Nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nương theo mình có ba nguyên nhân:
- Chiến tranh. Nếu không có chiến tranh nổ ra, Vũ Nương sẽ không phải trỏ bóng mình mà gọi là cha Đản, từ đó không có cơ sự tan nhà nát cửa đớn đau ấy.
- Sự thơ ngây trong lời nói của bé Đản.
* Tính đa nghi, thiếu lòng tin, bảo thủ,và sự thực dụng, thiếu suy nghĩ của Trương Sinh đã không xem xét kĩ lời con, lại không thấu hiểu vợ, cậy thói gia trưởng thời phong kiến mà chà đạp, mà nói lời mắng nhiếc Vũ Nương, vũ phu đánh đuổi nàng đi.
=> Trương Sinh là đại diện của xã hội phong kiến bất công với người phụ nữ.
=> Nổi bật nên thân phận người phụ nữ thời phong kiến:
- Đẹp người đẹp nết, công dung ngôn hạnh, thủy chung, đảm đang, kính hiếu.
- Một lòng vì gia đình
- luôn khát khao một khát khao rất bình dị đó là hạnh phúc gia đình.
- Nhưng xót xa thay một kiếp hồng nhan mà bạc mệnh, người phụ nữ phải chịu những bất công thời phong kiến: chiến tranh chia lìa và sự gia trưởng của người chồng mà chịu đớn đau oan khuất.
Mình khái quát như vậy, nếu thiếu bạn bổ sung và lấy thêm dẫn chứng trong sách nhé. Bạn cũng nên liên hệ câu thơ trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: "Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằn bạc mệnh cũng là lời chung" và bài "Lại bài viếng Vũ Thị" của vua Lê Thánh Tông nữa nhé.