Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận về tầm quan trọng của học hành

Viết đoạn văn nghị luận về tầm quan trọng của học hành 
5 trả lời
Hỏi chi tiết
297
6
2
Thời Phan Diễm Vi
05/09/2021 08:39:23
+5đ tặng

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Th Vinh
05/09/2021 08:39:32
+4đ tặng

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đình và xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giấc mơ của mình.

1
2
Lax Lax
05/09/2021 08:42:21
+3đ tặng

Việt Nam là quốc gia có truyền thống văn hóa hiếu học. Cùng với bao nỗ lực học tập, tìm tòi và khám phá tri thức là những bài học kinh nghiệm về vấn đề học tập được đúc kết qua các câu tục ngữ, châm ngôn. Khi nói về phương pháp học tập hiệu quả, thế hệ ông cha đã thể hiện trong câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

Câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” là lời dạy về phương pháp học tập. “Học” thuộc về giai đoạn học tập lí thuyết còn “hành” là khâu thực hành, thực nghiệm thực tế. Câu nói này ý rằng: Song song với việc chúng ta tiếp thu tri thức thì còn cần tự trải nghiệm những vấn đề đó trong thực tế, tức là áp dụng lí thuyết để hiểu được tính đúng đắn trong thực tế. Câu nói cũng tương tự như ý nghĩa trong lời của Hồ Chí Minh: “Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Câu nói “Học đi đôi với hành” chứa hai mặt của một vấn đề. Trước hết, ta phải thừa nhận, học lí thuyết rất quan trọng. Chính nhờ có học hành, mà con người mới thông tuệ trong mọi lựa chọn và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Nói thì trừu tượng, nhưng thực tế lại rất đơn giản. Nếu anh muốn trồng một cái cây, anh phải có tri thức. Anh phải biết cái cây đó thuộc giống gì, cần chủ yếu những dưỡng chất gì, ưa nắng hay ưa bóng râm, có phù hợp với khí hậu thời gian này không… Ngay như với một đứa trẻ, chúng cần phải học. Nếu không học, chúng không thể xem đồng hồ, xem lịch, tính tiền, đếm ngày…

Mặt khác, học lí thuyết không thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải thực hành nó, lý thuyết ấy mới tạo nên giá trị. Lại chuyện trồng cây, anh có kiến thức đấy, anh biết rằng cây này ưa nắng, ưa khô ráo đấy, thế nhưng anh không vận dụng. Anh cứ trồng đại cái cây vào một góc nào đó và tưới nhiều nước mỗi ngày. Cái cây đó liệu có lớn mạnh và phát triển, kết trái. Thưa: “Không!”. Anh có bằng luật sư xuất sắc nhưng anh chưa bao giờ một lần đứng trước tòa thử hùng biện, anh sẽ chỉ là “tiến sĩ giấy”. Một lãnh đạo đề ra lý thuyết phát triển xã hội vượt bậc nhưng không bao giờ bắt đầu thực hiện nó, đấy sẽ mãi là xã hội tựa “lâu đài trên mây”. Khâu “hành” là khâu quan trọng, nó quyết định giá trị của lý thuyết.

Chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều đến những câu chuyện về thành công nhờ kết hợp hiệu quả lí thuyết và thực hành. Nhà khoa học Mỹ tên Benjamin Franklin (1706 – 1790) đã trở thành cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện cũng là người phát minh ra cột thu lôi. Thành quả này xuất phát từ việc ông cố gắng chứng chứng minh lí thuyết của mình: điện sinh ra khi sét đánh. Franklin đã trải qua hàng chục cuộc thí nghiệm nguy hiểm để thu lại kết quả ấy. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương điển hình nhất cho sự kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết và thực tế. Từ việc tìm ra con đường cứu nước, Người đã mất cả đời để thực hành lý thuyết về “con đường” ấy. Và, rút cục Người đã đem vinh quang cho cả dân tộc, Người đã tạo ra những giá trị vĩ đại mà chưa ai có thể vượt qua.

Tri thức nhân loại hàng triệu năm qua hầu hết được đúc kết và truyền lại dưới dạng lí thuyết, được biểu hiện ở ngôn ngữ nói và chữ viết. Hi vọng lớp trẻ hôm sẽ học, đọc, nghe, tiếp nhận và thực hành trải nghiệm tích cực hơn. Hãy vận dụng câu nói “Học đi đôi với hành” một cách linh hoạt và đúng đắn nhất.

0
2
Quỳnh Như
05/09/2021 09:06:16
+2đ tặng
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
1
2
Tâm Như
05/09/2021 13:21:04
+1đ tặng

Giáo dục luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia, một xã hội sẽ được quy chuẩn là văn minh nếu con người ta có văn hóa trong cách cư xử, giao tiếp. Kinh tế của một đất nước sẽ vững mạnh nếu những công dân, những người lao động của họ có được sự trang bị tốt về kiến thức. Và tất cả những điều đó đều từ giáo dục, học tập mà ra.

Nói về vấn đề giáo dục – học tập, UNESCO có câu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”, khẳng định tầm quan trọng lớn lao của việc học tập. Học tập là một quá trình tích lũy tri thức, tiếp thu kiến thức từ trong sách vở được kiểm nghiệm, chứng minh về sự chính xác và khoa học của nhân loại.

Việc học tập không chỉ là học về kiến thức chuyên môn, mà còn là học những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống như ông bà ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay suy rộng vấn đề áp dụng cho thực tiễn ngày hôm nay chính là học về giao tiếp, ứng xử. Việc học tập rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, học tập giúp con người ta trưởng thành hơn và học tập cũng là chìa khóa dẫn đến sự thành công của mỗi người. Thành công từ sức lực và tri thức sẽ bền vững hơn những thành công đến từ sự may mắn.

Mục đích của việc học tập rất rộng lớn tùy theo suy nghĩ, hoàn cảnh của mỗi người nhưng tựu chung học tập để có tri thức, có tầm hiểu biết sâu rộng. Các lĩnh vực trong cuộc sống mà ta đều có ít nhiều sự hiểu biết về nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều. Có học tập, có rèn rũa tri thức chuyên môn thì khi vận dụng làm việc, nhất là những công việc đòi hỏi cao về kĩ thuật, năng lực sẽ được thuận lợi hơn, điều đó góp phần quan trọng cho sự phát triển trong công việc của bản thân cũng như công việc chung của xã hội.

Có học tập, tiếp thu những điều hay lẽ phải để trở thành người có văn hóa sẽ giúp cho cuộc sống của bản thân và những người xung quanh tốt hơn, hoàn thiện nhân cách của bản thân, cuộc sống có ý nghĩa hơn.Tuy nhiên cần phải có sự dung hòa giữa học và hành. Bởi chỉ có khi học mà vận dụng được trong thực tiễn, cống hiến được những điều hay, điều tốt đẹp cho cộng đồng thì việc học tập đó mới có ý nghĩa.

Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học và cũng không phải ai cũng có nhận thức về việc học tập như thế nào là đúng đắn khi vấn nạn bệnh thành tích trong giáo dục hay học sinh chỉ cắm đầu cắm cổ học lý thuyết suông vẫn diễn ra rất phổ biến. Đó là những thực trạng rất đáng lo ngại của giáo dục Khi nhân thức được tầm quan trọng của việc học tập và mục đích của việc học tập từ chính bản thân mình thì trước tiên chính bản thân mình cần có kế hoạch học tập ổn thỏa nhất, đó là học tập chăm chỉ, lắng nghe thầy cô giảng bài đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng sống.

Mỗi người đều có mục đích học tập cũng như phương pháp khác nhau, nhưng xác định cho mình sự đúng đắn trong việc học thì hẳn không phải ai cũng làm được. Học hành không thể chỉ diễn ra trong một giai đoạn mà quá trình học phải được diễn ra liên tục, không phải chỉ ở trong độ tuổi học sinh, sinh viên hay nghiên cứu sinh mà sẽ là học mãi, học mọi lúc mọi nơi vì kho tàng tri thức của nhân loại là mênh mông vô tận, biết nhiều hiểu nhiều sẽ là hành trang tốt cho mỗi người trong cuộc đời, sự hòa nhập trong cuộc sống cũng sẽ dễ dàng hơn. Điều đó càng đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh thiếu niên – những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước, việc thấu hiểu vai trò và mục đích của việc học tập quan trọng vô cùng.

Câu nói của Lênin “Học, học nữa, học mãi” và tục ngữ Nga:: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. là những điều bạn nên biết, cần biết cho việc học tập. Hãy học tập để cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k