LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến qua truyện" Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều"

KHÔNG CHÉP TRÊN MẠNG TỰ LÀM
Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến qua truyện" Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều"
1 trả lời
Hỏi chi tiết
339
1
0
Khánh
07/10/2021 10:31:06
+5đ tặng

Phụ nữ là đối tượng để yêu thương, trân trọng. Tuy nhiên, trong xã hội xưa, họ lại phải chịu nhiều đắng cay, bất hạnh. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ cùng với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã thể hiện được điều đó qua hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều.

Đầu tiên là Vũ Nương, nàng không chỉ xinh đẹp ở bên ngoài mà còn mang những nét đẹp bên trong tâm hồn. Đó là một người vợ hết mực hiểu chuyện, lễ nghĩa. Nhưng cuộc hôn nhân của Vũ Nương lại bất hạnh. Nguyên nhân đầu tiên là do đó là cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối. Trương Sinh là con nhà hào phú, vì cảm mến Vũ Nương mà xin mẹ đem trăm lạng vàng sang hỏi cưới. Sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”. Và cũng là cái thế để Trương Sinh có những hành động vũ phu, tệ bạc. Trong suốt những năm chồng nàng đi lính, Vũ Nương vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Vậy mà chỉ vì lời nói của một đứa con thơ, Trương Sinh nghi oan vợ mình thất tiết. Tính cách đa nghi, độc đoán khiến Trương Sinh không cho vợ mình thanh minh. Cuối cùng, nàng phải tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh cũng không bị xã hội lên án. Khi biết Vũ Nương bị oan, Trương cũng chỉ hối hận chứ không có bất kỳ hành động cụ thể nào để giải oan cho vợ mình.

Vũ Nương không được lựa chọn tình yêu, hôn nhân. Nàng phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ theo quan niệm: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” của tư tưởng Nho giáo. Cuộc hôn nhân của nàng và Trương Sinh cũng gặp nhiều bất hạnh. Chiến tranh đã chia cắt hai vợ chồng để rồi chính chiến tranh cũng góp phần cho sự hiểu lầm của Trương Sinh. Sự ghen tuông, đa nghi của chồng cũng khiến nàng phải tìm đến cái chết mới có thể rửa sạch nỗi oan khuất. Tất cả những nguyên nhân ấy đã khiến cho cuộc đời của nàng trở nên bất hạnh hơn hết. Trong một xã hội đầy bất công vốn “trọng nam khinh nữ”, nàng Vũ Nương chỉ còn biết cam chịu và nhẫn nhục, nàng chẳng thể phản kháng lại cái xã hội bất công ấy. Để rồi cuối cùng phải lựa chọn cái chết chứng minh cho sự trong sạch của bản thân. Thông qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã tố cáo xã hội Nam quyền khắt khe, vô nhân đạo đã gây ra bao bất công cho người phụ nữ.

Đến với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh một người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Không chỉ xinh đẹp mà còn tài năng là thế nhưng Kiều vẫn không tránh khỏi kiếp “hồng nhan bạc mệnh”. Nàng đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, cứu em trai thoát khỏi cảnh tù tội. Kiều trở thành món hàng cho người ta giao bán, mặc cả. Nàng đã mất đi danh dự của một con người. Không chỉ vậy, Kiều còn bị lừa bán vào lầu xanh, bị giam lỏng và bắt buộc phải tiếp khách. Cuộc đời nàng từ đó mà trở nên ô nhục. Trước lầu Ngưng Bích - nơi Kiều bị Tú Bà giam lỏng, nàng bộc lộ nỗi đau đớn xót xa cho thân phận của mình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nhớ người thân, nhờ người yêu nhưng Kiều chẳng thể quay về được nữa. Nàng chỉ có thể nhẫn nhịn chịu đựng những chiêu trò hiểm ác của Tú Bà. Mười lăm năm lưu lạc là mười lăm năm nàng phải đối mặt với những nỗi đau đớn, xót xa và tủi hờn. Thân xác nàng héo tàn bởi cảnh ngộ “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cuối cùng khi được đoàn tụ với Kim Trọng thì cả hai cũng chỉ có thể giữ trọn mối tình tri kỷ.

Hai nhân vật này là đều là những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng và đức hạnh. Cả hai đều là nạn nhân của xã hội phong kiến với đầy rẫy những bất công. Cái xã hội khiến người phụ nữ luôn bị coi rẻ, khinh thường và vùi dập không thương tiếc. Vũ Nương và Thúy Kiều đều là những người phụ nữ đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Ngòi bút của Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều đứng trên tư tưởng nhân đạo để bênh vực cho họ, lên tiếng tố cáo xã hội đã chà đạp cuộc đời của họ.

Qua phân tích trên, có thể thấy được Vũ Nương và Thúy Kiều chính là những nạn nhân của xã hội xưa. Họ được các tác giả xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư