Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận về truyện Tiếng gọi nơi hoang dã

Nêu cảm nhận về truyện Tiếng gọi nơi hoang dã
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.783
3
2
Hằng Nguyễn
15/09/2021 14:44:06
+5đ tặng

Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-la-xca, bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội khôn cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong - thế giới tâm hồn - của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.

Có lẽ vì đã trải qua những tháng ngày kéo xe trượt tuyết nặng nhọc, gặp phải những ông chủ độc ác, con chó Bấc mới hiểu sâu sắc thế nào là tình người. Miếng ăn của nó kiếm được là roi vọt, là sự bố thí của những con người tàn nhẫn và đang khát vàng. Cho nên từ ngày con chó Bấc được Giôn Thoóc-tơn cứu sống, nó mới được sống trong “một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Nó cũng đã một lần ít ỏi được hưởng hương vị của tình thương khi chưa bị bắt cóc lên bắc cực, đó là những ngày sống trong nhà ông Thẩm phán Mi-lơ giữa thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Con Bấc chẳng bao giờ quên những ngày tháng êm đẹp và ngắn ngủi ấy. Những lần đi săn, đi lang thang với mấy cậu con trai ông Thẩm phán “ tình cảm của Bấc cũng chỉ là thứ tình cảm làm ăn cùng hội cùng phường”. Với các cháu nhỏ ông Thẩm "đó là một thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại”. Còn với ông Thẩm phán “là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng".

Lân-đơn đã có một cách nói rất đặc sắc về mối quan hệ của Bấc với những thành viên trong gia đình Thẩm phán Mi-lơ. Bấc chỉ là một con chó săn, một con chó giữ nhà, và là một con chó cảnh. Thế thôi!

Còn từ ngày nó được sống với Giôn Thoóc-tơn, nó được ông chủ, ông bạn mới "khơi dậy" lên trong lòng Bấc những tình thương yêu, những tình cảm chưa hề được hưởng, chưa hề có: “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt...".

Tình cảm vui, buồn, thương yêu, giận dữ cũng tựa như dòng nước có độ tràn, có hẹp và mênh mông, có sức chảy nhanh, chậm. Mọi dòng nước đều có nguồn cũng như mọi tình cảm đều có nguồn. Cái nguồn tình cảm sâu xa mà Bấc tìm thấy ở Giôn Thoóc-tơn là anh đã “cứu sống nó”, anh là "ông chủ lý tưởng”. Những người khác nuôi Bấc là xuất phát từ nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh để Bấc đi săn, giữ nhà, là vật nuôi làm cảnh... và để kéo xe trượt tuyết đi tìm vàng. Còn Giôn Thoóc-tơn đã coi Bấc là “con cái của anh” vậy. Cái nguồn gốc ấy mới sâu sắc và cao quý, vì nó đã vượt hẳn mối quan hệ con vật với con người, đi tới mối quan hệ của tình thương, tình người. Mối quan hệ tình cảm ấy, con Bấc đã cảm nhận được bằng trực giác, bằng cảm xúc, bằng sự tinh nhạy, khôn ngoan mà chỉ có những con chó như con Bấc mới có.

Giôn Thoóc-tơn “đã chăm sóc”, lúc là một lời chào "hớn hở”, lúc là một cử chỉ "thân ái”, lúc là anh ngồi xuống rất lâu “nói chuyện” với Bấc mà cả hai đều tương thân, đều đồng cảm, đều “thích thú”. Giôn Thoóc-tơn "có thói quen túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm”. Với con Bấc, đó là những giây phút thần tiên mà chỉ có Giôn Thoóc-tơn mới trao cho nó trong sự vuốt ve, yêu thương. Lúc đó, con Bấc cảm thấy "không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ”, “tiếng rủa rủ rỉ bên tai”. Sự vui sướng của Bấc đến cực độ, có lúc nó cảm thấy “quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực".

Tình yêu thương giữa người và vật nuôi cũng có “cho” có “nhận" trong mối giao cảm, giao hòa, tương tác. Đây là một đoạn văn tuyệt bút nói về mối quan hệ sâu sắc, đẹp đẽ và hiếm có ấy:

“Khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động; những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “ Tròi đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!".

Bấc như một “đứa trẻ” giàu tình cảm, nó có một kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó hay cắn vào tay Giôn Thoóc-tơn “ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu’’. Và chỉ có anh mới cảm nhận một cách hạnh phúc rằng “cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve”. Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt ông đã phát hiện ra, đã “sống" với những rung động, với những biến thái tâm tình, ông đã “hiểu được” ngôn ngữ riêng của một vật nuôi đã được thuần dưỡng và gắn bó lâu đời với con người, một vật nuôi khôn nhất, trung thành nhất và giàu tình cảm nhất, để nói lên một cách xúc động về mối quan hệ “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến mức cuồng nhiệt” giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc.

Nếu như phần đầu, nhà văn đã lấy mối quan hệ giữa con Bấc với gia đình Thẩm phán Mi-lơ để làm nổi bật mối tình yêu thương đặc biệt giữa con Bấc với Giôn Thoóc-tơn, thì ở phần giữa ông lại so sánh cách biểu hiện tình cảm của con Bấc và những con chó khác đối với chủ, mỗi con một vẻ. “Xơ-kit có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ về.. Ních thì... tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóc-tơn". Còn Bấc thì diễn đạt tình thương yêu bằng "sự tôn thờ”, sung sướng đến “cuồng lên” khi dược Thoóc-tơn “vuốt ve" hoặc “nói chuyện" với nó... Thế giới loài vật được Lân-đơn nhìn nhận và miêu tả như thế giới con người tràn ngập tình yêu thương và biết sống trong sự giao cảm đầy hạnh phúc! Con Bấc “thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú, xem xét, hết sức quan tâm, theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Có lúc con Bấc ngắm nhìn chủ từ phía sau, và bằng linh cảm, giao cảm giữa người và chó, anh quay đầu nhìn lại, đôi mắt Thoóc-tơn "tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng ”, còn “tình cảm của Bấc cũng ngời ánh lên qua đôi mắt nó”.

Cách ngồi, cái ngước nhìn, cái lắng nghe và theo dõi cặp mắt và ánh mắt... của con chó Bấc hiện lên trên trang văn như một linh hồn người, trong biểu cảm có chiều sâu lí trí, trong tâm hồn có cả chiều cao của tư duy. Con chó Bấc không chỉ có tình yêu thương mà còn có cả những suy nghĩ sống bên “ông chủ lí tưởmg”.

Con chó Bấc cũng có nỗi lo. Cuộc đời ba chìm bảy nổi đã qua, luôn luôn ám ảnh nó, “nó không muốn rời Thoóc-tơn một bước”. Nó luôn luôn sợ, Thoóc-tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và anh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Cả trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Đêm nào nó cũng tỉnh giấc giữa chừng, rồi trườn qua giá lạnh đến đứng ở mép lều "lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chi tiết ấy là một nét vẽ cảm động gợi lên trong lòng ta nhiều cảm thương xót xa. À ra thế đó, không chỉ riêng ở con người, mà cả những vật nuôi như con chó Bấc tinh khôn, tình cảm này cũng sợ ly biệt! Nhà văn Lân-đơn đã nói được điều đó và diễn đạt bằng những hình ảnh giàu giá trị nhân bản.

Tóm lại, Lân-đơn đã lấy tình thương để tả loài vật. Ông đã miêu tả sống động, hấp dẫn hình ảnh con chó mang tình người, sống tình nghĩa thủy chung như con người. Bằng nghệ thuật tinh tế, biểu cảm trong miêu tả loài vật, Giắc Lân-đơn đã cho chúng ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc của ông đối với loài vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Phuong
15/09/2021 14:45:05
+4đ tặng
Truyện ngắn“Tiếng gọi nơi hoang dã” cho chúng ta thấy một minh chứng mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên. Truyện kể về số phận của con chó có tên là Buck, một chú chó tinh khôn và trải qua nhiều bất hạnh. Con chó Buck bị bắt cóc mang đi khỏi trang trại của một người chủ giàu có ở Califonia và bị ném vào vùng Alaska miền Bắc Cực hoang dã trong cuộc săn vàng với con người. Thiên nhiên nguyên thủy, sự nghiệt ngã tàn bạo của môi trường đã đánh thức dậy làm phát triển mạnh mẽ trong đáy sâu thẳm của con Buck những bản năng thú dữ của tổ tiên hoang dã của nó.
 
      Những người đi săn ở vùng Bắc Cực đã phải vất vả cực nhọc, chịu cái lạnh thấu xương thường âm dưới 50 độ, băng qua mấy nghìn cây số để đến nơi khai thác vàng. Muốn đi đến đó, phương tiện giao thông duy nhất là chiếc xe trượt tuyết có những con chó Bắc Cực khỏe và chịu rét giỏi kéo. Buck đã là một trong những chú chó như vậy. Nó phải kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng, và cuộc đời của nó thay đổi từ đây. Buck như một vật chuyển đổi cực nhọc trong bão tuyết, phải qua tay nhiều chủ độc ác và nhẫn tâm, bị bạc đãi. Nó đã gắn bó với đủ hạng người, những kẻ phần lớn tàn bạo, độc ác với loài vật. Chỉ có một người chiếm được thiện cảm với nó, và người đó là người duy nhất cảm hóa được nó bằng lòng nhân đạo và tình thương rộng lớn. Đó là Giôn Thooc-tơn, một người chủ có tính cách vô cùng đẹp đẽ và tình nghĩa, và có được "một tình yêu thực sự nồng nàn". Lần đầu tiên, trong con vật này sinh ra một điều đặc biệt mà trước đó nó chưa hề có bao giờ: Tình thương yêu thật sự đối với một con người - Thooc-tơn. Giữa vùng Bắc cực băng giá, người và vật đã sống trong tình bạn ít có. Mấy lần Buck đã dũng cảm xả thân cứu chủ khi cái chết đã cầm chắc trong tay… Sau một lần đi săn từ rừng trở về, Buck đã chứng kiến cảnh hoang tàn, đẫm máu đối với người chủ nó thương yêu nhất: Giôn Thooc - tơn cùng những người bạn và các chú chó kéo xe bị nhóm người Yhet tàn sát. Lúc này đây, tình yêu thương, trung thành mà Buck dành cho Giôn Thooc - tơn đã trở thành nỗi đau thống thiết, khiến nó trở nên hoang dã hơn bao giờ hết. Buck đau đớn. Song, sống giữa môi trường hoang dại, bản chất giống nòi hoang thú trỗi dậy trong nó. Dần dần, từ một con chó nhà hiền lành, nó đã trở thành một con thú dữ, ranh mãnh như tổ tiên của nó, loài sói rừng. Rồi Thooc-tơn chết một cách thương tâm, trong con chó không còn còn có tình cảm gì để níu nó lại với con người. Nó đã bị nòi giống của nó cuốn hút và đi theo tiếng gọi nói hoang dã, cuối cùng nó đã trở thành một con sói hoang.
 
      Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Ngoài sự miêu tả thiên nhiên chân thực, sinh động, người đọc còn bị cuốn hút bởi tính nhân văn. Thông qua tác phẩm, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp về tình yêu thương. Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể cảm hóa được con người và mọi vật. Nếu như không có tình yêu thương chân thành, sâu sắc từ tận đáy lòng của Giôn Thooc-tơn đối với Buck thì có lẽ không bao giờ Buck chấp nhận nguy hiểm để cứu lấy chủ của mình. Đó là sự đấu tranh dành sự sống, chống áp bức bóc lột; là sự đồng cảm đối với chính nhân vật trong câu chuyện, nó còn những giá trị nhân văn cao đẹp, lòng yêu thường loài vật. Tác giả cho rằng chỉ có trên cơ sở một tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật thậm chí là hung dữ. Ông có con mắt thật tinh tế, những am hiểu tuyệt vời về tâm lý và thói quen của loài vật.
2
2
Tâm Như
15/09/2021 19:07:33
+3đ tặng

 Từ bé tôi rất yêu thích ôm ấp những con vật nuôi trong nhà như chó, mèo, chúng thật là hiền lành dễ gần gũi với con người. Khi lớn lên  tôi thường tìm đọc những quyển sách nói về động vật để biết về tập tính của chúng. Và có lần tôi bắt gặp tập truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London do Mạnh Chương, Nguyễn Công Ái và Vũ Tuấn Phương dịch từ nguyên bản tiếng Anh (The Call of the Wild) do Nhà bản Văn học ấn hành. Tử đó tôi mới hiểu được chú chó cưng mà tôi từng ôm ấp, yêu thương có tổ tiên là một loài chó sói hoang.

      Tiếng gọi nơi hoang dã là tiểu thuyết được nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Nhân vật chính là một con chó hiền lành đã trãi qua nhưng thăng trầm cực khổ khiến nó trở thành con chó hoang đầy hung dữ.

      Jack London tên thật là John Griffith Chaney. Ông sinh năm 1876  lớn lên trong một gia đình nghèo ở thành phố San Francisco, bang California, là một nhà văn Mỹ có tính dân tộc sâu sắc và tiêu biểu của thế kỷ 20. Ông mất năm 1916 lúc ông tròn 40 tuổi. Ông đã để lại một di sản sáng tác phong phú và đa dạng. Trong đó “Tiếng gọi nơi hoang dã” là một trong những tác phẩm nổi tiếng để lại ấn tượng đẹp trong nhiều thế hệ học sinh Việt Nam về lòng dũng cảm, tình thương giữa con người, động vật và thiên nhiên khắc nghiệt.

      Truyện ngắn“Tiếng gọi nơi hoang dã” cho chúng ta thấy một minh chứng mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên. Truyện kể về số phận của con chó có tên là Buck, một chú chó tinh khôn và trải qua nhiều bất hạnh. Con chó Buck bị bắt cóc mang đi khỏi trang trại của một người chủ giàu có ở Califonia và bị ném vào vùng Alaska miền Bắc Cực hoang dã trong cuộc săn vàng với con người. Thiên nhiên nguyên thủy, sự nghiệt ngã tàn bạo của môi trường đã đánh thức dậy làm phát triển  mạnh mẽ trong đáy sâu thẳm của con Buck những bản năng thú dữ của tổ tiên hoang dã của nó.

      Những người đi săn ở vùng Bắc Cực đã phải vất vả cực nhọc, chịu cái lạnh thấu xương thường âm dưới 50 độ, băng qua mấy nghìn cây số để đến nơi khai thác vàng. Muốn đi đến đó, phương tiện giao thông duy nhất là chiếc xe trượt tuyết có những con chó Bắc Cực khỏe và chịu rét giỏi kéo. Buck đã là một trong những chú chó như vậy. Nó phải kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng, và cuộc đời của nó thay đổi từ đây. Buck như một vật chuyển đổi cực nhọc trong bão tuyết, phải qua tay nhiều chủ độc ác và nhẫn tâm, bị bạc đãi. Nó đã gắn bó với đủ hạng người, những kẻ phần lớn tàn bạo, độc ác với loài vật. Chỉ có một người chiếm được thiện cảm với nó, và người đó là người duy nhất cảm hóa được nó bằng lòng nhân đạo và tình thương rộng lớn. Đó là Giôn Thooc-tơn, một người chủ có tính cách vô cùng đẹp đẽ và tình nghĩa, và có được "một tình yêu thực sự nồng nàn". Lần đầu tiên, trong con vật này sinh ra một điều đặc biệt mà trước đó nó chưa hề có bao giờ: Tình thương yêu thật sự đối với một con người - Thooc-tơn. Giữa vùng Bắc cực băng giá, người và vật đã sống trong tình bạn ít có. Mấy lần Buck đã dũng cảm xả thân cứu chủ khi cái chết đã cầm chắc trong tay… Sau một lần đi săn từ rừng trở về, Buck đã chứng kiến cảnh hoang tàn, đẫm máu đối với người chủ nó thương yêu nhất: Giôn Thooc - tơn cùng những người bạn và các chú chó kéo xe bị nhóm người Yhet tàn sát. Lúc này đây, tình yêu thương, trung thành mà Buck dành cho Giôn Thooc - tơn đã trở thành nỗi đau thống thiết, khiến nó trở nên hoang dã hơn bao giờ hết. Buck đau đớn. Song, sống giữa môi trường hoang dại, bản chất giống nòi hoang thú trỗi dậy trong nó. Dần dần, từ một con chó nhà hiền lành, nó đã trở thành một con thú dữ, ranh mãnh như tổ tiên của nó, loài sói rừng. Rồi Thooc-tơn chết một cách thương tâm, trong con chó không còn còn có tình cảm gì để níu nó lại với con người. Nó đã bị nòi giống của nó cuốn hút và đi theo tiếng gọi nói hoang dã, cuối cùng nó đã trở thành một con sói hoang.

      Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Ngoài sự miêu tả thiên nhiên chân thực, sinh động, người đọc còn bị cuốn hút bởi tính nhân văn. Thông qua tác phẩm, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp về tình yêu thương. Tình yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể cảm hóa được con người và mọi vật. Nếu như không có tình yêu thương chân thành, sâu sắc từ tận đáy lòng của Giôn Thooc-tơn đối với Buck thì có lẽ không bao giờ Buck chấp nhận nguy hiểm để cứu lấy chủ của mình. Đó là sự đấu tranh dành sự sống, chống áp bức bóc lột; là sự đồng cảm đối với chính nhân vật trong câu chuyện, nó còn những giá trị nhân văn cao đẹp, lòng yêu thường loài vật. Tác giả cho rằng chỉ có trên cơ sở một tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật thậm chí là hung dữ. Ông có con mắt thật tinh tế, những am hiểu tuyệt vời về tâm lý và thói quen của loài vật.

      Tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã được chia ra 7 chương: chương 1 “vào cõi nguyên thủy”, chương 2 “Luật của dùi cui và răng nanh”, chương 3 “Con thú nguyên thủy thống soái”, chương 4 “Kẻ đã đạt tới quyền lực”, chương 5 “Lao khổ trên vệt đường mòn”, chương 6 “Vì tình yêu thương đối với con người”, chương cuối “tiếng gọi”.

      Qua mỗi phần chúng ta có những cảm xúc vui buồn và sự đồng cảm tuyệt đối. Cảm xúc sẽ lên xuống theo từng nhịp của câu chuyện: thư thái với cuộc sống an nhàn của Buck, lo lắng khi Buck bị bắt đi, giận dữ khi Buck bị bóc lột sức lao động, mừng vì Buck được giải thoát, đau khổ cùng Buck vì mất người chủ mà nó yêu thương nhất và cuối cùng là khâm phục khi Buck có thể trở thành một chú chó hoang mạnh mẽ.

      Như trong mỗi con người chúng ta, ai ai cũng tìm cách tìm về cội nguồn trong. Và đặt câu hỏi Tổ tiên chúng ta là ai? Đến từ đâu? Chúng ta đã làm gì để tồn tại, sinh sôi và phát triển? Bạn nghĩ năng lực của mình là giới hạn? Không! Năng lực của bạn chính là vô hạn, chỉ là bạn chưa khám phá ra thôi. Những khó khăn, khổ cực trong cuộc sống mà ta vượt qua đều là những bài học đắt giá giúp ta trưởng thành hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo