Trong Truyện Kiều, sáu câu thơ đầu của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đã khẳng định hoàn cảnh tội nghiệp và số phận của Kiều sau khi bán mình chuộc cha. Đầu tiên, sáu câu thơ mở đầu này là những câu thơ đong đầy tâm trạng của Kiều. Người đọc thấy được hoàn cảnh đáng thương của câu từ ngay câu thơ đầu "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân". Cụm từ "khóa xuân" không chỉ cho thấy sự giam lỏng của Kiều ở chốn thanh lâu mà còn như ẩn dụ cho việc tuổi xuân tươi đẹp của Kiều đang trôi đi tại chốn khổ đau này. Từ trên lầu cao, trước mặt, nàng cảm nhận được một không gian mênh mông rợn ngợp, nàng cảm thấy mình như bị ngộp thở, nuốt chửng trong không gian bao la ấy. Xa xa là dãy núi, có tấm trăng gần, hai bên bờ là cồn cát bụi mù bay. Chỉ có lầu Ngưng Bích hoàn toàn khép kín đang giảm lòng một thân phận mỏng manh đơn côi đang đối mặt với thiên nhiên rộng lớn vô cùng. Một mình đối diện với "mây sớm đèn khuya" khiến Kiều đau khổ đến tủi nhục bẽ bàng cho số phận ba chìm bảy nổi của mình: "Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng". Vòng thời gian luẩn quẩn một chu kỳ mây sớm đèn khuya khiến cho Kiều tan nát cõi lòng "chia tấm lòng", nàng đau khổ vì hoàn cảnh đáng thương của chính mình. Dường như, tuổi thanh xuân của nàng đang trôi đi ở chốn thanh lâu, cho thấy một hoàn cảnh đáng thương, bất hạnh, không được hạnh phúc đối mặt với thiên nhiên rộng lớn. Ngày ngày, thời gian trôi qua, vòng luẩn quẩn thời gian như giam hãm nàng, khiến cho nàng đau khổ, lẻ loi và tuyệt vọng về cuộc đời của mình.