Khoác áo mới cho cô Tấm
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, trang 65 - 72 in truyện của Tấm Cám, sự trả thù của của Tấm đã được giản lược đi khi các nhà biên soạn sửa lại rằng: Việc trả thù dừng lại ở việc Tấm lừa Cám dùng nước sôi dội lên người để làm đẹp. “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”
Trong cốt truyện Tấm Cám từ bản cũ thì: Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc. Tấm sai người lấy thịt cám làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn. Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ nhận và không tỏ ra nghi ngờ. Đến khi ăn gần hết, mẹ Cám mới nhìn thấy chiếc đầu lâu. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và hó:
"Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?"
Mẹ cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gửi thật ra là thịt của con mình nên đã lăn đùng ra chết.
Bình luận trên SGTT, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho rằng: Nguyên Đoạn cuối của vụ chị Tấm báo thù thì ai cũng thuộc nằm lòng, cũng hả hê nhưng bao nhiêu tuổi đời người ta mới nhận ra đó là một vụ ăn thịt người? Cái không khí huyễn hoặc biến ảo thần kỳ của cổ tích làm người ta quên lửng chi tiết man rợ đó, và lớp lớp trẻ con nhẹ nhõm thản nhiên như thể Cám qua đời vì đau răng còn mụ dì ghẻ chết vì sặc muối ớt.
Theo đó, trong SGK lớp 10 hiện nay, các nhà biên soạn sách đã rất mở và không gò học sinh vào một ý kiến nào: “Anh/chị suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?” để học sinh được tự do bày tỏ chính kiến.
Phần ghi nhớ trong SGK cũng không dám đụng đến cái kết này, mà chỉ tập trung bàn sự biến hóa của Tấm, coi đó là “sức trỗi dậy mã