Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyện của An - đéc - xen nổi tiếng nhất là viết cho đối tượng nào

Câu 2: Truyện của An-đéc-xen nổi tiếng nhất là viết cho đối tượng nào?’-

A. Tầng lớp nông dân luôn bị địa chủ áp bức hóc lột.

B. Những người lao động và bình dân thành thị.

C. Trẻ em - những em bé có cuộc đời bất hạnh.

D. Những người lính thủy thủ trên biển cả.

Câu 3: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố hiện thực trong truyện “Cô bé bán diêm”?

A. Cô bé mồ côi mẹ, sống với người cha suốt ngày say rượu, chuyên đánh mắng cô bé.

B. Cô bé làm công việc bán diêm đem ánh sáng ấm áp đến cho mọi người, còn mình thì lạnh giá giữa trời đông.

C. Cô bé đã chết cóng trong đem giao thừa nhưng đôi má vẫn hồng và trên môi vẫn nở nụ cười hạnh phúc.

D. Cô bé quẹt các que diêm, mơ về ngôi nhà hạnh phúc và người bà nhân hậu.

Câu 4: Câu nào sau đây thể hiện đúng nhất về tính chất của truyện “Cô bé bán diêm”?

A. Truyện “Cô bé bán diêm” là một truyện cổ tích giữa đời thường.

B. Truyện “Cô bé bán diêm” là một truyện ngắn mang tính chất huyền thoại.

C. Truyện “Cô bé bán diêm” là một truyện cổ tích vừa hư vừa thực.

D. Truyện “Cô bó bán diêm” là một truyện ngắn có tính bi kịch.

Câu 5: Nội dung được đề cập trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm” là gì?

A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo làm công việc bán diêm.

B. Thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với những em bé có cuộc đời khốn khổ.

C. Lên án sự vô tâm của những bậc làm cha mẹ và sự bất công của xã hội.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng để làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm”?

A. Ẩn dụ.

B. Tương phản.

C. Hoán dụ.

D. Tả thực.

Câu 7: Đặc điểm nổi bật nhất làm nên thành công trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả là:

A. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng.

B. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng, hư cấu.

C. Tác giả sử dụng đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố mộng tưởng.

D. Tác giả sử dụng nhiều từ tượng thanh, tượng hình.

Câu 8: Trong truyện, mỗi lần quẹt diêm là một mộng tưởng xuất hiện trong cô bé nhưng các mộng tưởng này đều kết thúc khi:

A. Khi cô bé nghĩ đến những trận đòn roi và tiếng quát tháo của người cha say rượu.

B. Khi cô bé nghĩ đến những bao diêm chưa bán hết và cái đói bao trùm lên cơ thể.

C. Khi cô bé nghĩ đen cái lạnh ùa vào cơ thể.

D. Khi các que diêm lần lượt vụt tắt đề lại bóng tối quay quanh.

Câu 9: Chi tiết nào ở đầu đoạn trích cho chúng ta thấy nỗi cô đơn, thống khổ của cô bé bán diêm?

A. Bà nội đã mất từ lâu, không còn tình yêu thương của bà.

B. Cô bé mồ côi mẹ, phải sống với cha và dì ghẻ độc ác.

C. Cô bé làm việc quần quật suốt ngày nhưng vẫn bị cha và dì ghe đánh mắng.

D. Đêm ấy là đêm giao thừa, trời lạnh giá, mọi người tụ họp trong ấm áp, chỉ có cô bé là rét lạnh giữa đêm giao thừa để bán diêm.

Câu 10: Cảm xúc và tư tưởng chủ đạo mà tác giả An-đéc-xen gởi gắm trong tác phẩm này là gì?

A. Lên án tố cáo sự bất công của xã hội củ đối với trẻ em.

B. Phê phán sự thờ ơ vô tình của người đời.

C. Bày tỏ sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với những em bé có cuộc đời bất hạnh.

D. Phê phán sự vô tâm, độc ác của người cha đối với con.

11. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

A. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

B. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.

C. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.

D. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.

12. Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ

B. Thán từ

C. Phó từ

D. Trợ từ

13. Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi?

A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.

B. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

C. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ.

D. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.

14. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”

(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)

Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?

A. Cô bé bán diêm.

B. Đánh nhau với cối xay gió.

C. Chiếc lá cuối cùng.

D. Hai cây phong.

15. Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa câu nói của Giôn-xi: "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào"?

A. Cả (1), (2) đều đúng.

B. Trước việc cố bám lấy sự sống dù rất mỏng manh của chiếc lá, Giôn-xi nhận ra sự yếu đuối, buông xuôi trước số phận của mình. (2)

C. Giôn-xi thấy mình đã làm những điều khiến cho Xiu và mọi người phải lo lắng. (1)

D. Giôn-xi thấy chiếc lá không rụng và vì thế mà cô vẫn có thể sống.

16. Vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá một cách trực tiếp?

A. Vì nhà văn muốn tạo ra cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ.

B. Vì đó là sự việc không quan trọng.

C. Vì Xiu muốn tự mình kể lại sự việc đó cho Giôn-xi nghe.

D. Vì đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước.

17. Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

A. Tác phẩm đó phải rất đẹp.

B. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.

D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

18. Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.

B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.

C. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

D. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.

19. Đọc đoạn văn sau:

Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. (Chiếc lá cuối cùng)

Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?

A. Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.

B. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.

C. Nghĩa bóng, chỉ cái chết.

D. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.

20. Dòng nào nói đúng thời tiết trong đêm trước ngày Giôn-xi nhận thấy "muốn chết là một tội" trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

A. Đêm sáng trăng, trời khô và hanh, gió bấc nhè nhẹ thổi, lất phất mấy hạt mưa bay.

B. Gió bấc lại ào ào, mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất.

C. Sương mù bảng lảng, gió bấc se se lạnh, thời tiết rất dễ chịu.

D. Trời không có gió, chỉ có những cơn mưa rào nhỏ tưới mát cảnh vật.

 

                         ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

21. Trong đoạn văn sau, Xan-chô Pan-xa hiện lên là một con người như thế nào?

"Được phép, Xan-chô Pan-xa ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành khiến tay chủ quán rượu dễ thương nhất ở Ma-la-ga cũng phải phát ghen. Vừa đi vừa chè chén như thế, Xan-chô chẳng còn nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ và cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác". (Đánh nhau với cối xay gió)

A. Là người có cách ăn uống rất đặc biệt.

B. Là một người hay quên.

C. Là một người quá quan tâm và coi trọng chuyện ăn uống.

D. Là một người không cầu kì trong cách ăn uống.

22. Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê.

B. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng.

C. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.

D. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp.

23. Vì sao Đôn Ki-hô-tê không nhịn được cười khi nói chuyện với giám mã của mình?

A. Vì tính cách chất phác của giám mã.

B. Vì hiệp sĩ nhất định phải cười khi nghe giám mã nói chuyện.

C. Vì giám mã nói toàn những chuyện gây cười.

D. Vì Đôn Ki-hô-tê là người thích cười đùa.

24. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?

A. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.

C. Là một cuộc giao tranh lớn.

D. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại.

25. Ý nào không nói lên mục đích của cuộc giao chiến giữa Đôn Ki-hô-tê với những chiếc cối xay gió?

A. Đánh bại kẻ thù để trở nên vinh quang.

B. Quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất.

C. Để thử sức mạnh của mình.

D. Thu được những chiến lợi phẩm để trở nên giàu có.

26. Nội dung tư tưởng của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió là gì?

A. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn làm rõ sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

B. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn thể hiện Đôn Ki-hô-tê vừa là một người đáng trách, vừa là một người đáng thương.

C. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê.

D. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.

27. Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió?

A. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ.

B. Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành.

C. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân.

D. Chiến khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì.

28. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn Ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không có đủ cả vũ khí lợi hại.

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.

C. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù.

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.

29. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê nhìn những chiếc cối xay gió thành người nào?

A. Những người lái buôn.

B. Gã khổng lồ Bri-a-rê-ô.

C. Lão pháp sư Phơ-re-xtôn.

D. Trên ba chục tên khổng lổ ghê gớm.

30. Cách nào không phải là cách nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?

A. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.

B. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.

C. Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.

D. Để cho nhân vật tự bộc lộ mình.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.412
3
0
Nguyễn Nguyễn
30/09/2021 19:54:05
+5đ tặng
2-c
3-c
4-b
5-a
6-d
7-c
8-a

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Mai Ngọc
30/09/2021 19:58:10
+4đ tặng
2-c
3-c
4-b
5-a
6-d
7-c
8-a

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo