Ngày 13-9-1987, một vụ ô nhiễm phóng xạ đã xảy ra tại bang Goais của Brazil khi một nguồn xạ trị bị đánh cắp từ một khu vực bệnh viện bị bỏ hoang tại thành phố. Sau đó nó đã bị qua tay rất nhiều người không có chuyên môn và hậu quả là 4 người chết.
Con số thương vong chưa nói lên gì nhiều, tuy nhiên, sau đó chính quyền buộc phải tiến hành kiểm tra mức ô nhiễm phóng xạ trên 112 ngàn người, trong đó 249 người có mức độ chất phóng xạ trên cơ thể vượt quá mức độ an toàn cho phép.
2. Three Mile Island, Pennsylvania, Mỹ năm 1979 – Cấp độ 5
Ngày 28-3-1979 chứng kiến sự cố tại hai lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island, quận Dauphin, Pennsylvania, Mỹ. Nguyên nhân được xác định là do hệ thống làm nguội của lò bị hỏng, làm rò rỉ 1,58 petabecquerel (đơn vị đo cường độ phóng xạ) ra môi trường. Đây là sự cố nhà máy hạt nhân thương mại nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. May mắn thay, các nhiên cứu dịch tễ đã cho thấy không có mối liên hệ nào giữa các loại ung thư với tai nạn hạt nhân kể trên.
Nhà máy hạt nhân Three Mile Island. Ảnh Thelicio
3. Windscale Fire, Anh năm 1957 – Cấp độ 5
Đây được coi là thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Anh, xảy ra vào ngày 10-10-1957. Các chuyên gia cho rằng, sự cố này xảy ra một phần là do lò phản ứng hạt nhân được xây quá vội vàng để nhanh chóng trở thành một phần của dự án bom nguyên tử của Anh. Lò phản ứng đầu tiên hoạt động năm 1950 và lò thứ hai được hoàn thành ngay sau đó 1 năm. Tai nạn xảy ra khi nhiệt độ lò phản ứng đột nghiên tăng trong khi thực tế là phải giảm, những nhân viên lúc đó cho rằng đây là lỗi kỹ thuật và không thực sự “để tâm”. Khi ngọn lửa bùng lên, họ dùng…nước để chữa cháy, nhưng càng làm tình hình nghiêm trọng hơn.
240 trường hợp mắc ung thư đã được kết luận có liên quan đến vụ cháy kể trên. Tất cả lượng sữa trong bán kính 500km của các khu vực lân cận đã được pha loãng và tiêu hủy trong vòng 1 tháng.
Nhà máy điện hạt nhân Windscale Fire. Ảnh Wikipedia
4. Kyshtym, Nga năm 1957 – Cấp độ 6
Thảm họa hạt nhân Kyshtym là một sự cố ô nhiễm bức xạ xảy ra ngày 29-9-1957 tại Mayak, một nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân của Liên Xô cũ. Thảm họa này được xác định là thảm họa hạt nhân ở thang 6 của INES, trở thành thảm họa hạt nhân nghiêm trọng thứ 3 trong lịch sử. Hệ thống chứa của nhà máy được xây dựng năm 1953 nhưng do nhiệt cao nên người ta buộc phải xây thêm hệ thống làm mát.
Tuy nhiên, thiết kế và xây dựng kém chất lượng đã khiến cho Liên Xô phải trả giá quá đắt. Sự cố gây nổ và làm rò rỉ chất phóng xạ, tạo ra những đám mây phóng xạ dài hàng trăm dặm về phía Tây Bắc, khiến 10 ngàn người phải sơ tán, nhiều người mắc bệnh ung thư da và số người chết do ung thư lên đến hơn 200 người.
5. Fukushima, Nhật Bản năm 2011 – Cấp độ 7
Sự kiện thảm họa hạt nhân Fukushima là một chuỗi những sai sót và lỗi kỹ thuật và thiết bị, lò phản ứng nóng chảy và thải ra các chất phóng xạ lớn ra môi trường. Thảm họa này xảy ra ngay sau trận động đất và sóng thần Sendai năm 2011. Chính quyền Nhật Bản đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp, di tản hàng ngàn người sinh sống gần nhà máy Fukushima 1.
Ngày tiếp theo, một vụ nổ hydro đã phá hủy tầng trên của tòa nhà chứa lò phản ứng số 1 và làm bị thương 8 công nhân, nhưng hộp chứa lò phản ứng vẫn nguyên vẹn. 170.000-200.000 người đã được di tản sau khi các quan chức bày tỏ khả năng lõi của lò phản ứng tan chảy và bốc cháy. Điều này có thể dẫn đến việc một lượng phóng xạ bị giải phóng trong tòa nhà chứa lò phản ứng.
1. Thảm họa Chernobyl, Ukraine năm 1986 – Cấp độ 7
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26-4-1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (khi ấy còn là một phần Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử.
Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên Xô, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và thậm chí là miền đông của Mỹ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người.
Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.