Bài làm
Nhà văn Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc qua truyện ngắn cùng tên. (2) Trước hết, lão là một người cha vô cùng yêu con. (3) Lão đã khuyên con không bán mảnh vườn, lão day dứt khi trách nhiệm của cha chưa tròn của mình để con trai vì nghèo mà không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, không biết ngày nào trở về. (4) Không chỉ vậy, vì nhớ con, người cha ấy đã trò chuyện với con chó Vàng - kỉ vật duy nhất mà con trai để lại. (5) Chuyện gì sớm hay muộn rồi cũng đã đến, lão phải bán con chó và cảm thấy vô cùng đau khổ khi đã bán đi sợi dây liên lạc vô hình giữa mình và con trai. (6) Tình yêu thương con của lão Hạc còn được thể hiện qua việc lão không hề ăn vào tiền bón vườn của con, lão còn gửi ông giáo mảnh vườn và tiền để trao lại cho con khi nó trở về. (7) Bên cạnh đó, lão Hạc còn là một người vô cùng nhân hậu, lòng nhân hậu biểu hiện cảm động nhất là đối với cậu Vàng. (8) Đối với lão con chó ấy không chỉ là một vật nuôi mà cao cả hơn nó là một thành viên trong gia đình, một người con người cháu để lão thực hiện thiên chức của người ông, người cha. (9) Khi bán nó, lão đã khóc, day dứt để rồi sau khi chết trong bao nhiêu cái chết lại chọn cái chết đau đớn, vật vã, dữ dội nhất - cái chết của một con chó để tạ lỗi với con chó Vàng. (10) Ngoài ra, lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp của lão cũng thật đáng quý biết bao! Khi cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, lão không muốn phiền lụy đến những người hàng xóm nghèo, không muốn họ khổ càng thêm khổ vì mình nên đã từ chối sự giúp đỡ của họ và gửi ông giáo 30 đồng để lo ma chay. (11) Cuộc sống lão rơi vào bế tắc, tuyệt vọng: không tiền, không sức khỏe, không cái ăn,... để rồi cuối cùng vì lão không muốn phải ăn xin, phải trộm cắp, bị tha hóa như Binh Tư nên lão đã tìm đến cái chết bảo để bảo toàn nhân cách. (13) Về nghệ thuật, để làm nổi bật những phẩm chất của nhân vật lão Hạc, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, xây dựng tình huống truyện cùng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đặc sắc, hệ thống từ tượng hình tượng thanh phong phú, giàu tính biểu cảm cùng ngôi kể mang tính khái quát cao. (14) Lão Hạc là hình ảnh đại diện cho những người nông dân lương thiện, nghèo khổ trước Cách mạng tháng Tám xưa.
Chú thích
- Câu mở rộng: Tình yêu thương con của lão Hạc còn được thể hiện qua việc lão không hề ăn vào tiền bón vườn của con, lão còn gửi ông giáo mảnh vườn và tiền để trao lại cho con khi nó trở về.
- Câu ghép: Lão đã khuyên con không bán mảnh vườn, lão day dứt khi trách nhiệm của cha chưa tròn của mình để con trai vì nghèo mà không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, không biết ngày nào trở về.