Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích về lời tiễn chồng của Vũ Nương

Đoạn văn phân tích về lời tiễn chồng của Vũ Nương 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.174
4
3
Bngann
05/09/2021 15:19:29
+5đ tặng
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo khiến ta thật cảm phục . Trương Sinh đi lính , mẹ gia vì nhớ thương con nên sinh đau ốm .Vũ Nương hết lòng yêu thương chăm sóc mẹ chồng , nàng dành những lời hết sức ngọt ngào để động viên , giành những hành động tràn đầy yêu thương để chăm sóc mẹ ‘Nàng lo thuốc thang lễ bái thân Phật dành những lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn ‘ . Khi mẹ chồng mất làm hết lời thương xót lo ma chay tế lễ hết sức chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình . Tấm lòng hiếu thảo của nàng được mẹ chồng ghi nhận qua lời trăn trối cuối cùng ‘ xanh kia Quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ‘ . Thời xưa mối quan hệ hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu không mấy khi suôn sẻ tốt đẹp ấy thế mà dường như giữa họ không hề có một chút khoảng cách có lẽ lòng hiếu thảo sự tận tâm của nàng đã làm cho mẹ chồng cảm động và luôn hy vọng con dâu của mình được sống hạnh phúc bình luận bình an suốt đời khi tất cả những hành động của nàng không chỉ xuất phát từ trách nhiệm của một người con dâu đối với mẹ chồng mà còn xuất phát từ trái tim yêu thương của nàng . Tấm lòng ấy của nàng làm rung động bao trái tim người đọc

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
thảo
05/09/2021 15:19:45
+4đ tặng

- Không trông mong vinh hiển, chỉ cầu cho chồng được trở về bình an. Lời dặn thể hiện nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”

- Cảm thông sâu sắc với nỗi gian lao, nguy hiểm của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều con gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băng khoăn, mẹ hiền lo lắng.”

- Thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của nguời vợ yêu chồng: “Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

=> Đó là lời nói của người vợ thùy mị, dịu dàng và rất mực yêu chồng, đằm thắm, thiết tha. Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, biết chấp nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa. Đồng thời còn giúp ta cảm nhận được khát vọng của người phụ nữ bình dị.

2
2
Tâm Như
05/09/2021 19:21:46
+3đ tặng

Viết về người phụ nữ - một đề tài không còn mới lạ trong văn học. Nền văn học trung đại Việt Nam phải kể đến các tác giả như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… chính là những cây bút tiêu biểu cho mảng đề tài này. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng là một gương mặt tiêu biểu với những câu chữ viết về người phụ nữ đầy giá trị nhân văn với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương.

Nhà văn Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện trên.

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Chồng nàng là Trương Sinh - con nhà hào phú nhưng ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính, gia đình phải ly tán. Nhưng nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao…”. Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thuỷ chung: nhìn trăng soi thành của, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: “Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ”. Như vậy, ở nhân vật Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Những tưởng vì thế mà nàng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đỡ nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Mọi lời lẽ biện minh không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Nàng tìm đến bên bờ sông Hoàng Giang mà than rằng: “Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu… Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngã. Là một người phụ nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lý. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

Như vậy, với việc xây dựng nhân vật Vũ Nương, nhà văn đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời Nguyễn Dữ cũng muốn phê phán xã hội phong kiến đã đẩy cuộc đời họ rơi vào bi kịch.

0
1
John William
01/11/2023 22:38:42
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo khiến ta thật cảm phục . Trương Sinh đi lính , mẹ gia vì nhớ thương con nên sinh đau ốm .Vũ Nương hết lòng yêu thương chăm sóc mẹ chồng , nàng dành những lời hết sức ngọt ngào để động viên , giành những hành động tràn đầy yêu thương để chăm sóc mẹ ‘Nàng lo thuốc thang lễ bái thân Phật dành những lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn ‘ . Khi mẹ chồng mất làm hết lời thương xót lo ma chay tế lễ hết sức chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình . Tấm lòng hiếu thảo của nàng được mẹ chồng ghi nhận qua lời trăn trối cuối cùng ‘ xanh kia Quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ‘ . Thời xưa mối quan hệ hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu không mấy khi suôn sẻ tốt đẹp ấy thế mà dường như giữa họ không hề có một chút khoảng cách có lẽ lòng hiếu thảo sự tận tâm của nàng đã làm cho mẹ chồng cảm động và luôn hy vọng con dâu của mình được sống hạnh phúc bình luận bình an suốt đời khi tất cả những hành động của nàng không chỉ xuất phát từ trách nhiệm của một người con dâu đối với mẹ chồng mà còn xuất phát từ trái tim yêu thương của nàng . Tấm lòng ấy của nàng làm rung động bao trái tim người đọc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k