I. Axit - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại axit
1. Axit là gì?
- Axit là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3 gạch ngang thể hiện hóa trị) các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
2. Công thức hóa học của Axit
- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
3. Phân loại axit
* Có 2 loại axit, đó là:
- Axit không có oxi: HCl, H2S,...
- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,...
4. Tên gọi của axit
* Axit không có oxi
- Các đọc tên: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
* Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Ví dụ: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
Ví dụ: H2SO3 : axit sunfurơ. Gốc axit sunfit
1. Bazơ là gì?
- Bazơ là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
2. Công thức hóa học của bazơ
- Công thức hóa học của bazơ: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
3. Tên gọi của Bazơ
- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
Ví dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit; KOH: kali hidroxit
4. Phân loại bazơ
- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
Ví dụ: NaOH - Natri hidroxit, KOH - kali hidroxit, Ca(OH)2 - Canxi hidroxit, Ba(OH)2 - Bari hidroxit
- Bazơ không tan trong nước.
Ví dụ: Cu(OH)2 - Đồng(II) hidroxit, Fe(OH)2 - Sắt (II) hidroxit, Fe(OH)3 - Sắt (III) hidroxit.
OXIT
I. Định nghĩa:
* VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2...
* Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là
oxi.
II. Công thức:
* Công thức chung:
III. Phân loại:
* 2 loại chính :
+ Oxit axit.
+ Oxit bazơ.
a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4
b. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- VD: K2O, MgO, Li2O, ZnO, FeO...
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ MgOtương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
+ ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit
Zn(OH)2.
IV. Cách gọi tên:
* Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit.
VD: K2O : Kali oxit.
MgO: Magie oxit.
+ Nếu kim loại có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ:
Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit.
- FeO : Sắt (II) oxit.
- Fe2O3 : Sắt (III) oxit.
- CuO : Đồng (II) oxit.
- Cu2O : Đồng (I) oxit.
+ Nếu phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ:
Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử PK) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử
oxi).
Tiền tố: - Mono: nghĩa là 1.
- Đi : nghĩa là 2.
- Tri : nghĩa là 3.
- Tetra : nghĩa là 4.
- Penta : nghĩa là 5.
- SO2 : Lưu huỳnh đioxit.
- CO2 : Cacbon đioxit.
- N2O3 : Đinitơ trioxit.
- N2O5 : Đinitơ pentaoxit.
1. Muối là gì?
- Muối là hợp chất hóa học trong phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
2. Công thức hóa học của Muối
- Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit.
Ví dụ: Na2SO4 - Natri sunfat, CaCO3 - Canxi cacbonat
3. Tên gọi của Muối
- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
Ví dụ: K2SO4 : kali sunfat; KHCO3: kali hidro cacbonat; FeSO4: sắt (II) sunfat; Na2SO3: natri sunfit
4. Phân loại Muối
- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,...
- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,...