Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

SAU KHI ĐỌC " THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ", EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ BÁC HỒ VÀ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC

SAU KHI ĐỌC " THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ", EM CÓ SUY NGHĨ GÌ VỀ BÁC HỒ VÀ VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC ?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.575
9
1
Hào Nguyễn
06/09/2021 20:03:36
+5đ tặng
Dù Bác Hồ đã đi xa nhưng mỗi học sinh Việt Nam vẫn luôn khắc sâu những lời dặn dò đầy yêu thương, trìu mến của Người trong ngày khai trường đầu tiên: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy bảo sâu sắc thúc đẩy chúng ta thực hiện, nhưng trước hết, để làm tốt, học sinh chúng ta phải hiểu đúng và rõ lời dạy đó.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Nguyễn Long
06/09/2021 20:04:06
+4đ tặng

Em hiểu lời dạy đó như thế nào? Từ đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ ra đời. Sung sướng trước cảnh nước nhà độc lập, nghĩ đến tương lai, hiểu sâu sắc ý nghĩa việc học tập của thanh thiếu niên đối với ngày mai của dân tộc, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám Bác Hồ viết:
 
Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

Chúng ta hiểu lời căn dặn trên đây của Bác như thế nào và thực hiện lời căn dặn quý báu đó ra sao?
 
Lời Bác Hồ năm xưa cho thấy mối quan hệ giữa tương lai tươi sáng của dân tộc với công học tập của các cháu đồng thời nêu bật tác dụng to lớn của việc học tập với tiền đồ đất nước.
 
Để hiểu sâu lời Bắc, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là đất nước vẻ vang? Nói một cách khái quát, đất nước muốn được vẻ vang điều kiện tiên quyết phải là một đất nước độc lập không chịu bất cứ sự lệ thuộc nào vào ngoại bang và sau đó phải là một đất nước giàu mạnh nghĩa là phải có một nền kinh tế vững chắc phát triển. Kinh tế vững chắc phát triển thì mới có được một nền quốc phòng vững mạnh mà quốc phòng có vững mạnh thì mới có thể giữ vững nền độc lập của đất nước mình được.

Trên một đất nước như thế, đúng như người ta thường nói: “Dân giàu, nước mạnh” - nhân dân hẳn là được sống no ấm, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được làm việc, học hành và được hưởng các quyền tự do dân chủ, nói chung là có được một đời sống vật chất đầy đủ và một đời sống tinh thần tiến bộ, một nếp sống xã hội văn minh lành mạnh và tiên tiến.
 
Một đất nước như vừa nói nhất định sẽ được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu và sẽ được các dân tộc khác mến yêu kính trọng.

Bác Hồ lại nhấn mạnh: “Dân tộc Việt Nam có được sánh vai cũng các cường quốc năm châu”. Ý Bác nhằm nêu bật việc phải ra sức phấn đấu đưa nước Việt Nam của chúng ta lên ngang tầm với những đất nước được xem là cường quốc trên thế giới. Muốn như thế, không những đất nước ta phải có một nền kinh tế vững chắc và phát triển đến mức giàu mạnh mà còn phải có một nền khoa học kĩ thuật tiến bộ vượt bậc đi cùng với một nền văn hóa phong phú đa dạng và phát triển ở trình độ cao, có thể tiếp thu dược tinh hoa văn hóa của loài người cũng đủ sức góp phần mình vào sự phát triển chung của văn hóa thế giới.
 
Những điều vừa nói là cái điểm đến phải đạt mà Bác Hồ đã vạch mức sẵn cho nhân dân ta sau ngày nước nhà vừa được độc lập. Đó cùng chính là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng toàn dân ta hướng tới hơn nửa thế kỉ qua dốc sức không ngừng lao động và chiến đấu để thực hiện.
 
Có điều chúng ta cần tìm hiểu là vì sao tất cả những điều vừa nói lại "Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".
 
Ai cũng biết đất nước Việt Nam ta chịu ảnh hưởng lệ thuộc thực dân đế quốc gần một trăm năm, sau hàng ngàn năm bị chế độ phong kiến đè nặng, đã vậy, chiến tranh lại liên tục xảy ra. Khi Bác Hồ viết những lời này chính là khi đất nước ta còn xơ xác, tiêu điều và vô cùng lạc hậu so với các nước trên thế giới, đúng như lời nhà thơ Chế Lan Viên: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”. Do vậy, muốn đuổi kịp các nước tiên tiến đã đi trước ta hàng trăm năm đâu có cách nào khác hơn là ta phải ra sức học hỏi, đúc rút kinh nghiệm những cách thức mà người ta đã thực thi, cố làm sao thu ngắn dần khoảng cách giữa ta với các nước ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×