Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về ngòi bút tả cảnh và tả tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Du

viết đoạn văn NGẮN dài NỬA TRANG nêu cảm nhận của em về ngòi bút tả cảnh và tả tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Du trong 6 câu thơ đầu của Kiều ở lầu Ngưng Bích
2 trả lời
Hỏi chi tiết
406
2
0
Nguyễn Nguyễn
26/09/2021 17:30:49
+5đ tặng
Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán nản, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tâm Như
26/09/2021 19:27:27
+4đ tặng

Tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một kiệt tác của nền văn học trung đại và cả nền văn học Việt Nam. Nội dung sâu sắc nhất của cả tác phẩm đó chính là hiện thực của xã hội đầy bất công, đen tối và đồng tiền có thể chi phối con người, đẩy số phận con người tới bi kịch đường cùng. Để có thể đưa “Truyện Kiều” chạm tới tận cùng cảm xúc của người đọc chính là nhờ những thủ pháp nghệ thuật tả cảnh đặc sắc của nhà thơ.

Nguyễn Du được coi là một trong những bậc thầy sử dụng nghệ thuật, không chỉ là nghệ thuật xây dựng nhân vật mà còn là nghệ thuật tả cảnh. Đặc biệt là nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Thông qua miêu tả thiên nhiên,hay chính tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã thể hiện tài năng bậc thầy khi miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật. Cái nhìn của Nguyễn du luôn gắn liền cảnh vật với con người, chính vì vậy, thiên nhiên chính là phương tiện nhà thơ giúp nhân vật bộc lộ, dãi bày tâm sự. Khi miêu tả tâm trạng của nhân vật, tác giả không dùng thị giá để miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mà nhìn bằng tâm trạng. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong “Truyện Kiều” có thể thấy rõ nhất trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, ở đoạn trích này tác giả đã khắc họa tâm trạng Thúy Kiều khi bị giam hãm nơi lầu Ngưng Bích. Đoạn trích có những đoạn thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc:
 

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa…

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”


Nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Đoạn thơ chính là cái nhìn đầy tâm trạng của nàng Kiều, ở nơi lầu Ngưng Bích nàng đã nghĩ về tương lai, về quãng đời tiếp theo của mình sẽ như thế nào, những dự cảm chẳng lành cứ liên tiếp ập đến trong hoàn cảnh cô độc, lẻ loi và buồn tủi của nàng. Những hình ảnh thiên nhiên được sử dụng ở đây là: cửa bể chiều hôm, cánh buồm xa xa, ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác, nội cỏ rầu rầu, một màu xanh xanh, gió cuốn mặt duềnh. Những hình ảnh đó đều là hình ảnh gợi sầu hay chính là tâm trạng và nỗi lo lắng của nàng Kiều đã nhuốm màu sầu cho cảnh vật. Nỗi nhớ quê hương, gia đình khi nàng thấy con thuyền đi về lúc chiều hôm, hình ảnh hoa trôi man mác khiến nàng cảm thấy đó như chính cuộc đời long đong, trôi nổi của mình. Những hình ảnh thiên nhiên còn dự cảm một cuộc đời đầy sóng gió đang đợi nàng ở phía trước.

Có thể nói, Nguyễn Du không chỉ là một nhà văn, nhà thơ thiên tài có sức lay động tâm hồn người đọc. Không chỉ bằng những tinh tế, sâu sắc trong việc truyền tải nội dung mà còn bởi nghệ thuật tả cảnh bậc thầy của ông. Trong ‘Truyện Kiều” những nhân vật không chỉ được khắc họa nổi bật, rõ nét về hình dáng, mà còn sâu sắc về tính cách, nội tâm. Cách miêu tả của tác giả không hề dài dòng, lan man mà chỉ ngắn gọn trong đôi ba câu. Có thể khẳng định rằng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật đặc sắc nhất trong “Truyện Kiều”.


 


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo