Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày điểm giống và khác nhau của những câu thơ sau trong truyện Kiều

Trình bày điểm giống và khác nhau của những câu thơ sau trog truyện kiều - Nguyễn Du:
1.Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

2.Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
479
2
0
Nguyễn Nguyễn
01/10/2021 21:01:23
+5đ tặng

"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai câu thơ trác tuyệt trong Truyện Kiều được mượn từ ý hai câu thơ cổ của Trung Quốc:

"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa"
(Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê điểm một vài bông hoa).

Có thể thấy, hai câu thơ cổ Trung Quốc vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hương thơm của cỏ non, là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, là đường nét của cành lê cổ điểm một vài bông hoa. Ở đây, thơ sử dụng bút pháp chấm phá; cảnh đẹp mà tĩnh tại.

Trong khi đó, chỉ thêm một chữ "trắng" - "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa", Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh sống động, có thần thái hơn. Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời trở thành gam màu nền cho bức tranh mùa xuân. Trên cái màu xanh của cỏ non ấy điểm xuyết một vài bông lê trắng. Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ "trắng điểm một vài bông hoa" - đúng trật tự là một vài bông hoa điểm trắng - để nhấn mạnh sắc trắng của hoa lê, sắc trắng ấy vừa nổi bật vừa hòa hợp cùng màu xanh non mỡ màng của "cỏ non xanh tận chân trời". Nhờ đó, nó gợi được nhiều hơn về xuân: vừa mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống lại vừa khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết. Nó cũng gợi nhiều hơn về thần thái: mới là "trắng điểm" thôi, chưa phải nở rộ tức là thiên nhiên vẫn đang căng tràn sự sống, hứa hẹn một buổi mai bất chợt bừng lên vẻ diễm lệ tràn đầy. Sức sống ấy, nét tinh khôi ấy chỉ có thể được nhìn qua đôi mắt "xanh non biếc rờn" đầy háo hức của những chàng trai cô gái đang tuổi yến anh nô nức.

Chính sắc trắng của hoa lê trở thành điểm nhấn trong bức tranh xuân và chữ "trắng" trở thành "nhân tự" trong câu thơ khẳng định thiên tài sáng tạo của Nguyễn Du.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×