Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều

Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều _ không chép mạng
3 trả lời
Hỏi chi tiết
107
3
1
Hiển
18/09/2021 19:34:09
+5đ tặng
Kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du hơn 200 năm nay làm say đắm lòng người không chỉ bởi giá trị xã hội sâu sắc, tư tưởng, quan niệm tiến bộ mà còn làm say đắm lòng người bởi những đoạn thơ miêu tả chân dung đạt đến độ uyên bác. Một trong số đó là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” với bức chân dung tuyệt đẹp của Thúy Kiều.

Trong bức chân dung Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết chân dung nàng với vẻ đẹp đài cát, cao sang, quý phái hơn người. Vẻ đẹp của Thúy Vân đạt chuẩn thước đo thẩm mĩ của chế độ phong kiến. Cô em đã đẹp như thế nhưng cô chị còn đẹp hơn. Vẻ đẹp của Thúy Kiều vượt lên trên khuôn mẫu, ràng buộc trước đó. Cái đẹp đó là cái đẹp của vẻ “sắc sảo” và “mặn mà”:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Nhà thơ đã cố tình nhấn mạnh các từ “càng”, “phần hơn”. Cô chị không chỉ đẹp hơn em mà còn tài giỏi hơn em. Nhắc đến vẻ đẹp của mỹ nhân xưa, người ta thường nghĩ đến vẻ đẹp liễu yếu đào tơ. Bởi vậy sự sắc sảo, mặn mà của Kiều hẳn là điều đặc biệt.

Khi dựng lên bức chân dung Thúy Vân, Nguyễn Du thể hiện nghệ thuật miêu tả toàn diện còn với Thúy Kiều, Nguyễn Du lại thiên về tả khái quát với những nét vẽ nhẹ nhàng, thanh thoát. Ngòi bút chấm phá cùng bút pháp ước lệ cổ điển, Nguyễn Du khiến người đọc chìm đắm vào vẻ đẹp của đôi mắt Kiều:


 
“Làn thu thủy nét xuân sơn”

Hội họa cổ điển phương Đông có những bút pháp khá độc đáo: lấy điểm tả diện, họa vân hiển nguyệt. Nguyễn Du cũng sử dụng bút pháp này, chỉ gợi tả “làn”, “nét” mà đã dựng lên bức chân dung của một mỹ nữ tuyệt sắc. Đó là đôi mắt trong sáng, long lanh, thăm thẳm, tình tứ và ăm ắp như hồ nước mùa thu ẩn dưới đôi lông mày thanh tú, kiều diễm như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của đôi mắt Kiều kết tinh tinh hoa của trời đất, của núi thẳm, sông dài; của những êm ả, dịu dàng của mùa thu và những trong sáng của mùa xuân. Chọn tả đôi mắt Kiều là một dụng ý của Nguyễn Du bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Đôi mắt biết nói ấy phản ánh một tâm hồn đa cảm, một trí tuệ tinh anh. Nguyễn Gia Thiều đã lấy cảm hứng từ vẻ đẹp đôi mắt người cung nữ:

“Khóe thu ba gợn sóng kinh thành”

Đôi mắt người cung nữ ở đây được miêu tả rất đẹp, gợi ra vẻ sắc sảo, dữ dội chứ không ấm áp như đôi mắt Kiều.

Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều được đặt trong mối quan hệ với thiên nhiên:

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Các từ “hờn”, “ghen” được sử dụng với nghệ thuật nhân hóa để nói lên thái độ ghen ghét, đố kỵ của thiên nhiên trước vẻ đẹp vượt ngưỡng của Kiều. Vẻ đẹp đó còn được đặt trong mối quan hệ với con người. Đại thi hào đã dùng điển tích “nghiêng nước nghiêng thành” để khẳng định vẻ đẹp sắc nước hương trời của Kiều có thể sáng với vẻ đẹp của những mỹ nhân mà lịch sử đã ca tụng.

Xinh đẹp là vậy nhưng sinh ra nàng lại có sẵn trí tuệ thông minh trời phú do đó mà đa tài: đàn, ca, họa, làm thơ, soạn nhạc. Đặc biệt tài đàn của Kiều đã trở thành năng khiếu, sở trường. Kiều giỏi đàn đến mức soạn riêng cho mình một bản đàn bạc mệnh, chính là tiếng lòng, là trái tim đa cảm của Kiều. Tuy nhiên người xưa đã từng nói:

“Một vừa hai phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
hay “Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Điều đó báo trước cho một số phận cay đắng, trầm luân, bất hạnh, gợi ra một nàng Kiều đa sầu, đa cảm, đa đoan.

Qua bức chân dung tuyệt sắc giai nhân, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ cổ điển, từ ngữ trau chuốt, gợi tả, gợi cảm cùng các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điển cố đẹp hòa cùng với ngòi bút miêu tả chấm phá tài ba để xây dựng vẻ đẹp khuynh thành đảo quốc của Kiều.


 
Dựng lại bức chân dung mang tính cách số phận của Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng trân trọng, mến mộ của mình đối với người con gái bạc mệnh.
Thu gọn (-)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Ng PLiên
18/09/2021 19:40:47
+4đ tặng
Tham khảo !!!!!!!!

Nguyễn Du là một thi hào dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện Kiều, tác phẩm mang đến tinh thần nhân đạo và hiện thực cao cả. Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiệm khắc về cái ác, phản ánh sâu sắc nhân bản về quyền con người. Truyện tập trung miêu tả nhân vật Thúy Kiều, một nhân vật với trọn vẹn vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh.

Đoạn thơ trích trong phần mở đầu của Truyện Kiều có thể nói là là bức chân dung miêu tả rõ nét nhất vẻ đẹp của Thúy Kiều. Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung về hai nhân vật có nhan sắc lộng lẫy, hai cô con gái đầu lòng của nhà viên ngoại họ Vương. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên

"Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"

Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Nhà thơ tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân chỉ là cái nền làm tôn thêm vẻ đẹp của Kiều. Chỉ hai câu:

"Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn"

Đôi mắt của nàng Kiều được miêu tả bằng hai hình ảnh ẩn dụ:

"Làn thu thủy, nét xuân sơn"

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu, còn lông mày lại thanh nhẹ, đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng. Đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượng trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố, liệt kê, đối ngữ, tương hỗ được vận dụng tuyệt đối đã đưa sắc đẹp của Thúy Kiều đến tuyệt đỉnh, vẻ đẹp sắc nước hương trời, không còn từ ngữ hay sự so sánh nào có thể lột tả được nữa.

"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy mà phải "ghen", "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng Kiều. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến mọi sự vật trên đời cũng đều ghen tị.

Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, đài các, kiêu sa, có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều, tuy nhan sắc đẹp mà không được lòng người như vậy, có thực sự đáng ngưỡng mộ hay không? Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bão tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng.

Nếu như ở Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều, nàng được Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc, vừa ca ngợi tài năng:

"Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai"

Giải nghĩa câu thơ có thể thấy Nguyễn Du miêu tả rằng về nhan sắc Thúy Kiều là số một trên đời nhưng về tài thì Kiều cũng thuộc loại nếu bị xếp thứ hai thì sẽ không biết ai là người thứ nhất. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:

"Thông minh vốn sẵn tính trời"

Thứ nhì là tài cầm – kì - thi – họa:

"Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương"

Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều, nhà thơ đã cực tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân đã là cực phẩm, không ai hơn được nữa, nhưng rồi vẫn có người với tư chất không ai bì kịp là Kiều. Vẻ đẹp và tài năng của Kiều là sự sắp đặt của thiên mệnh.

Có thể nói rằng, lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du một cách trân trọng nhất.

Bằng một bút pháp điêu luyện kết hợp với lòng thương yêu của con người, nhất là người phụ nữ, Nguyễn Du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã, vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn Chị em Thúy Kiều, đặc biệt là những câu thơ miêu tả tài sắc của nàng Kiều.

2
1
Tâm Như
18/09/2021 19:53:56
+3đ tặng

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Kiều. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài đành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.

Nhưng không chỉ có nhan sắc mà Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa:

Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.

Trí tuệ, tài năng của Thúy Kiều cũng được Nguyễn Du đẩy lên tới cực đoan, tuyệt đỉnh: vừa do trời phú, thiên bẩm vừa đa dạng, cái gì cũng giỏi, cũng hơn người. Không cần học hành gian khổ, lớn lên Kiều đã trở thành một giai nhân tuyệt sắc, một tài nữ hiếm thấy. Các từ ngữ tuyệt đối, cực đoan được sử dụng kế tiếp: vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, dầu, ăn đứt,...

Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm (đàn), kì (cờ), thi (làm thơ), họa (vẽ tranh). Đặc biệt, tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt). Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ca ngợi cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn Bạc mệnh mà Kiều sáng tác chính là sự ghi tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc - tài - tình. Nhưng xét cho cùng thì tài hoa của Kiều cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ quan niệm về tài năng của văn nhân, tài tử thời phong kiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư