Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người mà ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn là một ý kiến đúng . Để chứng minh cho ý kiến đó , có một số bài ca dao đã được tác giả viết như sau :
Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân
Hai câu ca dao này nói lên số phận " hồng nhan bạc phận " của những người phụ nữ . Đó là số phận luôn bị oan khuất , bị nhục mạ , bị coi rẻ thân phận và không có quyền bình đẳng trong xã hội phong kiến . Có thể thấy qua hai câu ca dao trên không chỉ than xót cho những người phụ nữ mà còn là tiếng nói đấu tranh của họ trong xã hội phong kiến đương thời . Ngoài ra , cũng có câu ca dao cũng làm rõ ý kiến trên như sau :
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng .
Hai câu ca dao này nói lên sự đồng cảm của những người phụ nữ lấy chồng sau và làm mẹ ghẻ của con chồng . Họ là những người bị miệt thị và khinh ghét vì mọi người xung quanh đều quan niệm mẹ ghẻ rất tàn bạo và độc ác . Nhưng sâu bên trong họ là một trái tim yêu thương con chồng hết mực . Họ dành cả tuổi thanh xuân một lòng một dạ với người đàn ông mình yêu và chăm sóc hết mực cho những đứa con không chung huyết thống . Qua đó , ta có thể thấy được sự đồng cảm , trân trọng con người họ của những người xưa . Tóm lại , qua hai bài ca dao mà em biết đã làm sáng tỏ ý kiến cho rằng : “ Ca dao không chỉ cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm, trân trọng con người mà ca dao còn cất lên tiếng nói đấu tranh xã hội để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn” .