Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích nhan đề "Tức nước vỡ bờ" của tác giả Ngô Tất Tố

 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
164
1
0
+5đ tặng
 “Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.

Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.

- Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.

- Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phuong
05/10/2021 09:30:33
+4đ tặng
Câu 1
nhan đề Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra
1
0
Lê Thị Ngọc Ánh
05/10/2021 09:30:44
+3đ tặng
Câu 1 : 
Nhan đề :
- Nghĩa đen : nước nhiều quá thì bờ phải vỡ 
- Nghĩa bóng : phản ánh quy luật có áp bức có đấu tranh
 
0
0
Hùng Nguyễn
05/10/2021 09:46:05
+2đ tặng

Ngô Tất Tố (1893-18954), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về triết học, về văn học cổ. Đồng thời, ông cũng là một nhà báo với những bài báo thể hiện được khuynh hướng tiến bộ sâu sắc và giàu tính chiến đấu. Và ông cũng là một nhà văn hiện thực chuyên viết về người nông dân trước cách mạng. Sau cách mạng, ông tận tụy trong công cuộc tuyên truyền văn hóa chống Pháp. Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Một số tác phẩm của ông bao gồm: Tắt đèn, Lều chõng, Tập án cái đình, Việc làng,...

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được trích trong truyện ngắn Tắt đèn của ông. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông về người nông dân trước cách mạng. Đoạn trích là chương 18 của tác phẩm.

Nhan đề Tức nước vỡ bờ là một nhan đề hay, được lấy từ thành ngữ "Tức nước vỡ bờ". Tức nước vỡ bờ là thành ngữ để nói lên được sự vùng lên phản kháng, đấu tranh của một người chịu bất công quá lâu. Đối với đoạn trích, nhan đề này đã nói lên được sự đấu tranh, bột phát của một người nông dân yếu thế bị chịu áp bức, bóc lột lâu ngày. Nay người nông dân ấy buộc phải đấu tranh trước thế lực của xã hội phong kiến. Nhờ có nhan đề này mà chủ đề của đoạn trích được thể hiện, giá trị hiện thực, nhân đạo của đoạn trích cũng được thể hiện: vẻ đẹp của người nông dân và số phận của họ

Tóm tắt truyện:

Anh Dậu được trả về trong tình trạng ngất xỉu, ốm bề ốm bệt. Bà lão hàng xóm sang cho nhà chị Dậu một bát gạo để có thể nấu cháo cho anh Dậu ăn. Cháo chín, chị Dậu mới kịp mang ra, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đã xồng xộc xông đến đòi sưu thuế. Hắn ta dùng những lời lẽ hăm dọa nếu chị không nộp sưu thì sẽ dỡ cả nhà chị đi. Lúc đầu, chị Dậu van xin hết lời, nhẫn nhịn để mong hắn tha cho chồng mình. Mặc cho chị có van xin, nhún nhường thế nào, hắn vẫn không quan tâm, đòi trói anh Dậu đi cho bằng được. Sau đó, chị Dậu đã xông đến bảo vệ chồng thì bị hắn đánh và chửi mắng. Cuối cùng, không thể nhịn được nữa, chị Dậu đã thách thức và xông đến đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng bằng tất cả sức mạnh của mình. Chị nói mình không thể nhẫn nhịn khi nhìn chúng nó cứ làm khổ mình mãi thế được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo