ, những cán bộ tiến bộ cho dân tộc. Nhiệm vụ ấy rất là vẻ vang. Các cô, các chú phải ngày càng tiến bộ để dạy cho con em ngày càng tiến bộ, nếu không thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến con em. Nên Người căn dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức.

“Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, lời Hồ Chủ tịch dạy chúng ta như một chân lý của thời đại. Nhưng muốn giúp cho các thế hệ học sinh có thể góp công để xây dựng đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”, ngoài sự nỗ lực của các em còn phụ thuộc rất nhiều vào sự cố gắng của cả các thầy cô giáo. Đừng chỉ biết trách thế hệ trẻ bây giờ thế này thế nọ, trước hết các thầy cô cũng cần phải nhìn lại chính mình, soi xét chính mình để sống, lao động và học tập sao cho xứng với danh hiệu cao quý mà xã hội đã tôn vinh, để xứng đáng là “nhà giáo”, là thầy cô yêu kính của học trò

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×