Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn văn nói về nhân vật nào? Nội dung chính của đoạn văn?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.118
1
1
Câu 1: Nói về nhà thống lý Pá Tra
Câu 2: Mị bị cấm đoán trong việc hoà nhập cộng đồng.
Câu 3: A sử trói Mi , dùng bạo lực quyết liệt tách Mị ra khỏi thế giới con người . Vì vậy, bên trong thể xác tơi tả của Mị là tâm hồn cô đơn trống rỗng, nếu còn một mảnh nhỏ cũng bị cào nhàu nát. Thể xác ấy, tâm hồn ấy bị giam hãm trong không gian chật hẹp tù đọng, làm cho nỗi đau thêm chồng chất, sự bất lực đến cực cùng. Tô Hoài xây dựng đoạn truyện đầy ẩn dụ về căn buồng của Mị. Nhà văn giúp người đọc hình dung được nỗi đau tột cùng của kiếp người nô lệ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Bạch Ca
21/01/2018 22:04:51
Câu 4 ,đoạn văn trên kể về nhân vật Mị
- Khi còn ở nhà với bố mẹ, Mị sống rất hồn nhiên và vui vẻ. Nhưng khi nghe tin Pá Tra muốn bắt Mị về làm con dâu gạt nợ, Mị nói với bố : con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ cho bố, bố đừng bán con cho bọn nhà giàu.
- > Lời nói ấy chứng tỏ Mị là người giàu lòng tự trọng, có ý thức về nhân phẩm, danh dự và tự do. Tâm hồn Mị trong sáng, hồn nhiên, cao khiết như đóa hoa giữa gió núi mây ngàn.
- Khi sống cảnh trâu ngựa ở nhà thống lí, đêm nào Mị cũng khóc và Mị uất ức vùng lên bằng cach hái lá ngón ăn để tự vẫn.
- > Dù ý định không thành vì chữ hiếu nhưng hành vi ấy biểu hiện tính cách mạnh mẽ, tinh thần chống đối lại số phận. Đó chính là lúc sức sống tiềm tàng trong Mị đã trỗi dậy. Từ bỏ ý định tự vẫn vì bố cho thấy Mị là cô con gái hiếu thảo và tràn đầy tinh thần hi sinh.
- Vẻ đẹp của Mị còn được thể hiện qua lòng ham sống, khát vọng sống tự do, tâm hồn giàu sức sống. Kể từ ngày bố mất, Mị cũng không còn nghĩ đến cái chết, cô đã chôn vùi đời mình trong khô đau và quên lãng. Thế nhưng lòng ham sống vẫn còn le lói. Đến khi mùa xuân về thì ngọn lửa ham sống chợt bùng lên. Tiếng sáo gọi bạn tình đêm xuân đã đánh thức tâm hồn Mị, lòng Mị cảm thấy bồi hồi xao xuyến, thiết tha muốn sống lại như những đêm xuân ngày xưa cũ. Mị ngồi nhẩm thầm hát theo tiếng sáo với những bản tình ca ngày trước, Mị lén lấy rượu uống, uống ừng ực từng bát, uống như nuốt hận, uống để quên đi cay đắng đoạn trường. Trong khi ấy, tiếng sáo ngoài đường, từ phía đời tự do cứ lửng lơ, mời gọi giục giã. Mị thấy lòng phơi phới trẻ lại. Mị muốn đi chơi. Sức sống bấy nay bị đè nén nay bật trào dậy thành khát vọng tự do mạnh mẽ. Nhưng vẻ đẹp sức sống tâm hồn ấy bị A Sử vùi dập tàn bạo.
- Thế rồi sức sống ấy bật dậy lần nữa trong hành động cứu A Phủ. A Phủ là đứa ở gạt nợ của nhà thống lí. Đi chăn bò, sơ ý để hổ ăn mất bò nên bị Pá Tra bắt trói đứng vào cột và bỏ đói gần chết. Bỗng đêm khuya hôm ấy, Mị đang sưởi lửa thì ngọn lửa bếp bỗng bùng sáng lên. Nhờ đó mà Mịn nhìn thấy dòng nước mắt tuyệt vọng của con người bất hạnh ấy. Vừa xót thương người cùng cảnh ngộ vừa căm thù thống lí Pá Tra nên Mị dám đứng dậy cắt dây trói cứu A Phủ. Khi A Phủ thoát rồi, Mị đứng lặng trong bóng tối và nỗi sợ hãi bị chết thay chợt ập về khiến Mị vùng bỏ chạy theo A Phủ. Thế là ngẫu nhiên Mị lại cứu được đời mình.
- Hành động cứu người rồi cứu mình của Mị được thôi thúc bởi lòng ham sống, lòng khát khao tự do, biểu hiện tính cách ngoan cường. Hành động của Mị thật mạnh mẽ vì cô dám đứng lên chống đối lại số phận, chống lại thế lực bảo quyền và cả thế lực thần quyền : vì Mị đã hết sợ ma nhà thống lí rồi. Hành động giải phóng của Mị dù tự phát nhưng phù hợp với quy luật tình cảm, quy luật xã hội và thể hiện đúng quy luật phát triển của tính cách. Đó chính là lúc sức sống nội tại đã bùng lên một cách mạnh mẽ nên đã có một kết quả rực rỡ. Nó khép lại quãng đời nô lệ tăm tối ở Hồng Ngài, mở ra một cuộc đời tự do và ánh sáng ở Phiền Sa. Hành động cứu người của Mị không chỉ thể hiện vẻ đẹp tính cách mạnh mẽ, khát vọng sống, lòng ham sống còn là biểu hiện của tình thương thân tương ái.
Tóm lại, nhờ sức sống tiềm tàng, tính cách mạnh mẽ, lòng ham sống mà những người lao động miền núi đã có khả năng đứng lên để tự giải phóng. Họ biết tự cứu đời mình trước khi tìm đến với cách mạng. Do đó, qua tình tiết này, truyện còn phản ánh hiện thực đời sống của người dân miền núi là khả năng tự đứng lên giải phóng cuộc đời. Đây là cơ sở tốt để sau này gặp cán bộ A Châu họ nhanh chóng được giác ngộ cách mạng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo