Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài Đấu tranh vì một thế giới hoà bình em hãy trình bày suy nghĩ của mình về chiến tranh; em hãy viết 1 đoạn văn tổng phân hợp không quá 1 trang giấy

Tư bài đấu tranh  vì một thê giới hoà bình em hãy trình bày siy nghĩ của mình về chiến tranh  em hãy viết 1đoan văn tông phân hợp không quá 1 trang giấy 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
125
1
0
+5đ tặng

Tôi rất vinh dự được phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 về chủ đề: “Làm cho Liên hợp quốc gắn bó với tất cả người dân: Lãnh đạo toàn cầu và chia sẻ trách nhiệm vì các xã hội hòa bình, công bằng và bền vững”.

Tôi chúc mừng bà Ga-xét được bầu làm Chủ tịch khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc và tin tưởng dưới sự điều hành của bà, khóa họp của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp.

Tôi cũng đánh giá cao những sáng kiến quan trọng của Ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong thời gian qua.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với Đại hội đồng đã có phút mặc niệm về việc Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang vừa qua đời.

Thưa Quý vị!

Đến hôm nay, nhân loại không thể quên hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỷ 20. Nhưng kể từ khi Liên hợp quốc ra đời năm 1945 đến nay, trên hành tinh của chúng ta đã không xảy ra chiến tranh thế giới và trên thực tế nền tảng hòa bình ngày càng được củng cố nhờ nỗ lực của Liên hợp quốc, tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu, quy tụ hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trong hơn 70 năm qua, Liên hợp quốc đã phát huy vai trò to lớn của mình, nỗ lực không mệt mỏi để gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Cùng với đó là những thành tựu trong những năm gần đây về hợp tác và phát triển toàn cầu, ký kết Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, cải cách Hệ thống phát triển Liên hợp quốc, thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) năm 2015 và triển khai Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) năm 2030; giải quyết các vấn đề toàn cầu về xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, bảo đảm quyền con người, cải thiện y tế, văn hóa, giáo dục, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…

Ngày nay, Liên hợp quốc đã thực sự trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết toàn cầu, nơi kết tinh các giá trị tiến bộ nhân văn và hiện thực hóa khát vọng vươn lên vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng.

Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên hợp quốc trong hơn 70 năm qua. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong hệ thống quốc tế đa phương và tích cực đóng góp thực hiện các trụ cột hợp tác cơ bản của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, hợp tác phát triển và bảo đảm quyền con người.

Từ một nước nghèo kém phát triển, người dân thiếu lương thực, Việt Nam đã vươn lên, đạt tăng trưởng GDP cao trên 6% trong hơn 20 năm qua, là nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, và từ năm 2010 trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống của gần 100 triệu người dân được nâng cao. Chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký, tham gia và đang đàm phán 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra quan hệ thương mại tự do với gần 60 quốc gia, đối tác lớn trên thế giới.

Chúng tôi cũng đã tổ chức thành công Năm APEC 2017, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018, Hội nghị Hợp tác Tiểu vùng Mê Công lần 6, thực hiện Tầm nhìn 2025 về xây dựng Cộng đồng ASEAN và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia nhiều cơ chế quan trọng của Liên hợp quốc và đóng góp có trách nhiệm trên các lĩnh vực khác nhau.

Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho công bằng và phát triển bền vững; thúc đẩy bình đẳng, hỗ trợ các nhóm yếu thế; bảo vệ tốt môi trường; bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Việt Nam cũng đã nỗ lực bảo vệ tốt các di sản văn hóa và thiên nhiên, gìn giữ bản sắc dân tộc. Chúng tôi là một trong số ít quốc gia đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) năm 2015 của Liên hợp quốc, nhất là về xóa đói, giảm nghèo.

Chúng tôi luôn nhất quán trong việc đề cao Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, trong đó có khu vực Biển Đông trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không.

Những thành tựu của Việt Nam về phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, giảm nghèo có sự hỗ trợ quý báu của cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc. Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn Liên hợp quốc, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cho Việt Nam trong thời gian qua.

Thưa Quý vị!

Hành tinh của chúng ta đang chuyển động nhanh chóng với động lực mạnh mẽ từ những tiến bộ vượt bậc về khoa học, công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 và sự lan tỏa theo xu thế tất yếu của toàn cầu hóa. Điều đó mở ra nhiều cơ hội mới để đưa nhân loại bước vào giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử, góp phần củng cố xu thế lớn của toàn cầu về hòa bình, hợp tác và phát triển.

Thế giới cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới, rất to lớn. Hòa bình thế giới vẫn chưa được bảo đảm. Tình hình bán đảo Triều Tiên đã có tiến triển. Ở Trung Đông, châu Phi và nhiều “điểm nóng” khác trên thế giới, xung đột và nguy cơ xung đột vẫn hiện hữu, chủ nghĩa khủng bố, vấn đề di cư vẫn đang là sự nhức nhối của nhiều quốc gia...

Tư duy cường quyền đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sự gia tăng các biện pháp đơn phương tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định quốc tế. Tình trạng bất công và bất bình đẳng còn tồn tại nhiều nơi trên thế giới; sự phát triển của toàn cầu vẫn có nhiều rủi ro, thiếu ổn định; tác động lan rộng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; đói nghèo vẫn là một thách thức to lớn, với thực tế còn gần 750 triệu người nghèo đói cùng cực trên thế giới, trong đó có rất nhiều trẻ em, đói không đủ ăn, lạnh thiếu áo ấm, ốm đau không có thuốc uống, nghèo không được đi học...

Không một quốc gia nào, dù đó là các cường quốc giàu mạnh, có đủ sức giải quyết những thách thức to lớn đối với toàn cầu hiện nay, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của mọi quốc gia trên hành tinh. Tôi đề nghị vấn đề “trách nhiệm kép”, mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công dân toàn cầu. Trong bối cảnh đó, tôi chia sẻ với đánh giá của Ngài Tổng Thư ký là, vai trò của Liên hợp quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc kiến tạo những nền tảng phát triển mới để xử lý có hiệu quả các thách thức toàn cầu. Các quốc gia cần tiếp tục đề cao vai trò của Liên hợp quốc và cùng nhau đoàn kết, phấn đấu “Vì một thế giới hòa bình, công bằng, và phát triển bền vững”.

Trong tiến trình này, tôi mong rằng, các cường quốc, các nước phát triển hãy bằng hành động thiết thực, hãy là những tấm gương đi đầu trong gìn giữ hòa bình và phát triển. Đại hội đồng Liên hợp quốc hãy là trung tâm để các quốc gia, dân tộc hợp tác vì hòa bình, công bằng và phát triển bền vững.

Chúng tôi ủng hộ việc dỡ bỏ cấm vận đơn phương để Cu-ba được thực hiện quyền tự do tham gia một cách công bằng, bình đẳng vào các quan hệ kinh tế, thương mại theo luật pháp quốc tế.

Hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi, khát vọng của mọi dân tộc. Trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiến bộ của nhân loại không chỉ được đo bằng những thành tựu của công nghệ mà trước hết phải là hòa bình và thịnh vượng và phải biết chắt chiu, nắm lấy từng cơ hội dù nhỏ nhoi cho hòa bình.

Từ quá khứ đấu tranh gian khổ, lâu dài giành độc lập, tự do, Việt Nam thấu hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, quyền bình đẳng, “quyền dân tộc tự quyết”, “quyền mưu cầu hạnh phúc” và các giá trị dân chủ của Hiến chương Liên hợp quốc. Tiếng nói của một nước nhỏ hay khát vọng của những người yếu thế cần phải được tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ. Đó là nền tảng cho phát triển bền vững, bao trùm và không để ai bị bỏ lại phía sau, là cơ sở của ổn định xã hội cũng như bảo đảm quyền và phát huy sức sáng tạo của mỗi người.

Ngày nay, Liên hợp quốc cần cải cách mạnh mẽ, toàn diện theo hướng nâng cao hiệu quả, dân chủ và minh bạch để thực hiện tốt vai trò không thể thay thế được trong lãnh đạo xử lý các thách thức toàn cầu. Như phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Phiên khai mạc đã nhắc lại phát biểu của cố Tổng Thư ký Cô-phi An-nan kính mến: “Chúng ta chỉ có thể làm chủ số phận của mình khi nào chúng ta cùng nhau đối diện với nó. Đó là lý do tại sao chúng ta có Liên hợp quốc”. Đó cũng là lý do vì sao, sau khi tuyên ngôn thành lập nước ngày 2-9-1945, tháng 1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của nhân dân Việt Nam đã gửi đơn gia nhập Liên hợp quốc.

Và lúc này, tôi muốn cùng quý vị đặt ra câu hỏi: Chúng ta muốn một Liên hợp quốc như thế nào? Trả lời câu hỏi này, tôi đánh giá cao những đề xuất cải tổ của Ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc, nhất là “Tái định vị hệ thống phát triển Liên hợp quốc”. Tôi cũng đề nghị Liên hợp quốc tăng cường hợp tác với các khu vực, trong đó có đẩy mạnh Cơ chế hợp tác thượng đỉnh Liên hợp quốc và ASEAN theo hướng tăng nội hàm của Liên hợp quốc trong ASEAN và làm đậm nét nội hàm ASEAN trong Liên hợp quốc.

Việt Nam tự hào là một thành viên tích cực của Liên hợp quốc. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, chúng tôi mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào việc xây dựng các thể chế đa phương và thực hiện những trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế; trong đó cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNMIS) tại Nam Xu-đăng.

Vừa qua, Việt Nam đã ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Chúng tôi chân thành cảm ơn 53 nước châu Á - Thái Bình Dương đã nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của Nhóm và cảm ơn sự ủng hộ rộng rãi của các nước khác dành cho Việt Nam. Từ diễn đàn trọng thể này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi trân trọng đề nghị và mong muốn nhận được sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên. Việt Nam cam kết sẽ luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc.

Thưa Quý vị!

Chúng tôi tin tưởng, với quan hệ đối tác toàn cầu, đoàn kết và quyết tâm cao của chúng ta, các Mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc sẽ được thực hiện thành công, đáp ứng khát vọng của toàn nhân loại vì một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững.

Chúc khóa họp lần thứ 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Đức Minh
14/09/2021 21:15:25
+4đ tặng

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.

 

Để làm sáng tỏ luận đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là, nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa bình.

 

Nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; cái "nguy cơ ghê gớm đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét". Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân ấy có thể hủy diệt 12 lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất; có thể "tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa... "Mác-két ghê tởm lên án nguy cơ hạt nhân là “dịch hạch hạt nhân"vì "cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết"...Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

 

    Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra: Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới. Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi.

     

    Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX...; chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới. Chỉ cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: "Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí", - lí trí con người, cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay; rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, trải qua 4 kỉ địa chất (trên dưới 40 triệu năm), con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần "bấm nút một cái" là sẽ "đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm, trở lại điểm xuất phát của nó", nghĩa là Trái Đất bị hủy diệt hoàn toàn.

     

    Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém. Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt Trái Đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, "chỉ cần bấm nút một cái" thì tất cả sẽ trở thành tro bụi - ông đã chỉ cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiểm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!

     

    Luận điểm thứ 3 là lời kêu gọi của Mác-két. Ông kêu gọi mọi người "chống lại việc đó - cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân; hãy " tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng". Ông đề nghị "mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân"để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để nhân loại tương lai " biết đến "những thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ"cho hàng tỉ con người, để biết đến tên những kẻ "giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn ..."

     

    Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ - "dịch hạch hạt nhân” . Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.

     

    Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại

    1
    0
    NguyễnNhư
    08/01 23:22:06

    Sau khi đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc (1945), trục phát xít Đức, Ý, Nhật đã tan rã trước sức mạnh của phe Đồng minh Anh Nga, Mĩ… Lịch sử bước sang một giai đoạn mới với nhiều vấn đề trọng đại liên quan đến sự sống còn của toàn nhân loại. Trong đó, chạy đua vũ trang giữa các cường quốc và nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa đáng sợ nhất.

    Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, chẳng khác gì thanh gươm Đa-mô-clét trong thần thoại Hi Lạp, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất.

    Mở đầu bài viết, tác giả đưa ra một con số khủng khiếp có sức gây chấn động mạnh mẽ đến cả những người có trái tim lạnh lùng, dửng dưng nhất trước vấn đề thời sự nóng bỏng này:

    Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.

    Để khẳng định sự phi lí, phi nhân của chiến tranh hạt nhân, tác giả đã sử dụng triệt để phép so sánh và làm cho những khái niệm trừu tượng nhất được cụ thể hoá, trở nên dễ hiểu đối với mọi người, không phân biệt trình độ văn hóa, màu da hay tiếng nói. Các lĩnh vực Mác-Két đề cập đến đều mang tính phổ biến và khái quát cao như giáo dục, y tế, lương thực, thực phẩm và quan trọng nhất là sự sống của con người cùng vạn vật. Luận điểm mà ông đưa ra trong bài viết đều dựa trên cơ sở là nội dung các văn bản và công ước quốc tế xoay quanh những vấn đề thiết yếu của thời đại:

    Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới. Chương trình này dự kiến cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống. Nhưng tất cả đã tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la. Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu.

    Và đây là một ví dụ khác trong lĩnh vực y tế: Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân… cũng đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong cùng 14 năm đó và sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em, riêng cho châu Phi mà thôi.

    Cảm xúc của nhà văn thể hiện rất rõ trong đoạn nói về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng, nạn mù chữ của nhân dân các nước nghèo khổ. Đọc những dòng này, những người có lương tâm không thể không xót xa, thương cảm cho họ và căm phẫn trước những hành động xâm phạm đến quyền sống của con người:

    Một ví dụ trong lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: Theo tính toán của FAO, năm 1985, người ta thấy trên thế giới cỏ gần 575 triệu người thiếu dinh dưỡng. Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho những người đó chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX… Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm tới.

    Một ví dụ trong Lĩnh vực giáo dục: Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

    Quả là những con số biết nói làm xúc động lòng người! Nhà văn Mác-két đã lên án chiến tranh hạt nhân bằng cách nhấn mạnh sự tương phản ghê gớm giữa chi phí cho việc duy trì, phát triển sự sống và chi phí cho việc hủy diệt sự sống trên hành tinh. Bất kì ai đọc những dòng này đều phải nghiêm túc suy ngẫm và rút ra ý nghĩa thiết thực từ những so sánh có tính mục đích rõ ràng của nhà văn.

    Theo Mác-két, trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời. Từ đó, ông đi đến kết luận: chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí, Nói cách khác, đó là hành động ngông cuồng đến mức điên rồ của những kẻ hiếu chiến, đi ngược lại khát vọng hòa bình của toàn nhân loại.

    Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cá lí trí tự nhiên nữa: Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi sáu triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi.

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
    Bài tập liên quan

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường

    Học ngoại ngữ với Flashcard

    ×
    Gia sư Lazi Gia sư
    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo