Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 trình bày cảm nhận của em về hình ảnh tên cai lệ trong văn bản "Tức nước vỡ bờ"

Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 trình bày cảm nhận của em về hình ảnh tên cai lệ trong văn bản "Tức nước vỡ bờ".
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.421
2
1
Khánh
23/09/2021 17:54:49
+5đ tặng
Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý.. Chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng. Hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy nhưng bọn chúng cũng không tha.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Simp lỏ
23/09/2021 17:56:55
+4đ tặng
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
2
0
Tâm Như
23/09/2021 18:41:45
+3đ tặng

Tác phẩm "Tắt đèn" với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" thể hiện đỉnh cao của sự mâu thuẫn giai cấp, thể hiện rõ cách nhìn của những con người ở giai cấp khác nhau. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm vào bọn tay sai, của thế độ phong kiến nửa thực dân.

Nhân vật cai lệ là người đại diện cho tầng lớp người tay sai, tàn ác bất nhân, luôn chà đạp lên số phận của người nông dân, coi mạng người như cỏ rác. Chúng ra sức bóc lột người dân xô đẩy người nông dân tới cảnh đường cùng, không có lối thoát tới mức phải vùng lên đấu tranh "Tức nước vỡ bờ".

Cai lệ thể hiện bản chất tàn ác, tàn nhẫn, bất nhân ấy thể hiện ở việc dồn người dân vào con đường khốn khổ, tới mức không lối thoát, bước tới đường cùng. Trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" thể hiện kịch tính của đoạn trích vô cùng sâu sắc. Mở đầu đoạn trích chính là những tiếng trống thu thuế, bối cảnh chính là vào mùa thu thuế, khốn đốn của vợ chồng gia đình chị Dậu, gia đình nghèo khó, nhưng lại nợ xuất thuế thân của người hạng cùng đinh, nghèo khổ nhất làng, đông con, nghèo sơ nghèo xác.

Trong cảnh thu thuế chị Dậu vì muốn có tiền đóng thuế cho chồng, bán chó, rồi bán con, rồi bán hết cả đồ đạc trong gia đình chỉ đủ một xuất thuế của chồng. Những lời nói cay đắng của Nghị Quế khiến cho người đọc cảm thấy nhói lòng. Anh Dậu sau những ngày bị trói ở đình làng vì thiếu tiền đóng thuế, người ốm chỉ còn da bọc xương, nhưng sau khi chị Dậu đóng được xuất sưu thuế thì anh Dậu được thả về.

Chị Dậu vét hết gạo trong nhà nấu cho chồng một bát cháo loãng. Nhưng khi anh Dậu chỉ kịp cầm bát cháo lên thì tên lính cai lệ bước vào cùng với những đòn roi, định trói anh Dậu bắt đi, bởi nhà chị Dậu vẫn thiếu một xuất thuế của em trai anh Dậu đã chết hồi tháng giêng, nhưng vẫn phải đóng thuế.

Sự tàn nhẫn của những tên cai trị còn thể hiện ở việc bọn chúng không chỉ ăn tiền bóc xương tủy của người sống mà còn ăn tiền của người chết. Cho nên, khi gia đình anh Dậu còn thiếu một suất sưu thuế của ông em chú, em trai anh Dậu đã mất rồi nhưng vẫn không chịu buông tha cho gia đình anh Dậu.

Tên cai lệ có lính trang dưới quyền trong tay dù chưa làm quan nhưng hắn vẫn thể hiện mình người có chức tước bóc lột người dân. Đó chức tước của hắn vô cùng nhỏ bé nhưng khi là tay sai quan phủ huyện ngày xưa, nhưng vì dựa bóng quan nên chúng cũng tỏ ra hống hách, quyền uy.

Mặc dù chị Dậu đã nhún nhường nhã nhã thể hiện sự nhịn nhục của mình. Nhà cháu xin ông, ông tha cho. Thể hiện sự nhún nhường của một người tầng lớp dưới. Nhưng tên cai lệ vẫn không tha cho chị, chúng vẫn tiến tới lăm lăm dây định trói tiến tới chỗ anh Dậu định trói anh đưa đi.

Cai lệ tuy là người của Lý Trưởng tuy hắn cho chút địa vị, sự tàn ác của hắn không ai sánh kịp, thể hiện sự bóc lột tàn nhẫn của người tầng lớp bóc lột. Tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa chân dung của cai lệ vô cùng sắc sảo. Tên cai lệ hung hăng, sai người nhà lý trưởng để tìm cách trói anh Dậu, mặc dù anh Dậu đang ốm, nhưng hắn vẫn thể hiện sự tàn nhẫn của mình trước số phận của một người nghèo khổ đáng thương. Hắn đùng dùng giật phắt cái thừng chạy sầm sập vào chỗ anh Dậu rồi hắn đánh cho chị Dậu mấy bịch thể hiện sự tàn nhẫn của mình.

Rồi hắn tát vào mặt của chị mấy cái đánh "đốp" tố cáo chân dung của một tên cai lệ và nhà lý trong được khắc họa chi tiết, sâu sắc thể hiện qua điệu bộ hành vi, của tên cai lệ. Thông qua sự sắc, tinh tế của ngòi bút của Ngô Tất Tố chúng ta có thể thấy được, sự tinh tế của tác giả trước hoàn cảnh khó khăn của người nông dân. Những tên cai lệ làm gì có lòng thương người, có lòng trắc ẩn, đó chính là bản chất bất nhân của bọn tay sai của giặc.

Chân dung của tên cai lệ chính là đại diện của chế độ luôn tìm cách bóc lột người dân lao động khốn khổ, mặt người dạ thú tìm cách bóc lột người dân tới tận xương tủy, khiến người dân chúng ta vô cùng khốn khổ bị xô đẩy không lối thoát. Nhưng trước cảnh khốn khổ của người dân của quê hương những tên tay sai cũng không thương tiếc, chà đạp tới lên số phận của người dân cùng chủng tộc của mình.

Tên cai lệ hung dữ và độc ác thô bạo như vậy, tác giả Ngô Tất Tố đã tạo tình huống kịch tính căng thẳng trước cuộc đấu đầu trước tên cai lệ và chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"Thông qua đoạn trích tác giả đã khắc họa chân dung của tên cai lệ bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế sâu sắc thể hiện bức tranh mâu thuẫn xã hội phong kiến.

1
0
NguyễnNhư
06/08/2023 23:23:31

   Đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" của nhà văn Ngô Tất Tố gây ấn tượng mạnh cho người đọc khi tả cảnh chị Dậu đánh nhau với hai tên tay sai. Trước tình cảnh tính mạng chồng bị dde doạ, bản thân mình bị đánh, chị đã tức giận và vùng lên kháng cự. Chị gọi chúng là " mày" xưng " bà" chứ không còn nhẫn nhịn như trước. Và chị khiến người đọc hả hê khi đã dùng sức mạnh của người đàn bà lực điền quật ngã cả hai tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Chị không còn sợ nữa bởi cơn giận đã bốc lên ngùn ngụt. Câu nói kinh điển của chị " Thà ngồi tù để bọn chúng làm tình làm tội mãi tôi không chịu được". Chị là điểm sáng duy nhất trong đoạn trích với vẻ đẹp của một người phụ nữ nông dan hiền lành, giàu tình yêu thương nhưng có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Thật tự hào khi ngày nay, xã hội đổi mới, nhưng những người phụ nữ không còn khốn khổ như chị Dậu ngày xưa
Chúc học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư